Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam

Tín ngưỡng thờ mẫu, hay còn gọi là Đạo Mẫu là một tôn giáo tôn thờ các vị nữ thần dưới danh nghĩa là Mẹ, đã tồn tại hàng nghìn năm trong cuộc sống của người Việt cổ. Mặc dù là một tôn giáo sử dụng hình ảnh nữ thần để bày tỏ lòng tôn kính, tín ngưỡng thờ mẫu vẫn mang hơi hướng tôn thờ các thế lực tự nhiên, thông qua người đứng giữa (gọi là những shaman) để trực tiếp kết nối, giao tiếp với thần linh.

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu

Trong danh sách lịch sử hình thành và huyền thoại lập quốc, công cán của các vị nữ thần vẫn luôn chiếm ưu thế. Khi đất nước Việt chỉ là bùn và nước, nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa bỏ cái tối tăm, u uất. Rồi đến truyền thuyết bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng đội đá vá trời, rồi chính tay bà tạo ra những vị nữ thần khác đại diện cho các thế lực tự nhiên cũng như các nguyên tố trong thuyết ngũ hành… Không những vậy, các vị nữ thần cũng có công lớn khi là tổ sư của rất nhiều ngành nghề thủ công trọng yếu của cư dân châu thổ sông Hồng, gắn liền với đời sống nông nghiệp, như mẹ Âu Cơ, mẹ Lúa… Đối với người nông dân mà nói, cây lúa chính là thực phẩm chính yếu đã nuôi sống hàng nghìn đời, vì vậy cây lúa, đất, nước đã dần trở thành một dạng thần linh, gắn liền với tính Âm. Mẹ Lúa, mẹ đất và mẹ nước ra đời như cách cây lúa được nuôi nấng và sản sinh.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ: Một vài đặc trưng - Redsvn.net

Nhìn chung, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam vốn có xuất phát điểm bởi niềm tin và sự kính trọng của con dân đối với tính nữ, với khả năng sản sinh, nuôi nấng và sáng tạo. Quan hệ và sức ảnh hưởng của mẫu hệ và nữ quyền vẫn phủ lên tư tưởng của người nông dân mặc cho chế độ phụ hệ trong nhà nước phong kiến, vốn trọng nam khinh nữ vẫn đang hiện hành. Dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo, công lao của người phụ nữ có thể bị xem nhẹ, gọi là nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ. Vì vậy, người phụ nữ mặc dù không có tiếng nói khi ra trận mạc, và thường bị dính với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, làm bếp… Nhưng “phép vua thua lệ làng”, tư tưởng mẫu hệ vẫn rất sâu sắc trong tâm thức của người Việt, phụ nữ là những người chèo chống, trụ cột trong gia đình, quản lý chuyện tiền bạc, tay hòm chìa khóa. Chính vì lý do này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam thực chất là tôn sùng sự chống đỡ, sức mạnh bảo vệ của người phụ nữ trong gia đình. Họ chịu trách nhiệm nuôi nấng, giáo dục con cái, quán xuyến các công việc nhà cửa. Có thể nói, hầu hết các công việc trong gia đình đều do một tay người phụ nữ làm nên.

Tục thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ mẫu thực chất có mối liên hệ trực tiếp với tục thờ mẫu thần, nữ thần nhỏ lẻ. Các Mẫu thì có thể là nữ thần, nhưng không phải nữ thần nào cũng được tôn lên làm Mẫu, hoặc thuộc vào hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu. Vì vậy, Mẫu Tam Tứ Phủ hay còn gọi là tam tòa thánh mẫu thực chất là một bước tiến trong tín ngưỡng dân gian, từ những hoạt động thờ cúng nhỏ lẻ thuộc về tín ngưỡng, thành một hệ thống tôn giáo có trật tự, quy tắc và thống nhất hơn. Để nữ thần biến thành Mẫu Thần trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu, họ phải gắn với các hiện tượng tự nhiên, được người đời gắn cho chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho con người (tính Âm). Từ đây, ta có Mẫu Thượng Thiên (Trời), mẫu Địa (Đất), mẫu Thoải (sông nước), mẫu Thượng Ngàn (rừng núi). Đây cũng là bốn vị thánh mẫu quan trọng nhất trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu. Tiếp theo đó là các vương nữ, như hoàng hậu, mẹ vua, hay công chúa có đức có tài, làm được chuyện lớn cho đất nước, như Tây Thiên Quốc Mẫu, vốn là vợ vua Hùng, có đền thờ tại Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc.

Tượng tứ phủ chầu bà - Đồ Thờ Tượng Phật Xuân Trang

Trong cuốn sách đạo Mẫu Việt Nam, giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng có cái nhìn rất đặc biệt về sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam với các tôn giáo ngoại lai bên ngoài. Rất nhiều tôn giáo du nhập vào Việt Nam, như Thiên Chúa Giáo, Đạo Giáo, Ấn Độ Giáo hay nổi bật nhất là Phật Giáo, tuy thế các tôn giáo này lại tồn tại thuận hòa, miễn là phù hợp với đạo đức Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của con người Việt. Tuy thế, mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật Giáo lại sâu sắc hơn cả, bởi đó là sự tác động qua lại giữa 2 tôn giáo này. Các ngôi chùa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều có điện thờ Mẫu, người theo đạo Phật cũng có thể thờ cúng tổ tiên, và ngược lại, trong các điện thờ Mẫu, tọa ở vị trí cao nhất chính là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn, vốn là một vị nam thần trong Phật Giáo Ấn Độ nhưng đã được nữ tính hóa khi sang Trung Hoa và Việt Nam, để trở thành Quan Âm Thánh Mẫu, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu.

Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ mẫu

Trong hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ mẫu, nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các vùng miền, ta có thể chắt lọc ra một hệ thống điện thần theo sơ đồ sau:

brown black fantasy ebook cover 1 ver 1

(Sơ đồ hệ thống điện thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu, được biên soạn từ sách Tín Ngưỡng Thờ Mẫu của giáo sư Vũ Đức Thịnh)

Quan Âm Thánh Mẫu là vị thánh mẫu lớn nhất trong hệ thống tín ngưỡng, điều này bắt nguồn từ nhiều điển tích xuất hiện trong quá khứ. Theo Sòng Sơn Đại Chiến, trong lúc công chúa Liễu Hạnh, là hiện thân của Mẫu Thượng Thiên, đang chiến đấu với phù thủy Nội Đạo Tràng,, chính Thích Ca Mâu Ni đã ra tay cứu giúp cho bà thoát nạn. Vì vậy, vị trí của Quan Âm Thánh Mẫu nghiễm nhiên được đặt ở vị trí tối thượng trong hệ thống này. Trong khi đó, Ngọc Hoàng, vốn là một vị thần tối cao trong đạo thờ Tiên thuộc Đạo Giáo Trung Hoa lại khá mờ nhạt, cả về chức năng lẫn vị trí trong tâm thức của người Việt.

Dưới đây là những tích sơ bộ về tứ vị thánh Mẫu, còn các tích về các bậc quan lớn, ông hoàng và các cô sẽ được tạm lược.

Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ

Không ai có thể đoán chính xác các phủ ra đời khi nào, nhưng có thể chắc chắn rằng, phải có Tam Phủ rồi mới sinh ra Tứ Phủ, với ba vị thánh mẫu chính là mẫu Thượng Thiên (mẫu Trời), mẫu Thoải (mẫu sông nước), mẫu Thượng Ngàn (mẫu rừng núi), về sau mới được thêm mẫu Địa (mẫu đất) đại diện cho đất đai thổ nhưỡng vùng châu thổ sông Hồng. 4 phủ này đại diện cho bốn hướng, với mỗi phủ là một miền không gian trù phú khác nhau ứng với các màu khác nhau, với đỏ là Thiên Phủ, vàng là Địa Phủ, trắng là Thoải Phủ và xanh là Nhạc Phủ.

Mẫu thượng thiên được thiên hạ tôn sùng có xuất thân là công chúa Liễu Hạnh. Bà là vị thánh cuối cùng trong bộ tứ bất tử, cũng như là vị thánh nữ duy nhất trong bộ tứ. Mặc dù bà xuất hiện có phần trễ hơn, vào khoảng thế kỷ XVI, vị trí của bà vẫn quan trọng nhất trong vị thánh mẫu, đóng vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo vũ trụ độc nhất. Bà sáng tạo ra bầu trời, đôi lúc người ta còn thấy bà hóa thân thành mẫu Địa, coi sóc cuộc sống của vạn vật muôn thú. Bà cũng là người tạo ra các vị thần cai quản cho các hiện tượng tự nhiên, như Pháp Vân (thần Mây), Pháp Lôi (thần Sét), Pháp Vũ (thần Mưa) góp phần xây dựng một chu kỳ nông nghiệp thuận hòa. Với xuất thân vừa là nhân thần vừa là thiên thần, hình mẫu của công chúa Liễu Hạnh là sự dung hòa giữa cái siêu nhiên với cuộc sống đời thường, với mong muốn hướng đến cái chân thiện mỹ trong lòng con người, đồng thời cứu độ cứu nạn chúng sinh. Chính sự dung hợp đó làm cho mẫu Thượng Thiên trông bình dị, đời thường, mở đường cho sự giao thoa và tiến bước của tín ngưỡng thờ mẫu vào các chùa miếu nhỏ lẻ ở làng quê. Trong miếu thờ Mẫu, vị trí của Liễu Hạnh Thánh Mẫu luôn ở chính giữa, mặc trang phục màu đỏ.

Về mẫu Thượng Ngàn, có nhiều truyền thuyết về bà do bà gắn với cuộc sống núi rừng, nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em Việt Nam. Bà là do thánh mẫu toàn năng, hay còn gọi là Mẫu Thượng Thiên hóa thân thành để trông coi miền rừng núi. Theo đó bà có xuất thân là công chúa Mỵ Nương Quế Hoa, con gái của Hùng Định Vương vì 1 lần quay về chốn rừng nơi hoàng hậu An Nương sinh ra mình mà gặp vị tiên nọ. Với lòng thành khẩn muốn giúp đỡ những gã tiều phu lao động cực nhọc, nàng được ban phép màu có thể dời núi, lấp sông, cứu giúp dân lành. Nàng cùng những thị nữ ngày đêm ra sức luyện tập, để rồi đem đến 1 cuộc sống ấm no cho các buôn làng. Nàng được tôn thành Mẫu Thượng Ngàn, chuyên coi sóc và quản lý 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Ngoài ra cũng có 1 truyền thuyết khác, về việc mẫu Thượng Ngàn là Lê Bình Công Chúa, con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương. Cũng nhờ công lao dời núi, lấp sông và coi sóc cuộc sống của các vị Sơn Thần, bà được Ngọc Hoàng ngợi khen và ban tặng danh hiệu Thượng Ngàn Công Chúa. Theo nhiều tích xưa, Mẫu Thượng Ngàn cũng từng xuất hiện và báo mộng cho Lê Lợi và Nguyễn Trãi, cứu họ vượt qua 1 khó khăn bất ngờ. Cũng từ đó mà miếu mạo thờ bà được lập công xây dựng và thờ phụng. Trong miếu thờ, bà sẽ mặc trang phục màu xanh.

Về mẫu Thoải, bà cũng có nhiều tích và truyền thuyết khác nhau, nhưng tựu chung bà có xuất thân từ dòng dõi Long Vương, là người cai quản miền sông nước, gắn liền với tộc người Việt trong buổi đầu sinh hoạt ở vùng ven sông. Có người cho rằng, mẫu Thoải là mẹ ruột của Lạc Long Quân, vị thần có công sinh ra con dân Việt Nam cùng mẹ Âu Cơ. Bà là vợ của Kinh Dương Vương, được ông cưới về làm vợ khi 2 người gặp nhau ở Sông Lam. Cũng có dị bản cho rằng bà là vợ Thủy Tề, hoặc là những người con gái của Lạc Long Quân thay cha coi sóc miền sông nước. Nhưng dù là dị bản nào, người ta cũng công nhận mẫu Thoải có xuất thân từ Long Vương, là người nắm quyền hành cai quản miền sông nước.

Về mẫu Địa, người ta cho rằng bà là do mẫu Thượng Thiên biến hình thành, chủ yếu coi sóc cuộc sống của các sinh vật sống trên mặt đất, đồng thời cai quản miền đất bạt ngàn đầy phù sa. Bà sẽ được mặc trang phục màu vàng khi ngồi ở điện thờ mẫu. Bà là người mẹ được thêm vào sau cùng, cũng như ít dị bản kể về bà.

Truyền thuyết: Địa tiên thánh mẫu | Mẫu địa tiên, mẫu địa phủ, đệ tứ | Phật địa mẫu | Tamlinh.org

Như vậy trong tam tòa thánh mẫu thì trừ mẫu Liễu Hạnh có xuất thân từ thần tiên giáng trần, các mẫu còn lại đều có xuất thân từ Sơn Thần hoặc Thủy Thần, một phần là thần tiên nhưng lại có nguồn gốc gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử có thật như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, vua Hùng…

Vai trò của tín ngưỡng thờ mẫu trong đời sống tinh thần của con người

Tín ngưỡng thờ mẫu là sự nhân thần hóa tín ngưỡng thờ thế lực tự nhiên

Từ xa xưa, các hiện tượng và thế lực tự nhiên đã mang trong mình sức mạnh vô hình, từ cây lúa, mây mưa sấm chớp, cho đến các loài vật. Chúng vừa mang sức mạnh che chở, vừa đe dọa đến sự tồn tại của loài người. Đối với các dân tộc đã phát triển, họ nhân thần hóa các thế lực tự nhiên ấy, với mục đích cho họ cái hình hài tồn tại, cộng hưởng với việc vai trò của người phụ nữ được đề cao trong nền văn minh lúa nước, thì việc mẫu thần hóa các hiện tượng tự nhiên là điều có thể xảy ra. Trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu, các Mẫu thần đại diện cho sự sáng tạo và bảo vệ, mỗi Mẫu lại cai quản một miền khác nhau, bao phủ tất cả các khía cạnh của đất nước Việt Nam. Như vậy, các thể lực tự nhiên đã được phân loại, và hữu tính hóa thành hình ảnh cụ thể, âu cũng là một diễn biến hợp lý.

Đạo mẫu và vai trò của người phụ nữ trong xã hội thương nghiệp truyền thống

Nếu người đàn ông bị gán cho việc đánh giặc, chỉ huy trận mạc, thì người phụ nữ vốn phải bươn trải, gánh hàng buôn bán để nuôi sống gia đình. Cũng như đò, chợ là nơi giao thương, xuyên suốt từ vùng này sang vùng khác, là nơi các tiểu thương gồng gánh buôn bán. Trong cuốn sách Đạo Mẫu Việt Nam, giáo sư Vũ Đức Thịnh đã mô tả về tình hình đạo mẫu được hình thành do sự mở rộng của kinh doanh mua bán:

“…Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tuyến đường buôn bán từ Hà Nội ngược lên Lạng Sơn, Đồng Đăng bằng đường bộ, và sau này cả đường sắt nữa, trao đổi hàng hóa với trung quốc. Một tuyến đường khác từ Hà Nội vượt lên Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai bằng đường bộ, đường sông và đường sắt. Tất nhiên phải kể đến con đường huyết mạch từ Hà Nội xuôi về nam qua Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Đó là các con đường buôn bán đường dài, với lực lượng chính là phụ nữ. Và không có gì ngạc nhiên, khi ven các con đường buôn bán như vậy mọc lên không biết bao nhiêu đền phủ của đạo Mẫu, nơi mà các nữ thương nhân thường ghé vào cầu cúng Thánh mẫu cho họ buôn bán được may mắn…”

Như vậy, đạo Mẫu gắn liền với cuộc sống thương nhân, nơi mà con người Việt xưa thường cậy nhờ trên mỗi chuyến hàng của mình. Sau này theo sự phát triển của kinh tế, nhiều miếu Mẫu xuất hiện mang đến sự chở che về tiền bạc, sức khỏe cho con người, được nhiều thương nhân tìm đến để cậy nhờ.

Tín ngưỡng thờ mẫu nói về môi trường của người phụ nữ

Theo phân cấp ngày xưa, Đình là nơi sinh hoạt của nam giới, thì mẫu phủ là nơi sinh hoạt của nữ giới. Các bà, các mẹ vốn không quan tâm đến triết lý của nhà Phật, nhưng lại cực kỳ bị thu hút bởi hình ảnh độ lượng, giàu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật Bà Quan Âm. Với sự tiến bước vào chùa của Đạo Mẫu, người phụ nữ đã tìm thấy một nơi đáp ứng được cả ước nguyện cho đời sau, lẫn sự thỏa mãn trong cuộc sống trần tục. Với phụ nữ mà nói, Chùa và Miếu Mẫu là nơi để họ tụ họp, bày tỏ nguyện vọng và khát khao thỏa mãn đời sống tâm linh, qua đó mà tình chị em thêm khắng khít. Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu như một bà mẹ chở che cho các chị em phụ nữ, cho phép họ được thỏa mãn nguyện vọng tinh thần của mình tại một nơi tôn kính như Chùa Miếu, để họ được tiếp xúc, trò chuyện và thăm hỏi nhau.

Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam

Tìm hiểu sâu hơn về Đạo Mẫu Việt Nam


Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam (cập nhật 28/04/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)