Để học và luận được quẻ kinh dịch việc nắm rõ được ngũ hành của lũ quẻ, ngũ hành tương sinh tương khắc của hào và quẻ, mối quan hệ của ngũ Thần cách an lục thân, lục thần, lục thú trong quẻ kinh dịch là điều hết sức quan trọng. Mà bất cứ ai trong con đường học kinh dịch đều phải nhớ kỹ.
1. Ngũ hành và mối quan hệ tương sinh tương khắc
Không chỉ riêng trong môn bốc dịch mà bất cứ các môn lý số, tử vi hay phong thủy việc nắm vững Ngũ hành, tính chất và mối quan hệ tương sinh tương khắc là điều gần như là bắt buộc.
1.1. Tính chất của ngũ hành
Thiết triết học á đông Ngũ hành là 5 nguyên tố sơ khai để hình thành nên vũ trụ vạn vật bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, trong đó:
Hành Kim:
màu trắng, tượng hình Tròn, ở phương tây (Quái Đoài ) và tây bắc (quái Càn ).
Hành Mộc:
màu xanh hình Dài, ở phương Đông (Quái Chấn ) và Đông Nam (quái Tốn ).
Hành Thủy:
Màu đen, tượng hình uốn lượn, ở phương Bắc (quái Khảm ).
Hành Hỏa:
Màu đỏ, tượng hình Nhọn, ở phương Nam ( quẻ Ly ).
Hành Thổ:
Màu vàng, tượng hình Vuông. ở phương đông Bắc () và Tây nam (quẻ Khôn ).
Nói đến ngũ hành và phương vị và quẻ chúng ta sử dụng hậu thiên bát quái chứ không phải tiên thiên bát quái.
1.2. Ngũ hành Tương Sinh
- Kim sinh Thủy
- Thủy sinh Mộc
- Mộc sinh Hỏa
- Hỏa sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
1.3. Ngũ hành tương Khắc
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thủy
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa khắc Kim
2. Ngũ Thần trong kinh dịch
Khái niệm ngũ thần tương đối mới lạ với nhiều người vì hầu như chỉ trong các môn lý số hoặc bốc dịch mới dùng tới Ngũ thần, các bộ môn phong thủy thì gần như không dùng tới, quan hệ của ngũ thần trong quẻ dịch cũng gần giống với ngũ hành. Nó chỉ khác ở tên gọi.
2.1. Ngũ Thần bao gồm
Điểm quan trọng đáng lưu ý đó là xác định dụng thần, dụng ở đây là sử dụng, cần dùng tới, bạn có thể đọc thêm ở bài: Dụng Thần Là Gì?. có 5 ngũ Thần đó là:
- Nguyên Thần
- Dụng Thần
- Tiết Thần
- Cừu Thần
- Kỵ Thần
2.2. Ngũ Thần Tương Sinh
- Nguyên Thần sinh Dụng Thần
- Dụng Thần sinh Tiết Thần
- Tiết Thần sinh Cừu Thần
- Cừu Thần sinh Kỵ Thần
- Kỵ Thần sinh Nguyên Thần
2.3. Ngũ Thần Tương Khắc
- Nguyên Thần Khắc Tiết Thần
- Tiết Thần Khắc Kỵ Thần
- Kỵ Thần Khắc Dụng Thần
- Dụng Thần Khắc Cừu Thần
- Cừu Thần Khắc Nguyên Thần.
3. Lục Thân trong quẻ kinh dịch
Lục thân bao gồm: Ta, ngang hàng với ta là Huynh Đệ, sinh ra ta là Phụ Mẫu, khắc ta là Quan Quỷ, Ta lại khắc Thê Tài, Ta sinh ra Tử Tôn.
- Huynh Đệ
- Tử Tôn
- Thê Tài
- Quan Quỷ
- Phụ Mẫu
3.1. Lục Thân Tương Sinh
- Huynh Đệ sinh Tử Tôn
- Tử Tôn sinh Thê tài
- Thê tài sinh Quan Quỷ
- Quan Quiû sinh Phụ mẫu
- Phụ mẫu sinh Huynh Đệ
3.2. Lục Thân Tương Khắc
- Huynh Đệ khắc Thê Tài
- Thê Tài Khắc Phụ Mẫu
- Phụ Mẫu khắc Tử Tôn
- Tử Tôn khắc Quan Quỉ
- Quan Quỉ khắc huynh đệ
Để hiểu rõ các mối quan hệ này chúng ta hãy xem một ví dụ ở dưới:
Ví dụ 1:
Ngày Giáp Ngọ – Tháng Dần chiêm được quẻ Địa Thiên Thái. Nội quái (hạ quái) là Càn vi Thiên , Ngoại quái (thượng quái) là Khôn vi địa
Tiến hành nạp chi:
Nội quái: là Càn vậy hào sơ là Tí, Hào nhị là Dần, Hào tam là Thìn.
Ngoại quái: là Khôn vậy hào sơ bắt bắt đầu từ Mùi ,….Hào tứ là Sửu, hào ngũ là Hợi, Hào thượng là Dậu (Khôn thuộc quái âm nên đi ngược).
Các bạn có thể tìm đọc lại bài 6 về cách an thiên can địa chi cho quẻ để hiểu rõ hơn, Quẻ Địa Thiên Thái thuộc lũ quẻ Khôn – Ngũ Hành thuộc Thổ. Ta được bảng sau:
Hào | An địa chi | Tượng của hào | An lục Thân | Giải thích | An lục Thần |
Thượng lục | Dậu | Tử Tôn | Dậu thuộc kim, Thổ sinh kim nên Dậu là Tử Tôn | Huyền Vũ | |
Hào Ngũ | Hợi | Thê Tài | Hợi thuộc thủy, Thổ khắc thủy nên hợi là Thê Tài | Bạch Hổ | |
Hào Tứ | Sửu | Huynh Đệ | Sửu thuộc thổ tỵ hòa –> Huynh đệ | Đằng Xà | |
Hào Tam | Thìn | Huynh Đệ | Thìn thuộc thổ tỵ hòa nên là Huynh đệ | Câu Trần | |
Hào Nhị | Dần | Quan Quỷ | Dần thuộc mộc, mộc khắc thổ nên dần là quan quỷ | Châu tước | |
Hào sơ | Tí | Thê Tài | Tý thuộc thủy, thổ khắc thủy nên lục thân là Thê tài | Thanh Long |
Quẻ địa thiên thái thuộc lũ quẻ Khôn – nên khi an lục thân ta so sánh mối quan hệ ngũ hành giữa địa chi và ngũ hành của quẻ chủ
4. Lục Thú trong quẻ dịch
Lục thú bao gồm Thanh Long ,Chu Tước, Câu Trần, Đằng Xà, Bạch Hổ, Huyền Vũ, ngũ hành của chúng như sau:
- Thanh Long hành Mộc.
- Chu Tước hành Hỏa.
- Câu Trận hành Thổ.
- Đằng Xà hành Thổ.
- Bạch Hổ hành Kim.
- Huyền Võ hành Thủy.
Dựa vào Can ngày chiêm quẻ để xác định lục thú, Ngày Giáp Ất thì Khởi Thanh Long. Ngày Bính Đinh thì khởi Châu Tước. Ngày Mậu khởi Câu Trận. Ngày Kỷ khởi Đằng Xà. Ngày Canh Tân khởi Bạch Hổ. Ngày Nhâm Quý khởi Huyền Võ. Khởi từ hào Sơ theo thứ tự Thanh Long, Chu Tước, Câu Trận, Đằng Xà, Bạch Hổ, Huyền Võ.
Quay lại ví dụ ở trên ngày chiêm quẻ là ngày Giáp ngọ, nên khởi hào sơ từ Thanh long, nên hào nhị là Chu tước,….cho tới hào thượng lục là Huyền vũ.
Chủ đề: Cách an lục thân, lục thần, lục thú, ngũ hành, ngũ Thần trong quẻ kinh dịch
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn