Trong nền văn hóa Á đông từ hàng ngàn năm nay vẫn sử dụng lịch âm, Chu kỳ 60 năm lặp lại một vòng hoa giáp do sự thay đổi kết hợp giữa thiên can địa chi hay còn gọi tắt là can chi. Hãy cùng Kabala tìm hiểu thêm về những khái niệm cơ bản về thiên can, địa chi qua vài viết dưới nhé.
I. Khái niệm thiên can địa chi và mối quan hệ của nó.
1.1 Thiên can địa chi là gì?
Theo như sử sách thì hệ thống can chi hay còn gọi là thiên can địa chi xuất hiện từ thời Nhà Thương ở Trung Hoa cổ đại đó là ký hiệu hay tên gọi để xác định thời gian (ngày, giờ, tháng, năm). Đó là tổ hợp giữa 10 thiên can (thập thiên can) và 12 địa chi (thập nhị địa chi)
Vạn vật trong vũ trụ đều có 2 thể trái ngược nhau mà cấu thành, như âm và dương, nóng và lạnh, ngày và đêm, xấu và tốt, nam và nữ, vợ với chồng. Can chi cũng vậy, Thiên can ý chỉ nhánh của trời, địa chi ý chỉ nhánh của đất vậy.
II. Thiên can là gì
2.1. Nguồn gốc thiên can
Người xưa dùng thiên can để chỉ ngày, song thuyết thiên can có từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết các vua nhà Hạ đã dùng thiên can để đặt đế hiệu Thành Thang 1766-1760 trước Công nguyên đặt đế hiệu Thiên Ất, con ông là Đại Đình, ngoại Bính 1759 – 1738 trước Công nguyên (TCN). Trọng Nhâm 1787-1754… chứng tỏ vào thời kỳ này thiên can đã phát triển.
Có 10 thiên can (thập can) là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Người xưa giải thích thập can theo chu kỳ sinh trưởng của hạt giống.
- Giáp: Vỏ cứng mầm tách ra khỏi vỏ.
- Ất: Mọc lên, hạt mầm bắt đầu mọc.
- Bính: Đội lên, hạt mầm ra khỏi đất.
- Đinh: Mạnh mẽ cây non bắt đầu lớn.
- Mậu: Rậm rạp, cây bắt đầu xanh tốt.
- Kỉ: Ghi nhớ, cây ra hoa kết trái.
- Canh: Chắc lại, hạt, quả đã mẩy;
- Tân: Vất vả, vàng lá, bắt đầu thu hoạch.
- Nhâm: Gánh vác đảm nhiệm, thu hoạch để nuôi sống con người.
- Quý: Lo toan, xếp đặt, cất vào kho, chuẩn bị ủ mầm.
Trong đó chia làm can dương và âm như sau:
- 5 Can Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh và Nhâm.
- 5 Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân và Quý.
2.2 . Đặc điểm thiên can
Xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ứng với số lẻ là dương, ứng với số chẵn là âm.
Thiên can gắn bó với ngũ hành, nó là sự phát triển cao hơn của ngũ hành, trong mỗi hành đã phân hoá thành âm và dương.
Thập Can Hóa Vận:
Giáp Dương Mộc hợp với Kỷ Âm Thổ hóa THỔ.
Ất Âm Mộc hợp với Canh Dương Kim hóa KIM.
Bính Dương Hỏa hợp với Tân Âm Kim hóa THỦY.
Đinh Âm Hỏa hợp với Nhâm Dương Thủy hóa MỘC.
Mậu Dương Thổ hợp với Quý Âm Thủy hóa Hỏa.
Thiên can cũng chỉ nhân thể, dựa theo ngũ hành, xem qua bảng tóm tắt sau:
III. Địa chi là gì
3.1 Nguồn gốc địa chi
Nguồn gốc địa chi thì không xác định được tuy nhiên vào khoảng thời gian (1112 trước công nghuyên) đã đưa địa chỉ vào Bát Quái và sử dụng rất linh hoạt, Thiên can chỉ về trời, động; địa chỉ chỉ về đất, tàng ân ở dưới, thiên can chỉ không gian tính đơn thuần, địa chi chỉ thời gian, phương vị nên rất phức tạp.
Thiên can nói về dương, mặt trời, mặt trời luôn tròn trĩnh, toa sang. Địa chỉ nói về âm, ví như mặt trăng khi đầy, khi vơi, phức tạp khó lường. Trời đất luôn phối hợp mặt trời, mặt trăng tuy đối nhau, song luôn vận hành, thay thế nhau. Mặt trời lặn, mặt trăng mọc, trăng tàn mặt trời lên, ngày đêm nối nhau không ngừng, bốn mùa nóng lạnh thay phiên. Không gian bao trùm, thời gian phương vị kế cận, đó là lý do đoán dịch luôn vận dụng địa chi.
Các bạn có thể tìm đọc và nắm vững các khái niệm: Hà đồ lạc thư, Thái cực là gì để nắm rõ hơn quy luật về âm dương ngũ hành và cách vận hành của nó.
Có 12 địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Ty, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
3.2. Địa chi ứng với 12 con giáp
Mười hai địa chi hay còn còn là thập nhị địa chi, người xưa đã gán 12 địa chi ứng với 12 con vật gọi là con giáp, là lấy tượng của con vật chứ không có hàm ý tốt xấu, ý nghĩa theo thời gian của 12 chi như sau:
– Tý: Dương xong lại ở điểm cực âm, tàng ẩn dấu vết, lanh lẹn, xảo quyệt nên có tượng con Chuột, số 1.
– Sửu: Âm hiền từ, chững chạc, trung hậu, vất vả, chịu khó, nhẫn nại, tượng con Trâu, số 2.
– Dần: Dương quá cứng, mạnh mẽ, thô bạo, hợm hĩnh nên có tượng con Cọp, số 3
– Mão: Âm, mặt trời đã mọc, trăng lặn là giao điểm của âm dương, nó cản mà không giao nhau, mềm mà thông minh, lanh lẹn nên tượng con Mèo, số 4 (bên Trung quốc lấy tượng con con thỏ)
– Thìn: Dương, mặt trời đã lên cao, thịnh Dần mạnh mẽ, và huyền ảo như gió, lại vô ảnh, khứ vô hình, khi tĩnh thì thuần, khi động chẳng khác gì vũ bão nên tượng con Rồng số 5.
– Ty: Âm, mềm mại xong xảo trá, nguy hại nên có tượng con Rắn, số 6
– Ngọ: Dương, mùa hè, dương cực thịnh, mạnh mẽ mà ngay thẳng, chính trực có tượng con ngựa, số 7.
– Mùi: Âm, dương Suy, âm thịnh Dần mặt trời đã xế bóng, ánh sáng rực rõ mà không mạnh, mọi người bắt đầu thu lượm dọn dẹp, nhanh nhẹn mà không mạnh, hiền hậu mà tham lam nên tượng con Dê số 8
– Thân: Dương, thông minh, giảo hoạt xong dương tàn lụi, là số dương cùng không đẹp, không may nên có tượng con Khỉ, số 9.
– Dậu: Âm, đẹp mà không mạnh, 10 là số âm cùng, âm cùng thì biến, đêm tối chuyển sang ngày, nên lấy tượng con Gà số 10.
– Tuất: Dương, mạnh mẽ, đôn hậu, thông minh chân thực, có tình, tính trầm tĩnh, nên có tượng con Chó, số 11.
3.3. Địa chi phân âm dương:
- 6 Chi Dương: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
- 6 Chi Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
3.4. Địa chi phối ngũ hành
- Hợi và Tí hành Thủy
- Dần và Mão hành Mộc
- Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ
- Tỵ và Ngọ hành Hỏa
- Thân Dậu hành Kim
3.5. Địa Chi Lục Hợp:
- Tí Sửu nhị hợp – Hợi Dần nhị Hợp – Tuất Mão nhị hợp
- Thìn Dậu nhị hợp – Tỵ Thân nhị hợp – Ngọ Mùi nhị hợp
3.6. Địa Chi Lục Xung:
- Tí Ngọ Xung – Dần Thân Xung- Tỵ Hợi Xung
- Sửu Mùi Xung- Mão Dậu xung – Thìn Tuất Xung
3.7. Địa Chi Lục hại:
- Tí hại Mùi – Sửu hại Ngọ – Dần hại Tỵ
- Mão hại Thìn – Thân hại Hợi – Dậu hại Tuất
3.8. Địa Chi Tam hợp:
- Thân Tí Thìn tam hợp Thủy cục – Dần Ngọ Tuất tam hợp Hỏa cục
- Hợi Mão Mùi tam hợp Mộc cục – Tỵ Dậu Sửu tam hợp Kim cục
3.9. Quan hệ Hình của địa chi
Nhị Hình:
Tí hình Mão – Mão hình Tí Gọi là Vô Lễ Hình
Tam Hình:
a) Đặc Thế Hình:
Dần hình Tỵ – Tỵ Hình Thân – Thân Hình Dần
Lưu ý là phải hội đủ cả 3 Địa Chi: Dần Tỵ Thân mới Hình. Gọi là Đặc Thế Hình (Bị Hình vì có quyền thế)
Vô Ân Hình:
Sửu hình Tuất – Tuất hình Mùi – Mùi hành Sửu.
Lưu ý là phải hội đủ cả 3 Địa Chi: Sửu Tuất Mùi mới Hình. Gọi là Vô Ân Hình (Bị Hình vì Vô Ân).
c) Tự Hình:
Thìn – Ngo – Dậu – Hợi
Tự hình là tự mình hình mình. Lưu ý cũng phải hội đủ 4 Địa Chi Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi mới Tự Hình.
IV. Thiên can Địa Chi Phối Với Giờ Ngày Tháng Năm
Thiên Can Dương luôn luôn phối với Địa Chi Dương. Can Âm luôn luôn Phối với Địa Chi Âm – Mười Thiên Can Phối với 12 Địa Chi chia ra Âm Dương Tổng cộng có 60 hoa giáp.
4.1 Các vòng hoa giáp
Vòng Giáp Tí:
Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân và Quý Dậu. Vòng Giáp Tí thiếu hai Địa Chi là Tuất Hợi. Tuất Hợi gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Tuất:
Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ và Quý Mùi . Vòng Giáp Tuất thiếu Hai Địa Chi Thân Dậu. Thân Dậu gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Thân:
Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tí, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn và Quý Tỵ. Vòng Giáp Thân thiếu Hai Địa Chi Ngọ Mùi. Ngọ Mùi gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Ngọ
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tí, Tân Sửu, Nhâm Dần và Quý Mão. Vòng Giáp Ngọ thiếu Hai Địa Chi Thìn Tỵ. Thìn Tỵ gọi là bị Không Vong.
Vòng Giáp Thìn
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tí và Quý Sửu. Vòng Giáp Thìn thiếu Hai Địa Chi Dần Mão. Dần Mão gọi là bị không vong.
Vòng Giáp Dần
Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất và Quý Hợi. Vòng Giáp Dần thiếu Hai Địa Chi Tí Sửu. Tí Sửu gọi là bị Không vong.
4.2. Giờ theo địa chi
Theo giờ can chi thì mỗi ngày gồm có 12 giờ, cụ thể như sau:
- Giờ Tí tính tứ 11 giờ khuya cho đến 1 giờ sáng.
- Giờ Sửu từ 1 đến 3 giờ sáng.
- Giờ Dần từ 3 đến 5 giờ sáng.
- Giờ Mão từ 5 đến 7 giờ sáng.
- Giờ Thìn từ 7 đến 9 giờ sáng.
- Giờ Tỵ từ 9 đến 11 giờ sáng.
- Giờ Ngọ từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ trưa.
- Giờ Mùi từ 1 giớ trưa cho đến 3 giờ chiều.
- Giờ Thân từ 3 giờ chiều cho đến 5 giờ chiều.
- Giờ Dậu từ 5 giờ chiều cho đến 7 giờ tối.
- Giờ Tuất từ 7 giờ tối cho đến 9 giờ đêm.
- Giờ Hợi từ 9 giờ đêm cho đến 11 giờ đêm.
Muốn biết can giờ thì phải xem can ngày, giờ đầu là giờ tý, có thể đọc thuộc bài quyết sau:
“Giáp, kỷ giờ đầu là Giáp
Ất, Canh lại là Bính
Bính, Tân đầu là Mậu
Đinh, Nhâm ấy là Canh”
Ví dụ: Ngày Ất Tỵ, thì giờ đầu là Bính tý, tiếp đến là đinh Sửu, Mậu Dần,…..cứ vậy mà an trên lòng bàn tay,
4.3. Ngày và Năm theo lịch can chi
Lần lượt Ngày (hay Năm) Giáp Tí đến Ất Sửu đến Bính Dần . . . . 60 ngày hay (Năm) thì hết một vòng gọi là một vòng hoa giáp (Lục Thập Hoa Giáp) rồi cứ thế tiếp tục lại Giáp Tí, Ất Sửu. . . .
Ngày và năm tuần tự theo vòng hoa giáp tý, cho nên không thể bấm độn ra ngày được. Bên Manh phái tử bình thì các bị Manh sư (thầy bói mù) có cách tính được ngày theo cách bấm độn nhưng tới nay vẫn chưa được quảng bá rộng rãi.
4.4. Tháng theo lịch can chi
Giờ thì Khởi từ Tí nhưng Tháng thì khởi từ Dần (Gọi là Lịch Kiến Dần)
- Dần là tháng Giêng
- Mão là tháng hai
- Thìn là tháng ba
- Tỵ là tháng tư
- Ngọ là tháng năm
- Mùi là tháng sáu
- Thân là tháng bảy
- Dậu là tháng tám
- Tuất là tháng chín
- Hợi là tháng Mười
- Tí là tháng mười một
- Sửu là tháng mười hai
Nạp giáp cho tháng thì dựa vào can của năm, khởi từ tháng dần theo câu quyết sau:
“Biết năm tìm tháng chớ nên nhầm.
Giáp, Kỷ tháng giêng ấy bính Dần.
Binh Tân là Canh, Quý Mậu ở Giáp.
Đinh Nhâm chính nguyệt lại là Nhâm.”
Hoặc quyết theo Hán nôm:
“Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thủ
Ất, Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính, Tân chi Tuế tầm Canh thượng.
Đinh, Nhâm – Nhâm Dần thuận thủy lưu
Nhược vấn Mậu, quý hà xứ khởi, Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu”
Nghĩa là năm có thiên can Giáp hoặc kỷ thì tháng đầu là Mậu Dần, tháng 2 là Kỷ Mão,… tương tự với các năm khác. lưu ý thuộc an địa chi trên lòng bàn tay để bấm độn cho nhanh.
Chủ đề: Thiên can địa chi là gì?
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn