Hào là vạch, Quái (hay quẻ) là do nhiều hào lập nên. Có 3 Hào là một đơn quái (quẻ đơn), có 6 hào hay 2 đơn quái là một trùng quái (quẻ kép). Hào và quẻ trong kinh dịch, sự biến đổi, sắp xếp của các hào âm dương tưởng chừng đơn giản nhưng thể hiện hết thảy các sự vật hiện tượng của cuộc sống.
Sơ lược về Hào và quẻ trong Kinh Dịch
1 Hào trong quẻ dịch
a. Hào Dương: Hào có một vạch, lẻ, liền, là hào Dương (). Đọc là hào Cữu. Đọc từ dưới lên. Hào đầu là Sơ Cửu, hào 2 là Cửu Nhị, hào 3 đọc là Cửu Tam, hào 4 đọc là Cửu Tứ, hào 5 đọc là Cửu Ngũ, hào 6 đọc là Thượng Cửu.
b. Hào Âm: Hào có 2 vạch, chẳn, đứt, là hào Âm (). Đọc là Hào Lục. Đọc từ dưới lên. Hào đầu là Sơ Lục, hào 2 là Lục Nhị, hào 3 là Lục Tam, hào 4 là Lục Tứ, hào 5 là Lục Ngũ, hào 6 là Thượng Lục.
c. Hào Trung: Hào 2 là hào giữa của Quẻ dưới và hào 5 là hào giữa của Quẻ trên là hai hào Trung.
d. Hào Chính:
- Sơ hào, hào 3 và hào 5 là hào Dương (Hào Dương ở những vị trí Lẻ ) là Chính.
- Hào hai, hào 4 và hào Thượng là hào Âm (Hào Âm ở những vị trí Chẳn) là Chính.
- Hào Dương mà ở những vị trí chẳn và hào Âm ở những vị trí Lẻ là Bất Chính.
e. Hào Động: là hào Dương biến thành hào Âm. Hào Âm biến thành hào Dương
2. Quẻ trong kinh dịch
I. Quẻ Đơn: là Quẻ gồm có 3 hào. Gốm tất cả 8 quẻ đơn gọi là Bát Quái:
Quẻ Càn () 3 vạch liền đọc là Thiên. Dương KIM
Quẻ Khảm () Vạch giữa liền đọc là Thủy. Dương THỦY
Quẻ Cấn () Vạch trên liền đọc là Sơn. Dương THỔ
Quẻ Chấn () Vạch dưới Liền đọc là Lôi. Dương MỘC
Quẻ Tốn () Vạch đứt ở dưới đọc là Phong. Âm Mộc
Quẻ Ly () Vạch giữa đứt đọc là Hỏa. Âm Hỏa
Quẻ Khôn () 3 Vạch đứt đọc là Địa. Âm THỔ
Quẻ Đoài () Vạch trên đứt đọc là Trạch. Âm KIM
Lưu Ý: Quẻ Dương thì nhiều hào Âm. Quẻ Âm thì nhiều hào Dương. (Dương Quái Đa Âm, Âm Quái Đa Dương) Hai quẻ Càn và Khôn là ngoại lệ.
Quẻ Kép: là Quẻ gồm hai quẻ đơn ghép lại. Quẻ đơn ở dưới gọi là Quẻ Hạ hay Quẻ Nội còn gọi là Nội Quái. Quẻ đơn ở trên gọi là Quẻ Thượng hay Quẻ Ngoại, còn gọi là Ngoại Quái.
3. Giới thiệu 64 Quẻ Kép được Sắp Xếp theo thứ tự như sau:
1) Họ Càn hành KIM: Càn, Cấu, Độn, Bỉ, Quan, Bác, Tấn và Đại Hửu.
2) Họ Khảm hành THỦY: Khảm, Tiết, Truân, Kỷ Tế, Cách, Phong, Minh Di và Sư
3) Họ Cấn hành THỔ: Cấn, Bí, Đại Súc, Tổn, Khuê, Lý, Trung Phu và Tiệm.
4) Họ Chấn hành MỘC: Chấn, Dự, Giãi, Hằng, Thăng, Tỉnh, Đại Quá và Tùy.
5) Họ Tốn hành MỘC: Tốn, Tiểu Súc, Gia Nhân, Ích, Vô Vọng, Phệ Hạp, Di và Cổ.
6) Họ Ly hành HỎA: Ly, Lữ, Đỉnh, Vị Tế, Mong, Hoán, Tụng và Đồng Nhân.
7) Họ Khôn hành THỔ: Khôn, Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Nhu và Tỷ.
8) Họ Đoài hành KIM: Đoài, Khốn, Tụy, Hàm, Kiển, Khiêm, Tiểu Quá, Quy Muội.
Lưu Ý cách Đọc: Đọc Quẻ Thượng trước rồi mới đến quẻ Hạ.
4. Ví dụ về cách đọc quẻ
Ở đây nội quái (quẻ đơn dưới là Tốn tức phong), ngoại quái là càn (càn vi thiên). Nên đọc trên xuống: quẻ thiên phong cấu.
Chủ đề: Hào và quẻ trong Kinh Dịch – Tự học kinh dịch
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn