Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam

Đạo Mẫu là một hình thức tín ngưỡng dựa trên niềm tin vào các thần linh và tổ tiên, thường được thực hành tại các đền thờ Mẫu ở Việt Nam. Đối với người Việt Nam, Đạo Mẫu mang đến nhiều ý nghĩa và tác động tinh thần, văn hóa. Dưới đây là một số điểm mà Đạo Mẫu có thể có ý nghĩa đối với người Việt Nam:

  1. Tôn vinh tổ tiên và thần linh: Đạo Mẫu là một hình thức tôn giáo đặc biệt, tập trung vào việc tôn vinh tổ tiên và thần linh, coi đó như những người bảo hộ và bảo vệ gia đình, cộng đồng.
  2. Kết nối với tâm linh: Đạo Mẫu mang lại cơ hội để người thực hành có thể kết nối với tâm linh, gặp gỡ và cầu nguyện cho sự hỗ trợ, bảo vệ, và may mắn trong cuộc sống hàng ngày.
  3. Gắn kết cộng đồng: Việc thực hành Đạo Mẫu thường diễn ra trong cộng đồng, tạo ra một sự gắn kết giữa các thành viên thông qua niềm tin chung và các hoạt động tâm linh.
  4. Giữ gìn truyền thống: Đạo Mẫu là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam, giúp duy trì và chuyển giao những giá trị truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  5. Giải quyết vấn đề và xua đuổi tà ma: Người thực hành Đạo Mẫu thường tin rằng các thần linh và tổ tiên có thể giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn, đồng thời bảo vệ khỏi những thế lực tiêu cực như tà ma, linh hồn bất an.
  6. Tạo ra một không gian linh thiêng: Đền thờ Mẫu là nơi linh thiêng, nơi người thực hành có thể tìm kiếm sự yên bình và tìm hiểu về bản thân thông qua các nghi lễ và cầu nguyện.

Tuy nhiên, ý nghĩa của Đạo Mẫu cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào quan điểm và niềm tin cá nhân của mỗi người.


Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Vậy Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

1. Đạo mẫu là gì?

Từ thời nguyên thủy, Đạo Mẫu đã được hình thành. Đây là tín ngưỡng bản địa, nó thỏa mãn sự cầu mong sự sinh sôi nảy nở của những người nông dân. Và ở thời kỳ của chế độ phong kiến, đặc biệt là ở thế kỷ XVI – XVII thì Đạo Mẫu còn đáp ứng cho những nhu cầu, mong muốn của tầng lớp thương nhân, thượng lưu. Và đến ngày nay, Đạo Mẫu vẫn được phát triển theo nhiều chiều hướng nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh tế thị trường và đô thị hóa, hiện đại hóa. Từ đó, một bức tranh với đa dạng màu sắc của tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam được hình thành với sự trải dài của tín ngưỡng Đạo Mẫu ở khắp đồng bằng đến đô thị và lên miền núi.

Mặc dù trong quá trình hình thành và phát triển, Đạo Mẫu đã tiếp thu những ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng khác (như: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo,…) song vẫn có thể khẳng định rằng Đạo Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực. Về nguyên lý thì Đạo Mẫu là việc tôn thờ Mẫu, tức Mẹ là đấng sáng tạo và bảo vệ cho vũ trụ, cho con người, cho vạn vật. Ở đây, con người có thể gửi gắm những ước vọng, khát khao về cuộc sống thực tại của chính mình, chủ yếu là về sức khỏe và tiền tài, danh vọng.

Đạo Mẫu có một hệ thống thần điện đa thần rất phong phú, có khoảng 60 vị thánh nhưng chịu sự bao trùm của Thánh Mẫu, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh chiếm vị trí thần chủ trong điện thần Đạo Mẫu dù xuất hiện muộn trong hệ thống điện thần (xuất hiện ở thế kỷ XV – XVI). Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần đi vào đời sống dân gian sâu sắc nhất vì xuất hiện ở thời kỳ Nho giáo phát triển mạnh, do đó vị Thánh Mẫu đã đi vào xã hội, vào tư tưởng, vào đời sống tâm linh của mỗi con người Việt Nam, không kể già hay trẻ, không kể nam hay nữ, không kể giàu hay nghèo.

Đạo Mẫu thể hiện sự tổng hợp của các tôn giáo tín ngưỡng cấp cao dù cho đây vốn là tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt Nam. Đạo Mẫu cũng giúp cho hệ thống thần điện thể hiện được sự đa văn hóa, đa dân tộc (gồm những dân tộc chiếm đa số và cả những dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam). Như trên thực tế, trong hệ thống thần điện, có khá nhiều những vị thần có nguồn gốc là người dân tộc thiểu số, do đó mà hệ thống thần điện có sự tổng hợp của cách sinh hoạt văn hóa của cả tộc người thiểu số vào những nghi lễ của đạo. Đạo Mẫu là một trong số ít những tôn giáo tín ngưỡng có sức sống bền bỉ, nó đã hình thành và phát triển ở hết thời kỳ chế độ phong kiến và giờ đây đang ngày càng “sục sôi” ở trong xã hội hiện đại hóa, công nghệ hóa ngày nay.

 

2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam ?

Từ nguồn gốc lịch sử và xã hội xa xưa thì tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ – tứ phủ) đã xuất hiện khá phổ biến. Mặc dù đều cùng một hệ thống thần điện, cùng một nguyên tắc là tôn sùng thần linh nữ tính song cách thức thờ Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Thánh Cô, Mẫu tam phủ – tứ phủ được thực hiện không hoàn toàn giống nhau.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ Mẫu – Mẹ làm đấng tối cao quyền năng để đảm bảo cho sự sinh sôi, chở che cho con người và vạn vật. Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa của một vị thần mang hình hài của một người Mẹ – một hình mẫu cho sự bao dung, ấm áp, bảo trợ. Được hình thành ở thời kỳ phong kiến hà khắc nên ở đó, người phụ nữ Việt Nam được giải tỏa hết những thành kiến, sự ràng buộc, những xiềng xích của chế độ phong kiến. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tại hệ thống thần điện còn có Thánh Bản mệnh, đây là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu.

Trong kho tàng thần thoại về sự hình thành và lập quốc thì vai trò của các vị nữ thần luôn được nêu cao. Có thể kể đến như thần thoại từ lúc Việt Nam chỉ toàn là bùn va nước thì nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa tan đi sự tối tăm, lạnh giá. Hay truyền thuyết ề “Đội đá vá trời” của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng. Chính bà Nữ Oa đã tạo ra những vị nữ thần khác đại diện cho các thế lực tự nhiên Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Những vị thần nữ còn được coi là tổ sư của nhiều ngành nghề thủ công có vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp tại vùng châu thổ sông Hồng như mẹ Âu Cơ. Cây lúa chính là thực phẩm chính, đã nuôi sống hàng nghìn đời dân Việt Nam. Vì thế, cây lúa – đất – nước đã trở thành một dạng thần linh, gắn với tính Âm.

Như vậy, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được xuất phát từ niềm tin và sự kính trọng của nhân dân Việt dành cho tính nữ, với khả năng sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển. Dù cho trong chế độ phong kiến vốn trọng nam khinh nữ thì tư tưởng của người nông dân về quan hệ mẫu hệ – nữ quyền vẫn bao phủ lên tư tưởng cổ hủ ấy. Dưới sự phát triển của Nho giáo, sự ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền thì có thể phái nữ đã bị xem nhẹ. Dẫu vậy, “phép vua còn thua lệ làng”, dù không ra trận mạc chinh chiến, dù chỉ được gắn với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, … thì tư tưởng mẫu hệ vẫn tồn tại bền bỉ trong tâm thức của người Việt. Và bởi không có phụ nữ thì sẽ chẳng có người chèo chống bếp núc, quán xuyến gia đình, quản lý tiền bạc, … Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam chính là sự tôn sùng, là sức mạnh để bảo vệ đời sống tâm hồn của người phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ Việt Nam luôn là người nuôi nấng, giáo dục con cái, quản lý các công việc gia đình. Mọi công việc trong gia đình hầu như do một tay người phụ nữ xây dựng nên.

Khi dân tộc Việt Nam còn theo chế độ mẫu hệ thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hình thành, nhưng để tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức trở thành Quốc đạo thì phải kể đến khi sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu. Để hình thành nên điện thờ Thánh Mẫu phải kể đến công lao rất lớn của các vua Lê khi đã có công kết hợp tục thờ Mẫu của người miền xuôi và tục Sơn Trang của người miền núi. Trong đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ của đạo mẫu của người đồng bằng và Mẫu Thượng Ngàn là chủ sơn trang của người miền núi.

Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời. Và ngày giáng thế đầu tiên của Thánh mẫu Liễu Hạnh là năm 1434, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua. Như vậy, có thể thấy Đạo Mẫu ra đời sau đạo Phật giáo, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được ra đời từ hàng nghìn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niếp bàn.

 

3. Hầu đồng là gì?

Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có bao gồm cả dân tộc Việt Nam thì hầu đồng (còn gọi là hầu bóng) được hiểu là một nghi lễ tín ngưỡng dân gian và là sự thể hiện của tôn giáo thờ nữ thần đạo Mẫu. Theo ban Tôn giáo Chính phủ thì hầu đồng được xác định một hoạt động tôn giáo rất linh thiêng. Về bản chất thì hầu đồng là việc các vị thần về hầu để truyền phán, chữa bệnh, ban phước lành, … cho những người theo hầu. Khi đó, những ông đồng, bà đồng sẽ trở thành hiện thân của vị thần vì vị thần đã nhập vào họ.

Hầu đồng là một trong những nghi lễ thờ Mẫu Tứ phủ, đặc biệt là nghi lễ thường mang nhiều đặc điểm, sắc thái khác nhau ở việc thờ cúng trong đền của các vị thần Thiên – Địa -Thoải – Thượng Ngàn (hay còn gọi là Nhạc Phủ).

Từ đó, có thể thấy, hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về hầu đồng. Đây được hiểu là một cụm từ thể hiện trạng thái của ông đồng, bà đồng khi Thánh nhập vào người và thể hiện hành động, lời nói, cảm xúc, biểu đạt thông qua thân xác của những người hầu đồng. Hiện vẫn chưa có sự khẳng định về ai được hầu đồng, ai không được hầu đồng. Thế nhưng, trên thực tế, những người hầu đồng đều được đánh giá là có căn hầu đồng và hệ thần kinh yếu hoặc di truyền trong một gia đình.

Về đời sống thực tế thì vẫn có những trường hợp người có căn quả nhưng không ra hầu, không trình thánh nền sức khỏe, công việc, học tập bị ảnh hưởng, có thể là đau ốm niêm miên, làm ăn không thu được vốn, học tài thi phận, …Và biện pháp giải quyết ở đây chính là hầu đồng. Khi đó, sức khỏe của những người này được phục hồi, mọi việc cũng sẽ thuận lợi hơn. Thông thường, việc hầu đồng phải tùy theo lịch, tuy nhiên thường được tổ chức vào ngày giỗ tháng tám, giỗ mẹ tháng ba.


Đạo Mẫu ở Việt Nam tôn vinh tổ tiên và thần linh, gắn kết cộng đồng qua niềm tin chung, và giúp giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời duy trì và chuyển giao giá trị truyền thống.


Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam


Đạo mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa Việt Nam (cập nhật 28/04/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)