Học Kinh Dịch có khó không – Học Kinh Dịch Vỡ Lòng

Như lời của Học giả Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch là cả một khu rừng bao la, kiến thức của dịch là rất đỗi rộng lớn. Nếu chúng ta học Dịch để trở thành một nhà “Dịch học” thì quả thật là một quá trình gian nan. Vì thế việc tự học kinh dịch đòi hỏi sự tâm trung và quyết tâm cao độ nhất.

Kinh dịch là gì?

Kinh dịch là bộ sách kinh điển của trung hoa, là cuốn sách cổ kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người, vì nó được xây dựng trên một nguyên lý âm dương chỉ 2 vạch liền và đứt. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người á đông cổ đại. Được ứng dụng nhiều từ chiêm tinh, y học, lịch pháp,… chứ không chỉ riêng là bói toán như mọi người thường nghĩ.

Hỏi: Nếu nói như vậy thì việc học Kinh dịch rất khó khăn chăng?

Đáp: Như Kabala vừa nhắc tới nếu bạn muốn nghiên cứu để trở thành một nhà “Dịch học” thì đó là một quá trình phụ thuộc vào sự cần mẫn và ngộ tính của mỗi người. Nhưng muốn học dịch để ứng dụng vào các nhu cầu cần thiết của cuộc sống, thì nếu bạn có đam mê đủ lớn và phương pháp học đúng đắn, việc tự học Kinh Dịch sẽ không khó khăn như bạn nghĩ.

Với thời đại CNTT phát triển, nguồn tài liệu phong phú, ban có thể dễ giàng tiếp cận với bộ môn này thông qua chiếc điện thoại của mình. Vì thế việc học sẽ càng dễ giàng hơn.

Tự Học Kinh dịch bài 1
Tự Học Kinh Dịch

Tự Học Kinh dịch có khó không?

Nếu bạn cầm một cuốn sách Kinh Dịch và đọc nó như một cuốn tiểu thuyết thì quả thật để học Kinh Dịch rất khó khăn, và bạn cũng sẽ chẵng bao giờ có thể tự mình gieo quẻ hay luận đoán cả. Việc Học Kinh Dịch là cả 1 quá trình của việc học và chiêm nghiệm. Kinh dịch bao la rộng lớn chỉ 64 quẻ nhưng nó bao hàm hết thảy các sự vật hiện tượng trên thế giới này. Vì vậy người học Dịch luôn phải tự mình học, tự mình chiêm nghiệm. Vì thế Đức Khổng Tử vẫn phải thốt lên “Ước gì ta có thể sống thêm ít năm để học dịch”.

Nói như vậy có nghĩa là nếu bạn muốn học Kinh dịch bạn phải thật sự đam mê, phải chuyên tâm và rèn luyện thường xuyên

Các bước chuẩn bị để tìm hiểu và học Kinh Dịch

Để học Kinh Dịch bạn phải đủ đam mê và kiên trì nếu bạn chưa có những thứ này bạn đừng nên đọc tiếp, ngược lại chúng ta cùng đi tìm hiểu các bước chuẩn bị để đi vào bài tự học Kinh Dịch bài 1 nhé.

Sơ lược nguồn gốc Kinh Dịch:

Truyền rằng, xưa thật xưa, không biết mấy ngàn năm trước Tây lịch. Vua Phục Hy-còn gọi là Bào Hy- là vị vua thời Thái cổ, có thuyết cho rằng khoảng 2850 năm trước Tây lịch, nhìn thấy các khoáy phân ra từng đám, chẳn, lẻ từ 1 đến 9 hiện trên lưng con Long-Mã trên Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa không cùng của vũ trụ. Vua bèn vạch 1 nét liền ( ____ ) tượng cho lẻ: Dương, vạch 1 nét đứt ( __ __ ) tượng cho chẳn: Âm.

tự học kinh dịch có khó không
Kinh dịch bắt đầu từ đâu?

Vua thấy rằng đầy trong trời đất không có gì không ngoài lẽ: một Âm một Dương. Có Âm có Dương thì có Tượng, có Tượng thì tự bên trong đã có số.

Lúc đầu Phục Hy vạch một vạch lẻ để hình dung cho khí Dương, vạch 1 vạch chẳn để hình dung cho khí Âm. Nhưng hể có 2 thì liền có 4, có 4 liền có 8… Âm Dương lên xuống, đầy vơi, qua lại, biến hóa không ngừng. Thái cực sinh ra Hai Nghi, Hai Nghi sinh ra Bốn Tượng, Bốn Tượng sinh ra Tám quẻ. Quẻ nọ chồng lên quẻ kia qua lại thành 64 quẻ.

Thiệu Tử nói: “Thái cực đã chia, Hai Nghi đã dựng, Dương giao lên với Âm, Âm giao xuống với Dương mà bốn Tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương sinh ra bốn tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng sinh ra bốn tượng của Đất. Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra”.

Video giúp bạn tự học kinh dịch được dễ hơn:

Khi xem video về bộ phim kinh dịch trên, giúp bạn dễ giàng hơn trong việc nắm bắt nguồn gốc của Kinh Dịch, giúp cho con đường tự học Dịch của chúng ta thêm dễ đi hơn.

Kinh Dịch là bộ sách tối cổ của Trung Hoa giải thích được toàn vẹn lý vận hành của vũ trụ. Chỉ 8 quẻ và mấy nét liền, đứt, sắp xếp qua lại, lên xuống mà bao quát hết lẽ muôn vật, làm căn bản cho một nền Triết học Đông Phương. Lúc đầu Dịch chỉ một mớ vạch liền, đứt do Phục Hy vạch ra. Cho đến đầu nhà CHU, vua Văn Vương mới đem các quẻ PHỤC HY ra đặt tên và diễn lời. CHU CÔNG con trai của Văn Vương chia quẻ làm 6 phần, mổi phần là một hào. Sau KHỔNG TỬ soạn thêm Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ Từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ Từ Truyện đều chia làm 2 Thiên thượng hạ vị chi tất cả 10 Thiên gọi là Thập Dực làm cho ý nghĩa của Kinh Dịch sâu rộng thêm.

Mặc dù vậy, những thiên của Khổng Tử vẫn tách riêng không phụ hẳn vào quái từ của Văn Vương và hào từ của Chu Công. Lúc này Dịch chỉ là 1 cuốn sách Triết lý tổng hợp những tư tưởng của nhiều Triết gia có nhiều xu hướng khác nhau gọi chung là Phái Dịch Học. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem các truyện của Khổng Tử vào chú thích cho Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công sâu rộng thêm. Lúc này Dịch đã có thêm sắc thái của Tượng số học, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục. Sau Phi Trực là Trịnh Huyền làm cho Dịch học phát triển và hình thành nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau nhưng Dịch lý của các phái này vẫn chủ yếu bàn về Tượng số.

Đến đời Tam Quốc, nhà Dịch học Vương Bật nêu lên luận thuyết tách rời hẳn, bài trừ thuyết Tượng số, chuyên bàn về nghĩa lý trong Dịch. Về sau, cho đến đời Tống, bộ CHU DỊCH BẢN NGHĨA mới ra đời. Đến đây các nhà Dịch học đều thống nhất là: “Quẻ do vua Phục Hy đặt ra Tượng âm dương lên xuống, qua lại gọi là Dịch. Lời của Chu Công thêm vào nên gọi là Chu Dịch.” Đến Triều Đại Hồng Võ năm thứ 3, Minh Thái Tổ bắt đầu mở khoa thi kén chọn nhân tài qui định Dịch thư dùng chú bản của Trình Di [2] và Chu Hy [3]. Từ đó Dịch học của họ Trình, Chu trở thành Dịch học chích thống.

Đời Vĩnh Lạc (1403-1424), Minh Thành Tổ cho biên soạn “Chu Dịch Đại Toàn” cũng trên căn bản Dịch học của Trình, Chu. Sau đó (1662-1722) triều đại Khang Hy đời Thanh biên soạn “Chu Dịch Chiết Trung”. Triều đại Càn Long (1736-1795) biên soạn Chu Dịch Thuật Nghĩa cũng đều dựa trên chú bản của Trình Di và Chu Hy.

CHU DỊCH là một trong ba bộ sách của Kinh Dịch còn tồn tại mặc dù còn nhiều thiết sót, cắc cớ, không rõ ràng. Sau nhiều biến chuyển của thời gian, đổi thay của các triều đại, hai bộ Liên Sơn (bộ Dịch thư cuối nhà Hạ) và Quy Tàng (bộ Dịch thư đời nhà Thương) thất truyền. Thể của Dịch là Biến, ngay trong ba bộ Liên Sơn, Quy Tàng và chính Chu Dịch cũng không thoát ra ngoài quy luật biến hóa của âm dương. CHU DỊCH tồn tại được nhờ Vương Bật chấp nối, ráp vá, hợp lại cho nên không thể nào toàn vẹn, đầy đủ và rõ ràng được.

Dịch thuyết truyền rằng, Kinh Dịch vốn khởi từ số (tại một số di chỉ ở Giang Tô, Hồ Bắc, các nhà khảo cổ gần đây cho biết đã đào được một số công cụ bằng đồng phát hiện thấy một loại phù hiệu gồm 6 chữ số được coi là hình thức quái hào của Dịch nguyên thủy [4]). Nhưng có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Nhân Tượng mới biết được số, hể hiểu được Lý của nó thì sẽ biết Số sẽ ở bên trong. Lại nói Lý là vật vô hình cho nên phải xem Tượng mới rõ được Lý. Lý hiện ở Lời thì có thể do lời để biết được Tượng. Cho nên hể hiểu được Nghĩa thì sẽ biết được số vậy.

Không như các bộ kinh khác như Kinh Thư, Kinh Thi… Dịch nói về sự biến hóa vô cùng của vũ trụ toàn khắp, vô tận. Đọc Dịch phải nên giữ Tâm tự nhiên, mình trống rỗng, lặng yên. Tìm Nghĩa không bỏ Ý, tìm Ý thì không quên đạo lý lưu thông biến đổi thì mới hiểu được Dịch.

Tài liệu Học Kinh Dịch

Để thuận tiện hơn trong việc học Kinh Dịch nói chung và môn Dịch lý nói riêng bạn có thể chuẩn bị cho mình một số tài liệu cần thiết như:

Bạn nên đọc cuốn đầu tiên để hiểu về cái đạo của Kinh Dịch, sau đó đọc qua tăng san bốc dịch của Vĩnh Cao dịch để tìm hiểu về các khái niệm và thực hành, sau đó bạn có thể tìm hiểu sâu hơn nữa các tác phẩm khác để nâng cao kiến thức ví dụ: Mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết đời Tống ….

Kinh Dịch có phải là bói toán

Một số người chưa nghiên cứu sâu đã vội vã cho Chu Dịch là sách Bói toán thì cũng là điều bình thường vì vốn sách Dịch rất khó đọc. Đọc được, hiểu được, học kinh dịch lại càng khó. Hiểu được để vận dụng Chu Dịch thì càng khó hơn nữa. Phục Hy vạch nét liền, đứt tượng khí Âm, Dương qua lại, biến hóa, để giải thích toàn vẹn vận hành của vũ trụ thì sắc thái bói toán vốn có trong Dịch là đương nhiên.

Tới thời khoa học hiện đại, học Kinh Dịch còn có giá trị hay không?

Kinh Dịch vốn là một phương pháp luận của một nền học thuật tư tưởng Đông Phương, không phải chỉ là môn học mà trái lại, tư tưởng của Kinh Dịch là nguồn gốc của bất cứ một môn học thuật nào. Bởi thế khi dùng phương pháp của Kinh Dịch, ta có thể tìm ra nguyên lý vận hành của toàn khắp vũ trụ, tìm ra phương thức sinh diệt, biến hóa của muôn loài, định được quy củ cho mọi hành vi trong cuộc nhân sinh, luật lệ cho cuộc hợp quần xã hội và cũng có thể khám phá được các định luật tiến hóa của con người và thiên nhiên.


Học Kinh Dịch có khó không – Học Kinh Dịch Vỡ Lòng (cập nhật 08/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)