Giải thích về Triết lý Kabbalah

Từ Kabbalah xuất phát từ tiếng Hebrew cổ và có thể được đánh vần là Cabala hay Qabala. Từ này có nguồn gốc từ קבל trong tiếng Hebrew có nghĩa là “nhận.” Một nhà Kabbalah học đích thực tiếp nhận ở trong Tâm Thức. Trước hết chúng ta thu nhận kiến thức này thông qua tri thức, nhưng rồi chúng phải thực hành, và sau đó chúng ta mới hiểu.

Cuộc sống là một hệ thống các tầng lớp qui luật đẹp và phức tạp, của sự chuyển động liên đới của vật chất và năng lượng. Kabbalah là một cái nhìn tổng thể có hệ thống về các hoạt động của sự sinh tồn, trên mọi cấp độ, từ vi mô đến vĩ mô. Kabbalah là nền tảng của mọi tôn giáo, khoa học, triết học và nghệ thuật.

Kabbalah là kiến thức phổ quát đã xuất hiện dưới nhiều dạng trên khắp thế giới. Mặc dù chúng ta sử dụng từ Kabbalah trong tiếng Hebrew để mô tả, kiến thức này không phải là tài sản của người Do Thái hay bất kỳ nhóm nào khác. Kabbalah cũng được biết đến với những tên khác, như là Kalachakra trong Phật giáo Tây Tạng. Khoa học hiện đại gọi nó là “vật lý học”, nhưng họ chưa khám phá hết toàn bộ kiến thức này. Vì thế, họ phải dùng đến những thiết bị có thể thu nhận được các thông tin vượt qua tầm của các giác quan thông thường.

Ở phương Tây, Kabbalah sử dụng một biểu tượng căn bản được gọi là Cây Sự Sống, minh họa nguyên tắc tổ chức của mọi truyền thống huyền học.

tia-sang-tao

…ở giữa vườn (Ê-đen) cũng có cây sự sống… (Sáng Thế 2:9, Kinh Thánh)

Cây Sự Sống, là một trong hai cây căn bản trong Vườn Địa Đàng Ê-đen, là một trong những nguồn gốc của tất cả mọi hiểu biết của con người. Hiểu được Cây Sự Sống cũng có nghĩa là hiểu được công thức cơ bản của cuộc sống.

Cây Sự Sống là nền tảng của vô số các nền văn hóa cổ đại. Đó là Yggdrasil của người Bắc Âu, là Cây Sự Sống của người Aztec và Maya, và Cây Bồ Đề của Đức Phật.

7a028ced96e83c5719eb2d620bd11a01
Cây Sự Sống Ai Cập
friberg moses and the burning bush
Mô-sê và bụi gai cháy [1] – ảnh minh hoạ bởi Aaron Friberg, 1953
Fa100060
Cây của Hesperides trong thần thoại Hy Lạp
nagarjuna-buddhist-tree-of-life-tibet
Nagarjuna (Long Thụ) uống từ Cây Thông Thái (Mật Tông)

Cây Sự Sống biểu tượng cho những phần khác nhau của con người: mười Sephiroth, đi ra từ Tính Không, “Ain Soph.” (Sephirah: ngọc sapphire). Đấy là mười biểu hiện từ Nguồn Không Thể Biết Được.

Nghiên cứu về Cây Sự Sống chính là nghiên cứu về Vũ Trụ và Con Người Thực Sự. Kabbalah chính là công trình nghiên cứu về Cây Sự Sống.

>>> Tìm hiểu thêm về Tree of Life: https://treeoflife.kabala.vn


Ghi chú

[1] Bấy giờ Môi-se đang chăn bầy chiên cho Giê-trô, ông gia mình, là thầy tế lễ xứ Ma-đi-an. Ông dẫn bầy chiên qua bên kia hoang mạc và đến Hô-rếp là núi của Đức Chúa Trời. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra với ông trong ngọn lửa, giữa một bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai cháy nhưng không hề tàn. Môi-se tự nhủ: “Ta phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ nầy, tại sao bụi gai không hề bị thiêu rụi.” Đức Giê-hô-va thấy ông đến gần để xem, Đức Chúa Trời từ giữa bụi gai gọi: “Hỡi Môi-se, Môi-se!” Ông thưa rằng: “Có con đây!” Đức Chúa Trời phán: “Đừng đến gần! Hãy cởi dép khỏi chân con vì chỗ con đang đứng là đất thánh.” Rồi Ngài lại phán: “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ con, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp.” Môi-se liền che mặt vì sợ nhìn thấy Đức Chúa Trời.

Đức Giê-hô-va phán: “Ta đã thấy rõ nỗi khốn khổ của dân Ta tại Ai Cập và đã nghe thấu tiếng họ kêu than vì các đốc công. Phải, Ta biết được nỗi đau đớn của họ. Ta ngự xuống để giải cứu dân nầy khỏi tay người Ai Cập, đem họ ra khỏi xứ ấy, đưa đến một vùng đất tốt đẹp và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi ở của dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít. Nầy, tiếng kêu than của dân Y-sơ-ra-ên đã thấu đến Ta; Ta đã thấy người Ai Cập áp bức họ như thế nào. Vậy bây giờ, hãy lại đây, Ta sẽ sai con đến Pha-ra-ôn để con đem dân Ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi Ai Cập.” Nhưng Môi-se thưa với Đức Chúa Trời rằng: “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ôn và đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập?” Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ ở với con. Đây là dấu hiệu để con biết rằng Ta đã sai con đi: Khi con đã đem dân chúng ra khỏi Ai Cập rồi thì các con sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi nầy.”

Môi-se thưa với Đức Chúa Trời: “Nếu con đi đến với dân Y-sơ-ra-ên và nói với họ: ‘Đức Chúa Trời của tổ phụ anh em sai tôi đến với anh em;’ và họ hỏi con: ‘Tên Ngài là gì?’ thì con sẽ nói với họ thế nào?” Đức Chúa Trời phán: “TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU.” Ngài lại phán: “Hãy nói với dân Y-sơ-ra-ên rằng: ‘ĐẤNG TỰ HỮU đã sai tôi đến với anh em.’”

(Xuất Hành 3:1-14, Kinh Thánh)

 

___

Nguồn: gnosisvn.org


Giải thích về Triết lý Kabbalah (cập nhật 09/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)