Ý nghĩa 8 tượng đơn (bát quái) trong Kinh Dịch

Kinh Dịch là một hệ thống triết học và dự đoán phong phú, bắt nguồn từ những nguyên lý cơ bản của vũ trụ và sự tương tác của chúng. Các khái niệm Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, và 64 quẻ Kinh Dịch cùng nhau tạo thành một cấu trúc logic và hài hòa. Dưới đây là mô tả chi tiết về mối quan hệ và sự tương tác giữa các khái niệm này:

Thái Cực Sinh Ra Lưỡng Nghi (太極生兩儀)

Thái Cực (太極) là khởi điểm của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Thái Cực biểu thị sự toàn vẹn, sự hợp nhất và tiềm năng vô tận, từ đó mọi thứ được sinh ra. Từ trạng thái nguyên thủy và toàn vẹn của Thái Cực, vũ trụ bắt đầu phân chia thành hai lực đối lập nhưng bổ sung cho nhau, được gọi là Lưỡng Nghi (兩儀).

  • Âm (陰): Đại diện cho yếu tố nữ tính, tĩnh, lạnh, tối và tiêu cực.
  • Dương (陽): Đại diện cho yếu tố nam tính, động, nóng, sáng và tích cực.

Lưỡng Nghi là nguyên lý cơ bản của sự tồn tại và sự biến đổi trong vũ trụ. Âm và Dương không tồn tại độc lập mà luôn tương tác và biến đổi lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng và hài hòa.

Lưỡng Nghi Biến Hóa Thành Tứ Tượng (兩儀生四象)

Từ sự tương tác của Âm và Dương, vũ trụ phát triển thêm và hình thành nên Tứ Tượng (四象). Tứ Tượng là bốn trạng thái phát triển tiếp theo của Lưỡng Nghi:

  • Thái Âm (太陰): Âm lớn, đại diện cho đỉnh điểm của tính âm.
  • Thái Dương (太陽): Dương lớn, đại diện cho đỉnh điểm của tính dương.
  • Thiếu Âm (少陰): Âm nhỏ, giai đoạn khởi đầu của tính âm.
  • Thiếu Dương (少陽): Dương nhỏ, giai đoạn khởi đầu của tính dương.

Tứ Tượng biểu thị sự phân chia tinh tế hơn của Âm và Dương, tạo ra những trạng thái khác nhau trong sự biến đổi liên tục của vũ trụ.

Tứ Tượng Phát Triển Thành Bát Quái (四象生八卦)

Từ Tứ Tượng, sự phân chia tiếp tục và phức tạp hóa hơn, tạo thành Bát Quái (八卦). Bát Quái là tám quẻ đơn, mỗi quẻ gồm ba hào (nét), mỗi hào có thể là hào dương (nét liền) hoặc hào âm (nét đứt). Tám quẻ đơn này là:

  1. Càn (☰): Trời, dương, sáng tạo.
  2. Đoài (☱): Hồ, âm dương giao hòa, vui vẻ.
  3. Ly (☲): Lửa, dương, sáng rõ.
  4. Chấn (☳): Sấm, dương, khởi đầu.
  5. Tốn (☴): Gió, âm, linh hoạt.
  6. Khảm (☵): Nước, âm, sâu lắng.
  7. Khôn (☷): Đất, âm, nuôi dưỡng.
  8. Cấn (☶): Núi, âm, tĩnh lặng.

Bát Quái là biểu tượng của các yếu tố cơ bản trong vũ trụ và sự tương tác của chúng. Mỗi quẻ đơn biểu thị một khía cạnh của vũ trụ và sự biến đổi của nó.

Bát Quái Kết Hợp Lại Tạo Thành 64 Quẻ Kinh Dịch (八卦生成六十四卦)

Khi hai quẻ đơn trong Bát Quái kết hợp với nhau, chúng tạo thành 64 quẻ kép (quẻ Kinh Dịch). Mỗi quẻ kép gồm sáu hào, tạo nên một hệ thống phong phú và chi tiết để mô tả các trạng thái và tình huống khác nhau trong vũ trụ. Mỗi quẻ kép có một tên và một ý nghĩa riêng, phản ánh một khía cạnh cụ thể của sự biến đổi và tương tác trong vũ trụ.

Ví dụ, quẻ Khôn (☷) trên Càn (☰)  tạo thành quẻ Thái (泰), biểu thị sự hòa hợp và thuận lợi. Trong khi đó, quẻ Khảm (☵) trên Ly (☲) tạo thành quẻ Ký Tế (既濟), biểu thị sự hoàn thành và đạt được mục tiêu.

Mối Quan Hệ và Sự Tương Tác trong Kinh Dịch

Mối quan hệ và sự tương tác giữa Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái và 64 quẻ Kinh Dịch tạo thành một hệ thống logic và hài hòa, giúp giải thích và dự đoán các hiện tượng trong vũ trụ và cuộc sống. Hệ thống này không chỉ phản ánh sự phức tạp và đa dạng của vũ trụ mà còn cung cấp một phương pháp luận để hiểu và dự đoán sự biến đổi không ngừng của vạn vật.


Ý NGHĨA 8 TƯỢNG ĐƠN – BÁT QUÁI

KIỀN – Thiên ☰ SỐ LÝ : 1

01 – Hình dáng : TAM LIÊN, ba vạch liền.
02 – Hình ảnh : Một khối liền lạc.
03 – Tính lý : CƯƠNG KIỆN.
04 – Thể dụng : HOÁ THÀNH, đắc đạo.
05 – Năng tính : Mạnh mẽ, CỨNG MẠNH, mạnh tiến, tích cực, hùng mạnh.
06 – Thời lúc : Khởi nguyên, KHỞI ĐẦU, đầu cuộc, HOÁ THÀNH (Nguyên Hanh Lợi Trinh Chi Tượng: Muôn vật có lý khởi đầu, có lớn lên, có hữu dụng và hoá thành, Kiền:NHƯ)
07 – Thời tiết : Trưa, đầu năm, đầu tháng, đầu ngày.
08 – Thời khí : Khô ráo, khô ran, nắng hạn.
09 – Con người : Con Trai, đàn ông, phái mạnh, LÃO ÔNG, LÃO BÀ, nữ lực sĩ, nữ võ sĩ, cao ráo, to xương.
10 – Trí Tri Ý : Ý KIẾN
11 – Đức tánh : Kiên cường, kiên quyết, thô bạo, quân tử, khô ran, cứng rắn cương quá ắt gãy.
12 – Không gian : Phương Tây Bắc
13 – Thiên Địa : THIÊN : trời
14 – Ngũ hành : Kim, kim loại khối, nguyên chất, cứng tròn
15 – Màu sắc : Màu trắng tinh, sáng thanh

LÝ của KIỀN

– Kiền chỉ được lý bởi Khôn
– Kiền dày được lý bởi Khôn mỏng
– Kiền cứng được lý bởi Khôn mềm
– Vũ trụ đã tựu thành, bất cứ cái gì, cái chi bất kể vô hữu nào cũng đã hoá thành, vậy đạo Kiền NHƯ NHIÊN không sao chối cãi được nữa.

ĐOÀI – trạch ☱ SỐ LÝ 2

01 – Hình dáng : THƯỢNG KHUYẾT, khối liền nằm bên dưới và trên mặt gãy khúc, gồ ghề trên mặt.
02 – Hình ảnh : Giống cái ao, đầm.
03 – Tính lý : HIỆN ĐẸP(Hỉ Dật Mi Tu Chi Tượng: Hiện ra sự đẹp)
04 – Thể dụng : Hễ đạt QUÂN BÌNH, CÂN XỨNG thì đẹp.
05 – Năng tính : Chi li, HUỶ TRIẾT, manh múm, phân tích, bẻ gãy, óc triết lý, thích đẹp, đẹp lòng dạ.
06 – Thời lúc : Mùa THU êm thuận, lúc trăng khuyết mới mọc sắp lặn. Lúc Âm hiện: HIỂN.
07 – Thời tiết : MÙA THU
08 – Thời khí : Êm dịu, sáng dịu, mát mà ấm.
09 – Con người : Phái đẹp, thiếu nữ, đẹp trai, nguỵ biện, triết gia, người mẫu, nghệ thuật, mỹ thuật, nghệ sĩ.
10 – Trí Tri Ý : Ý ĐỊNH
11 – Đức tánh : Thích lời hay ý đẹp, tánh ba hoa, nói dai, lẻo mép, tánh cương bên trong mà nhu bên ngoài.
12 – Không gian : ĐOÀI : CHÁNH TÂY
13 – Thiên Địa : Trạch : Ao, Đầm
14 – Ngũ hành : Kim, kim loại vác mỏng, trang sức phụ nữ
15 – Màu sắc : Trắng nhạt

LÝ của ĐOÀI

– Đoài được lý bởi một hào Âm hiện ra bên trên và Đoài chỉ được lý bởi Tốn: Âm tiềm tàng bên trong, bên dưới.
– Âm Dương là một cùng lúc chung cùng, Đã đến lúc Âm hiện ra che khối Dương ở bên trong.

LY – Hỏa ☲ SỐ LÝ : 3

01 – Hình dáng : TRUNG HƯ. đứt ở giữa, trống ở giữa.
02 – Hình ảnh : Cái hộp trống, cái nhà ( Môn Hộ Bất Ninh Chi Tượng: Tượng nhà cửa động)
03 – Tính Lý : NÓNG SÁNG, SÁNG CHỐI, hào quang toả ra chung quanh, hai hào Dương vây ngoài hào Âm rỗng ở giữa ở bên trong, tựa như lửa.
04 – Thể dụng : Hào Âm có sức hút Dương mà ở trong cho nên cái thể của nó BÁM VÀO, hút vào, còn cái dụng của nó là dương có tính bung ra TOẢ RA, lại sẳn nằm ở bên ngoài. Ly : Bám vào, toả ra bung ra.
05 – Năng tính : HƯ VÔ, hư không, vô tư lự, Đức Thần Minh Vô Tư, Ly: Vũ
06 – Thời lúc : Lúc cần phải minh bạch tỏ rõ, Lúc mặt trời hoặc mặt trăng tròn SÁNG TỎ.
07 – Thời tiết : Mùa hè
08 – Thời khí : Nóng gay gắt, khí nóng toả ra, mặt trời toả chiếu.
09 – Con người : Trung nữ, máu nóng, nóng nảy, vô tư, thông minh, quả tim nóng, nhiệt tình…………
10 – Trí Tri Ý : Ý CHÍ ( chí khí đã tỏ rõ lắm)
11 – Đức tánh : Tánh bộc trực, công tâm, minh bạch, nóng nảy.
12 – Không gian : LY: Chánh NAM
13 – Thiên Địa : HOẢ, mặt trờ
14 – Ngũ hành : Hỏa lửa
15 – màu sắc : Đỏ, tía, hồng.

LÝ của LY

– Ly chỉ được lý bởi hào âm ở giữa là Ly chỉ được lý bởi Khảm
– Dương khí bọc ngoài để bảo vệ âm đức bên trong. Dương TỎA RA vây bọc bên ngoài, đồng thời BÁM VÀO âm ở trong.

CHẤN – Lôi ☳ SỐ LÝ: 4

01 – Hình dáng : HƯỚNG THƯỢNG, một vạch dương bên dưới làm nền
02 – Hình ảnh : Hình cái chén lật ngữa.
03 – Tính lý : ĐỘNG DỤNG.
04 – Thể dụng : ĐỘNG DỤNG, nền tảng động, khởi phát động.
05 – Năng tính : NĂNG ĐỘNG, hiếu động( Trùng Trùng Chấn Kinh Chi Tượng : Tượng Chấn Động)
06 – Thời lúc : Biến Động, lúc chiến tranh, lúc mặt trời mới mọc lên.
07 – Thời tiết : Rạng đông, mát lạnh ở ban sáng, LẬP XUÂN.
08 – Thời khí : Khí nóng khởi lên cao mãi, nóng dần lên.
09 – Con Người : Trưởng nam, con trai đầu lòng.
10 – Trí Tri Ý : Ý THỨC
11 – Đức tánh : Khởi phát động, Chấn: Khởi, khơi ( xuất phát, xuất ra, năng động, hiếu động, kinh động, tánh tháo vát, tánh siêng năng, gây kinh động, xây dựng).
12 – Không gian : Chấn : CHÁNH ĐÔNG
13– Thiên Địa : LÔI, Thiên Lôi, sấm sét.
14 – Ngũ hành : Mộc, cây non nhỏ, thảo mộc
15 – Màu sắc : Màu xanh lá mạ, cây thảo mộc

LÝ của CHẤN

– Chấn chỉ được lý bởi dương động làm nền tảng và chỉ được lý so với Cấn ngưng nghỉ
– Dương có năng tính động hướng lên, đã xuất hiện ở vị trí sơ khởi nền tảng ( hào sơ ) cứ thế mà động hướng thượng mãi lên

TỐN – phong ☴ SỐ LÝ : 5

01 – Hình dáng : HẠ ĐOẠN, ở bên dưới đứt ra làm hai đoạn.
02 – Hình ảnh : Hình ảnh cái đùi gà hoặc bên dưới khúc khuỷu, gấp gẫy, như mây từng cụm rời rạc dưới bầu trời.
03 – Tính lý : THẤM NHẬP, thẩm thấu, âm tính đang ẩn tàng sâu kín ở bên trong(Âm Hại Tương Liên Chi Tượng:Có sự giấu diếm ở trong lòng)
04 – Thể dụng : THUẬN ỨNG, THUẬN NHẬP, chìu theo, vì ưng ý mà chịutheo
05 – Năng tính : Kín đáo, e lệ, chịu đựng, bền bỉ, nhập cuộc.
06 – Thời lúc : Mùa Xuân, lúc nhập cuộc, lúc mọc mầm.
07 – Thời tiết : Tiết Đông Xuân
08 – Thời khí : Khí hậu miền Đông Nam gió đông nam.
09 – Con người : Trưởng nữ.
10 – Trí Tri Ý : Ý NIỆM
11 – Đức tánh : TRẦM MẶC, trầm tư mặc tưởng, kín đáo, có tâm sự riêng, u uẩn trong lòng.
12- Không gian : Phương Đông Nam ( theo hậu thiên)
13 – Thiên Địa : PHONG – gió
14 – Ngũ hành : Mộc, gỗ cây to
15 – Màu sắc : Màu xanh cây lớn

LÝ của TỐN

– Tốn được lý bởi hào âm bên dưới cùng và chỉ được lý so với Đoài ☱
– Muôn vật luôn có TIỀM LỰC riêng của nó và thuận nhập để thể hiện TIỀM LỰC riêng tư đó.

KHẢM – thuỷ ☵ Số Lý : 6

01 – Hình dáng : TRUNG MÃN, đầy, dày đặc ở chính giữa.
02 – Hình ảnh : Hình ảnh một dòng nước( ——- ) giữa hai bờ đất ( — — )
03 – Tính lý : HÃM HIỂM, siết chặc vào, ghịt buộc, kiềm hãm, xuyên sâu vào trong
04 – Thể dụng : Dụng làm TRỤ CỘT, buộc trói, ràng buộc.
05 – Năng tính : XUYÊN SÂU, hút vào, thu hút, ưa thích, thích thú.
06 – Thời lúc : Mùa mưa, mùa đóng băng, lúc thuỷ triều dâng lên.
07 – Thời tiết : Tiết Đông, gió lạnh.
08 – Thời khí : Ẩm ướt.
09 – Con người : Trung Nam, người mập nước.
10 – Trí Tri Ý : Ý THÍCH, Khổ Tận Cam Lai Chi Tượng: Vì ưa thích mà bám theo mãi, rất khổ cực.
11 – Đức Tánh : Nham hiểm, lạnh lùng, bình thản, sâu độc, ác hiểm, khổ tận cam lai chi tượng.
12 – Không gian :Miền sông nước, ao hồ, biển cả. Khảm:Chánh Bắc( theo hậu thiên)
13 – Thiên Địa : THUỶ, nước.
14 – Ngũ hành : Thủy nước, chất lỏng
15 – Màu sắc : Màu đen, xám, sậm, tối, hãm.

LÝ của KHẢM

– Khảm chỉ được lý bởi hào dương ở giữa và chỉ được lý với LY trung hư ☲
– Lỗ khoá ☲ LY, chìa khoá ☵ khảm

CẤN – sơn ☶ SỐ LÝ: 7

01 – Hình dáng : DẪN HẠ, một vạch dương ở bên trên cùng.
02 – Hình ảnh : Hình ảnh cái chén úp xuống, phủ hạ, hướng hạ
03 – Tính lý : NGƯNG NGHỈ.
04 – Thể dụng : TRÌ TRỆ, nạnh tính, quán tính
05 – Năng tính : Lừ đừ, lười biếng, nghỉ ngơi, tánh bảo thủ, tánh ngoan cố, tánh chai lì.
06 – Thời lúc : Lập Đông, lúc hưu trí, giờ nghỉ.
07 – Thời tiết : Tiết Lập Đông.
08 – Thời khí : Gió núi lạnh, khô.
09 – Con người : Thiếu nam, con trai út, người nam nhỏ.
10 – Trí Tri Ý : : Ý NGHĨ
11 – Đức tánh : Tánh chần chờ, chờ thời ( Thủ Cựu Đãi Thời Chi Tượng: Tượng bảo thủ chờ thời), tánh suy nghĩ nhiều mà ít làm, ít hành động.
12 – Không gian : Miền nhiều núi non. Cấn : Đông Bắc ( theo Hậu thiên)
13 – Thiên Địa : SƠN – núi.
14 – Ngũ hành : Thổ, đất núi
15 – Màu sắc : Màu vàng đất đỏ núi đồi

LÝ của CẤN

– Cấn được lý bởi hào dương trên cùng.
– Cấn được lý bởi Chấn, Cấn : Tĩnh – Chấn Động
– Muôn vật được hoá sinh nhờ vào cái KHUÔN ĐÚC (CẤN) của nó. Cấn là bào thai của Vũ Trụ, là bến bờ của mọi sự động tĩnh.

KHÔN – địa ☷ SỐ LÝ: 0 – 8

01 – Hình dáng : LỤC ĐOẠN, sáu vạch đứt rời rạc.
02 – Hình ảnh : Hình ảnh đất cát rời, Khôn : Địa, thổ.
03 – Tính Lý : NHU THUẬN, vì yếu đuối mà theo
04 – Thể dụng : Manh Vi, manh nha
05 – Năng Tính :YẾU ĐUỐI theo mạnh. Nhu Thuận Lợi Trinh Chi Tượng: Từ yếu mềm, thuận theo lẽ mềm yếu ấy.
06 – Thời lúc : Lúc mưa thuần.
07 – Thời tiết : Ẩm ướt, âm u.
08 – Thời khí : Âm khí lạnh.
09 – Con người : Lão bà, con gái, phái nữ.
10 – Trí Tri Ý : Ý TƯỞNG.
11 – Đức tánh : Đức âm nhu, uyển chuyển, nhu quá ắt nhược.
Tánh HƯ KHÔNG – KHÔN: HƯ
12 – Không gian :Miền đồng bằng. Khôn : Tây Nam ( theo hậu thiên)
13 – Thiên địa : Địa – đất.
14 – Ngũ hành : Thổ
15 – Màu sắc : Vàng đất đen đồng bằng.

LÝ của KHÔN

– ¬¬Khôn được lý bởi Kiền.
– Địa là Đất thì Thiên là Trời. Khôn mềm, Kiền cứng.
– ÂM DƯƠNG là MỘT CÙNG LÚC CHUNG CÙNG.
– ÂM nào DƯƠNG ấy.


Chủ đề: Ý nghĩa 8 tượng đơn (bát quái) trong Kinh Dịch
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)