Hà Đồ và Lạc Thư có ý nghĩa và ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống văn hóa – tâm linh của người Phương Đông từ thời ban sơ lập quốc cho đến nay. Mời các bạn tham khảo và góp ý nhé
Hà đồ Lạc Thư là gì? Nguồn gốc xuất hiện và ứng dụng
Hà đồ – số của ngũ hành tiên thiên
Nguồn gốc xuất hiện: Tương truyền một ngày kia, có người đã dâng lên Vua Phục Hi một tấm đồ (có sách ghi là do Toại Nhân, người đã tìm ra lửa, để lại) trên đó có phác thảo những vòng xoáy hiện ra trên lưng con long mã nhìn tấy trên sông Hà (tức sông Hoàng Hà). Chính vì thế đồ hình ấy có tên là Hà đồ.
Ở một số tài liệu hoặc hình ảnh thì có thể thấy Hà đồ thường vẽ bằng hình vuông. Tuy nhiên Hà đồ chỉ về lẽ trời (Thiên lý) thuộc tiên thiên, nên theo cá nhân tác giả Hà đồ nên có hình tròn như trên. Ứng với câu “trời thì tròn mà đất lại vuông”.
Số Hà đồ
Những vòng tròn trên Hà đồ gồm những chấm trắng và đen, từ 1 tới 10, được xếp một các kỳ lạ, nhưng so sánh với tiên tiên bát quái thì rất tương hợp. Người xưa định chấm trắng số lẽ là dương, chấm đen số chẵng là âm.
Nếu chú ý quan sát ta sẽ thấy dương tiêu thì âm trưởng, âm tiêu thì dương trưởng, nội hướng tĩnh mà ngoài hướng lại động. Từ đây ta lại càng hiểu được ý của câu nói: “Dương trung hữu âm căn – âm trung hữu dương căn” – Số dương nhỏ thì âm bao bọc ở ngoài và ngược lại.
Cộng 10 con số ở trên (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10) = 55. Trong đó 5 số dương (lẽ) thuộc trời, cộng lại (1+3+5+7+9)= 25, và 5 số âm (chẵn) thuộc địa, cộng lại (2+4+6+8+10)=30. Số âm nhiều hơn số dương bởi vậy gọi âm dương mà không gọi dương âm chính là vậy.
Chu Hy nói: Trong khoảng trời đất chỉ một vật là khí chia làm hai âm (-) và dương (+). Năm hành gây dựng, muôn vật trước sau đều bị cai quản ở đó. Cho nên ngôi của Hà đồ 1, 6 cùng đều bị cai quản ở phía Bắc. 2, 7 là bạn mà ở về Nam. 3, 8 đồng đạo ở phía Đông. 4, 9 thành lứa mà ở phía Tây. 5, 10 giữ lẫn cho nhau mà chính giữa. Số của nó chẵng qua một chẵn, một lẻ là gấp đôi năm hành mà thôi.
Trời tức là khí dương (+) nhẹ trong, ở ngôi trên. Đất tức là khí âm (-), nặng, đục ở phía dưới. Số dương lẻ nên 1, 3, 5, 7, 9 đều thuộc trời. Số âm chẳn nên 2, 4, 6, 8, 10 đều thuộc đất.
Số của trời và số của đất, đàng nào theo loại đàng ấy mà cũng tìm nhau. Ngôi “5” tương đắc với nhau là thế. Để hiểu rõ hơn chúng ta nên nắm vững được lý thuyết về thái cực – lưỡng nghi – tứ tượng – bát quái.
Thiên nhất (1) sinh thủy, Địa lục thành chi
Địa nhị (2) sinh hỏa, Thiên thất (7) thành chi
Thiên tam (3) sinh mộc, Địa bát (8) thành chi.
Địa tứ (4) sinh hỏa, Thiên cửu (9) thành chi.
Thiên ngũ (5) sinh thổ, Địa thập (10) thành chi.
Các bạn nên ghi nhớ đoạn thơ trên, vì nếu trong con được học tập, nghiên cứu về phong thủy hay dịch học thì những con số đó sẽ theo ta mãi như bảng cửu chương vậy.
- Có 5 số sinh là: 1,2,3,4,5 và 5 số thành 6,7,8,9,10. Số 5 là số cuối của của số sinh, và số 10 là số cuối của số thành, là số của trời đất là “thể” nên nằm chính giữa các số khác là “dụng” nên hoạt động bên ngoài.
- Số 5 và 10 cộng lại = 15 cũng ngang với tổng 5 số sinh cộng lại (1+2+3+4+5)=15, vì vậy trời đất sinh ra vạn vật.
- Ở vòng ngoài số lẽ: 1+3+5+7+9 = 20, cúng chính bằng các số chẵn (2+4+6+8), như vậy âm dương quân bình cùng nhau biến đổi mà cân bằng hòa hợp.
Xem video để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Hà đồ:
Lạc thư – số của ngũ hành hậu thiên – Ma phương đồ
Nguồn gốc xuất hiện của Lạc thư:
Trong khi làm công tác trị thủy tải sông Lạc, Vua Đại Vũ bắt được một con thần quy, trên lưng có nhiều dấu chấm gồm 9 con số từ 1 tới 9, vua bèn ghi chép lại, vì thế tên gọi Lạc thư có nghĩa là sách được ghi ở sông Lạc. Nhà vua liền đối chiếu với tiên thiên bát quái, hà đồ và lạc thư lại với nhau rồi lập nên cửu trù hồng phạm, nói về 9 điều lệnh, 9 phép tắc mà con người nên noi theo
Lạc thư chỉ về nhân sự (việc người), thuộc về đất, nói về hậu thiên nên có hình vuông.
Số lạc thư:
Lạc thư dùng năm số lẻ tóm bốn số chẳn mà số nào ở riêng chỗ của số đó. Chữ Dương tóm Âm mà gây cái Dụng của biến.
Xem video để hiểu rõ hơn sự xuất hiện của lạc thư:
Chủ đề: Hà Đồ Lạc Thư dịch tượng luận – Tự học kinh dịch
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn