Trong bói dịch, việc luận giải quẻ dịch sao cho đúng và chính xác nhất là đích đến mà bất cứ ai học dịch đều hướng đến, mỗi người có cách luận giải quẻ dịch khác nhau tuy nhiên Kabala Học xin nêu ra 3 bước để luận giải quẻ kinh dịch cho những người mới.
1. Hướng dẫn 3 Bước luận giải quẻ Kinh dịch
Để luận giải quẻ dịch trước tiên chúng ta phải có quẻ dịch, có nhiều phương pháp gieo quẻ dịch khác nhau như gieo bằng đồng xu cổ, lập quẻ bằng mai hoa, hoặc qua tiếng động, sự vật, hiện tượng,…
1.1. Bước 1: An quẻ dịch
Chúng ta có thể lấy một ví dụ để quý bạn đọc dễ nắm bắt: Ngày Kỷ Mão, Tháng 2, Gieo quẻ để hỏi người anh bị trọng tội có cứu được hay không? Được Quẻ Địa Lôi Phục. Hào tứ động.
Chúng ta an quẻ vừa chiêm:
Đối với những bạn mới nên ghi tượng quẻ ra giấy, nạp can chi cho hào, an lục thân, lục thần, lục thú,..
Cách an lục thân, lục thần, lục thú, ngũ hành, ngũ Thần trong quẻ kinh dịch
Quẻ Chính Địa Lôi Phục:
Can Chi Quẻ Chính | Can Chi Quẻ Biến | Quẻ | Hào động | Lục Thân Quẻ Biến | Lục Thân Quẻ Chính | Lục thú |
Dậu | Tử Tôn | Câu Trần | ||||
Hợi | Thê Tài | Chu Tước | ||||
Sửu | Ngọ | X Ứng | Phụ Mẫu | Huynh Đệ | Thanh Long | |
Thìn | Huynh Đệ | Huyền Võ | ||||
Dần | Quan Quỉ | Bạch Hổ | ||||
Tý | Thế | Thê Tài | Đằng Xà |
Giải thích:
Ba hào dưới của Quẻ Chấn là Tí Dần Thìn. Ba hào trên của Quẻ Khôn là Sửu Hợi Dậu. Trong quẻ Đơn: Chấn đọc là Lôi, Khôn đọc là Địa. Quẻ Kép đọc là Địa Lôi Phục. Phục Là Quẻ biến đầu tiên (Hào Sơ lục) của quẻ Mẹ là Bát thuần Khôn hành Thổ.
Xét các hào trong quẻ
– Hào Sơ Cửu: Tí hành Thủy. Quẻ Địa Lôi Phục là từ Quẻ Khôn hành Thổ biến. Thổ khắc Thủy cho nên hào Tí là Thê Tài. Ngày Chiêm Quẻ là ngày Kỷ thì hào 1 khởi Đằng Xà.
– Hào Lục Nhị: Dần hành Mộc. Quẻ Phục hành Thổ. Mộc khắc chế Thổ (Quan Quỉ khắc chế huynh đệ) cho nên hào Dần là Quan Quỉ. Hào 2 là Bạch Hổ.
– Hào Lục Tam: Thìn hành Thổ cùng hành cho nên hào Thìn là Huynh Đệ. Hào 3 là Huyền Võ.
– Hào Lục Tứ: Sửu hành Thổ cùng hành cho nên hào Sửu là Huynh Đệ. Hào Tứ Âm Động biến thành hào Dương thì Quẻ Thượng Khôn biến thành Quẻ Chấn. Hào 4 của Quẻ Chấn là Ngọ hành Hỏa.
Hào Ngọ hành Hỏa là Hào biến của Hào 4 Quẻ Phục hành Thổ. Hỏa sinh Thổ cho nên hào Ngọ là Phụ Mẫu (Phụ Mẫu Hỏa sinh Tử Tôn hành Thổ). Hào 4 là Thanh Long.
– Hào Lục Ngũ: Hợi hành Thủy. Thủy bị Thổ khắc cho nên Hợi là Thê Tài. Hào 5 là Châu Tước.
– Hào Thượng Lục: Dậu hành Kim. Thổ sinh Kim cho nên Dậu là Tử Tôn. Hào 6 là Câu Trận. Ngày chiêm là Kỷ Mão thuộc tuần Giáp Tuất thì hai hào Thân và Dậu bị không vong.
1.2. Bước 2: Chọn dụng thần trong quẻ dịch
Xem cho anh chị em thì lấy Huynh đệ làm Dụng Thần. Trong Quẻ có 2 hào Huynh đệ là hào 3 và hào 4. Thường Quẻ có 2 hào Dụng Thần thì chọn hào Dụng nào Động là vì Thần báo tại hào Động. Nếu Dụng Thần không động thì chọn hào trên bỏ hào dưới.
1.3. Bước 3: Luận đoán quẻ dịch
Quẻ Địa Lôi Phục, hào 4 Sửu hành Thổ động biến Ngọ hành Hỏa. Hào Động không đi sinh đi khắc được hào Biến. Nhưng hào Biến lại đi sinh đi khắc được hào Động. Hào Sửu là Dụng Thần hành Thổ đang bị ngày Mão hành Mộc khắc chế. Lại bị tháng 2 lại cũng là tháng Mão hành Mộc khắc chế.
Ngay bây giờ rõ ràng hào Sửu Huynh Đệ hành Thổ hoàn toàn vô khí. Nhưng may hào Ngọ hành Hỏa là hào Biến sinh cho Sửu hành Thổ vì Hỏa sinh Thổ: gọi là Hồi Đầu Sinh. Hào Ngọ là Phụ mẫu cho nên khuyên về báo ngay cho Bố Mẹ biết, nhờ ân đức của Bố Mẹ mà người này sẽ khỏi phải tội chết.
1.4. Lưu ý khi luận giải quẻ dịch:
- Chọn đúng Dụng Thần. Xét xem Dụng Thần có lực hay không? Dụng Thần Hữu Lực là Dụng Thần được Nhật, Nguyệt và Mùa sinh.
- Tìm hào Động. Thần báo tại hào Động thì phải xem Hào Động có sinh hay khắc Dụng Thần. Sinh cho Dụng Thần thì Dụng Thần lại có lực. Khắc chế Dụng Thần thì Dụng Thần sẽ bị yếu đi.
- Xét Hào Biến. Nhật Nguyệt cũng tác động sinh khắc Hào biến. Hào Biến nếu được Nhật Nguyệt sinh thì có đủ uy lực để đi sinh hay đi khắc chế lại hào Động.
- Tìm Nguyên Thần. Nguyên Thần cần hữu lực như Cây phải có nguồn Nước. Nguyên Thần hữu Lực mới có thể sinh cho Dụng Thần. Nguyên Thần vô khí thì Dụng Thần trước sau gì cũng phải bị ảnh hưởng như Cây thiếu Nước sẽ héo tàn dần.
2. Cách luận giải quẻ dịch
2.1. Trước tiên phải xác định đúng Dụng Thần
- Nếu hỏi về Bản Thân thì hào Thế là hào Dụng Thần.
- Nếu hỏi về cừu nhân, địch quốc thì hào Ứng là Dụng Thần.
- Hỏi về Anh Chị Em thì Huynh Đệ là hào Dụng Thần.
- Hỏi về Cha Mẹ thì Phụ Mẫu là hào Dụng Thần.
- Hỏi về Con Cái thì Tử Tôn là hào Dụng Thần.
- Hỏi về Công Danh, Công việc làm ăn – Hoặc Vợ hỏi về Chồng thì Quan Quỉ là hào Dụng Thần.
- Hỏi về Sự nghiệp, Tiền bạc – Hoặc Chồng hỏi về Vợ thì Thê tài là hào Dụng Thần.
Xem thêm bài viết: cách tìm dụng thần trong quẻ dịch
2.2. Xem Xét Dụng Thần có hữu lực hay không?
Dụng Thần gọi là Hữu lực khi:
- Dụng Thần được Ngày, tháng, Mùa hoặc là Hào động sinh.
- Dụng Thần Phát Động biến Tiến, Biến trường Sinh, biến Vượng, biến Hồi đầu sinh.
Dụng Thần gọi là Vô khí khi:
- Dụng Thần bị Ngày, Tháng, Mùa và Hào động khắc chế.
- Dụng Thần phát Động biến Thoái, biến Phá, biến Tuyệt, biến Mộ, biến khộng.
2.3. Xét đến Nguyên Thần
Nguyên thần sinh cho dụng thần vì thế để luận đoán quẻ kinh dịch được chính xác ta phải xem Nguyên thần hữu lực hay vô khí, vượng tướng, hưu tù như thế nào, để đưa ra kết quả tốt nhất. Chúng ta hãy đến với bài tiếp theo trong phần cách luận đoán quẻ dịch.
Nguyên Thần hữu lực có 5 loại
Vượng tướng
Nguyên thần vượng tướng khi Lâm Nhật. Lâm Nguyệt. Nhật, Nguyệt, Động hào sinh phò.
- Ngày Sửu chiêm Quẻ mà Nguyên Thần là Sửu : Gọi là Lâm Nhật.
- Ngày Sửu hành Thổ mà Nguyên Thần hành Kim ( Thân – Dậu ) Thổ sinh Kim : Gọi là Nhật sinh.
- Hào Động là Kim mà Nguyên Thần hành Thủy. Kim sinh Thủy: Gọi là Động Hào sinh.
- Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần là Dần : Gọi là Lâm Nguyệt.
- Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần hành Hỏa ( Tỵ – Ngọ ): Gọi là Nguyệt sinh.
Nguyên Thần Động hóa Hồi đầu Sinh hoặc hóa Tiến
Như Nguyên Thần là Sửu động hóa Ngọ. Sửu hành Thổ. Ngọ hành Hỏa. Hỏa quay lại sinh cho Thổ : Gọi là Hồi đầu Sinh. Hoặc như Nguyên Thần là Dần động hóa Mão (Dần Mão cùng hành Mộc): Gọi là hóa Tiến.
Lưu ý hào động và hào biến phải cùng Hành như:
Thân hóa Dậu – Dần hóa Mão – Tỵ hóa Ngọ – Hợi hóa Tí – Sửu hóa Thìn – Thìn hóa Mùi – Mùi hóa Tuất – Tuất hóa Sửu mới gọi là TIẾN.
Nguyên Thần Trường sinh hoặc Đế vượng tại Nhật, Nguyệt Thần.
Như Nguyên Thần hành Mộc (Dần – Mão) mà Hợi là Nhật (hay Nguyệt) Thần. Mộc trường sinh tại Hợi: Gọi là Nguyên Thần Trường sinh tại Nhật (hay Nguyệt) Thần.
Hoặc như Nguyên Thần hành Hỏa (Tỵ – Ngọ) mà Ngọ là Nhật (hay Nguyệt) . Hỏa trường sinh tại Dần, Vượng tại Ngọ và Mộ tại Tuất.: Gọi là Nguyên Thần Đế Vượng tại Nhật (hay Nguyệt) Thần. Nếu như Nguyên Thần là hào Ngọ thì cũng có thể gọi là Nhật (hay Nguyệt) Kiến
Hoặc như Nguyên Thần hành Thổ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi). Thổ trường sinh tại Thân, Vượng tại Tí và Mộ tại Thìn. Ngày Thân hay tháng Thân chiêm Quẻ thì gọi là Trường Sinh tại Nhật hay Nguyệt. Như ngày Tí (hay Tháng) chiêm Quẽ thì gọi là Đế Vượng tại Nhật (Nguyệt) Thần.
Nguyên Thần và Kỵ Thần cùng Động
Kỵ Thần Động thì khắc Dụng Thần, mà lại đi sinh cho Nguyên Thần. Trong Quẻ Nguyên Thần an tỉnh, chỉ Kỵ Thần Động thì Dụng Thần phải chịu bị khắc. Nhưng nếu Nguyên Thần cũng Động thì Kỵ Thần sẽ đi sinh cho Nguyên Thần. Nguyên Thần được Kỵ Thần sinh thì lại càng Mạnh để đi sinh cho Dụng Thần.
Phép này gọi là Phép: THAM SINH KỴ KHẮC trong Ngũ Hành.
Như Dụng Thần là Tỵ hành hỏa thì Nguyên Thần là hai hào Dần và Mão hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) và Kỵ Thần là hai hào Tí và Hợi hành Thủy (Thủy khắc Hỏa). Nếu chỉ Kỵ Thần động , nghĩa là hào Tí hay Hợi động. Tí Hợi hành Thủy sẽ khắc chế Dụng Thần Tỵ Hỏa. Nhưng nếu trong Quẻ có hào Dần hay Hào Mão Động thì hai hào Tí và Hợi (hành Thủy) sẽ THAM đi sinh cho hào Dần và mão (hành Mộc) . Nguyên Thần Dần Mão (hành Mộc) sẽ được thêm lực đi sinh cho Dụng Thần làTỵ (hành Hỏa).
Nguyên Thần lâm Không mà Vượng Động
Như Quẻ Chiêm vào ngày Bính Tuất mà Nguyên Thần là hào Ngọ hay hào Mùi. Ngày Bính Tuât thuộc con nhà Giáp Thân thì Ngọ Mùi Không Vong. Gọi là : Nguyên Thần lâm Không.
Nhưng nếu Chiêm vào Mùa Xuân thì Hỏa Tướng hay chiêm vào mùa Hạ thì Hỏa Vượng mà hào Ngọ Động thì Ngọ là Nguyên Thần vẫn hữu lực để có thể đi sinh cho Dụng Thần.
Nguyên Thần tuy xuất hiện nhưng vô lực, không sinh được Dụng Thần
Tuy nguyên thần xuất hiện nhưng không có lực thì không thể sinh cho dụng thầnCó 5 Loại:
Nguyên Thần bị Hưu Tù, không Động
Khi nguyên thần rơi vào hưu tù, Hoặc Động mà bị Hưu Tù, bị thương khắc. Như Nguyên Thần hành Thoå mà chiêm Quẻ vào mùa Xuân – Xuân Vô Thổ, Hạ vô Kim – thì Nguyên Thần bị Chân Không, hưu tù, vô khí , cho dù có Động cũng không có khả năng sinh được Dụng Thần.
Hoặc như Nguyên Thần là Tỵ hành hỏa động biến Hợi hành Thủy. Thủy quay lại khắc Hỏa gọi là Hồi đầu khắc. Nguyên Thần động bị Hồi đầu Khắc mất Lực cho nên không thể đi sinh cho Dụng Thần.
Nguyên Thần Hưu Tù lại bị Tuần Không, Nguyệt Phá
Như Nguyên Thần hào Dậu hành Kim mà chiêm Quẻ vào ngày Ất Hợi- Ất Hợi thuộc con nhà Giáp Tuất thì hai hào Thân và Dậu bị Không Vong. Nếu như Chiêm Quẻ vào tháng 2 là tháng Mão.
Mão Dậu tương Xung gọi là Nguyên Thần Bị Nguyệt Phá ( Hào nào bị Nguyệt Xung đều gọi là Phá). Hào bị Phá là hào không có uy lực để đi sinh hay đi khắc các hào khác trong Quẻ
Nguyên Thần bị hưu tù lại bị Hóa Thoái
Hóa Tiến hay Hóa Thoái cũng phải cùng Hành. Như Dần động biến Mão (Dần Mão cùng hành Mộc) là Hóa Tiến. Mão động biến Dần – Ngọ động biến Tỵ – Dậu động biến Thân – Tí động biến Hợi – Thìn động biến Sửu – Sửu động biến Tuất – Tuất động biến Mùi – Mùi động biến Thìn là Hóa thoái.
Nguyên Thần bị Hưu Tù mà động hóa Thoái thì không đủ Lực để đi sinh cho Dụng Thần. Nguyên Thần Hữu Lực mà hóa Thoái thì trước mắt không Thoái nhưng rồi sẽ cũng phải thoái.
(Người Xưa cho rằng hể Âm động thì gọi là Hóa. Dương động thì gọi là Biến – Trong tập này thì Hóa cũng có nghĩa như Biến – Biến cũng là Hóa)
Nguyên Thần bị Khắc, bị Mộ, bị Tuyệt
- Nguyên Thần bị Nhật, Nguyệt Khắc chế là bị hưu tù không đủ lực sinh cho Dụng Thần.
- Nguyên Thần bị Mộ bị Tuyệt tại Nhật hay Nguyệt Thần là bị Vô Khí không thể sinh cho Dụng Thần.
- Nguyên Thần hành Mộc (Dần – Mão) bị Mộ tại Mùi và Tuyệt tại Thân. Hành Hỏa (Tỵ – Ngọ) bị Mộ tại Tuất và Tuyệt tại Hợi.
- Hành Kim (Thân – Dậu) bị Mộ tại Sửu và Tuyệt tại Dần.
- Hành Thủy (Tí – Hợi) và hành Thổ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi) Mộ tại Thìn và Tuyệt tại Tỵ.
Nguyên Thần bị hưu tù động hóa Mộ, Tuyệt, khắc, Phá, tán
Như Mùa Xuân chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Thổ động biến Thìn là biến Mộ, biến Tỵ là biến Tuyệt, biến Dần, Mão là biến Khắc. Mùa Hạ chiêm quẻ, Nguyên Thàn hành Kim động biến Sửu là biến Mộ, biến Dần là biến Tuyệt, biến Tỵ Ngọ là biến Khắc
Mùa Thu chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Mộc động biến Mùi là biến Mộ, biến Thân là biến Tuyệt, biến Dậu là biến Khắc.
Mùa Đông chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Hỏa động biến Tuất là biến Mộ, biến Hợi là biến Tuyệt, biến Tí là biến Khắc.
Các Tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 là các tháng hành Thổ chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Thủy động biến Thìn là biến Mộ, biến Tỵ là biến Tuyệt, biến Sửu, Mùi, Tuất là biến Khắc.
Trường hợp Nguyên Thần động hóa Xung với Nhật Thần gọi là Hóa Tán. Hóa Xung với Nguyệt Thần goị là Hóa Phá. Như Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần Động biến Thân. Thân với Dần Tương Xung gọi là Hóa Phá. Nhưng nếu Ngày Dần chiêm Quẻ mà hào động biến Thân thì gọi là Hóa Tán.
Hào Động biến Khắc, biến Mộ, biến Tuyệt, biến Phá, biến Tán, biến Thoái, biến Không Vong thì uy lực bị giãm sút, không còn khả năng đi sinh đi khắc các hào khác trong quẻ.
Dụng thần là gì? Khái niệm hào thế hào ứng trong quẻ kinh dịch
Chủ đề: Cách luận giải quẻ dịch – 3 bước luận giải quẻ kinh dịch chính xác
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn