Tự do: Ảo hay thật???

1. Bản năng và lí trí

Trời đất hình thành, vạn vật sinh sôi. Các loài sinh vật được tạo hoá ban cho sự sống. Chúng là 1 phần của tự nhiên giới, mỗi loài có 1 đặc tính, 1 nhiệm vụ riêng và đóng góp kết cấu chung của tự nhiên. Mỗi loài là 1 mắt xích mà nếu sai lệch sẽ dẫn đến những tác động lớn theo hiệu ứng “hồ điệp”.

Vì vậy mỗi loài sinh vật đều có những đặc tính loài riêng và được duy trì liên tục qua các thế hệ (nếu môi trường tự nhiên không buộc chúng phải thích nghi để thay đổi)
Đặc tính này được gọi là bản năng.

Con người đương nhiên cũng là 1 loài sinh vật và cũng có những đặc điểm tương tự như vậy. Thế nhưng, khác biệt chính là ở chỗ, con người là động vật cấp cao, có trí tuệ phát triển, có tư duy độc lập, có tự do ý chí. Ngoài bản năng thì trí tuệ chính là món quà thứ 2 mà tạo hoá ban cho ta. Nhưng đôi khi ta lại dùng món quà đó 1 cách sai lầm và tiêu cực hoặc không dùng đến nó mà lại để bản năng dẫn dắt.

Dù có tư duy độc lập thì bản năng vẫn là thứ dẫn dắt ta mạnh mẽ nhất nhưng nó lại rất khó nhận ra, vì nó nằm sâu trong tiềm thức. Đến nỗi mà ta thường làm theo bản năng nhưng lại cứ ngỡ ta đang dùng lí trí. Và cái oái oăm ở đây là bản năng thường đi trước, dẫn dắt hành động và quyết định của ta, còn trí não thì chỉ đi sau và hợp lí hoá cái quyết định đó thôi. Trí não tìm cách giải thích, thuyết phục ta rằng hành động và quyết định như vậy là có suy nghĩ chứ không phải cảm tính ? ? Nhưng thật ra không hề!

2. Sự nhận định sai lầm của não bộ

Bản năng chính là cơ chế tự động giúp chúng ta tồn tại. Nhưng đôi khi nó lại làm hại ta nếu ta không hiểu để sử dụng nó mà để nó dẫn dắt mình. 1 ví dụ cụ thể như sau:

Ngày nay chúng ta đã quá quen và sử dụng cực kì nhiều các mạng xã hội, Facebook, Tiktok, Instagram… Và đặc điểm chung của chúng là gì?

Đó chính là việc ta lướt, lướt, lướt và lướt…

Ban đầu não bộ sẽ cố gắng ghi nhớ, học hỏi nhưng lại có quá nhiều thông tin khiến nó cần phải lọc để giảm tải. Hơn nữa, chúng ta thì hầu hết cũng không phải lướt để tìm tòi, học hỏi mà thường ra chỉ lướt để giải trí mà thôi, nhiều khi còn lướt theo thói quen mà chả biết mình đang làm gì, như kiểu lướt trong vô thức vậy. Điều này sẽ tạo 1 phản xạ có điều kiện với não bộ rằng: “Ak, cứ cái gì lướt lướt thế này tức là không có giá trị mấy, không cần quan tâm, không cần để ý, không cần ghi nhớ đâu”. Và não bộ sẽ lọc bỏ cái đó đi cho đỡ mệt (vì não sẽ luôn luôn lọc bỏ hết cái gì nó nhận diện là không cần thiết để tiết kiệm năng lượng). Cứ dần dần như vậy hình thành 1 thói quen của ta trong cuộc sống, cái gì cũng lướt, không chú tâm vào cái gì được. Và nguy hiểm hơn, não bộ nhận định rằng những cái ta lướt qua hoặc có thời gian tiếp xúc ngắn thì đều không có giá trị, không cần giữ lại trong đầu. Và tiến triển thành những bệnh như giảm khả năng ghi nhớ, giảm trí nhớ ngắn hạn, hay quên, đãng trí, lơ đễnh, giảm khả năng tập trung, mất trí nhớ…

Đó chỉ là 1 ví dụ nhỏ của việc nếu ta không thực sự hiểu và làm chủ bản năng thì chính thói quen của mình đã hại bản thân mình.

Ấy thế nhưng tự mình hại mình vẫn chưa phải cái đen đủi nhất. Mà bản năng của ta còn bị khai thác bởi những người hiểu điều đó nữa cơ. Nếu các bạn xem 1 số phim tài liệu về mạng xã hội (The Social Dilemma), các bạn sẽ hiểu những người viết ra thuật toán, viết ra những con AI họ hiểu về não bộ và tâm lí con người như thế nào, và họ dùng nó để làm gì? Để trói chúng ta vào đó và kiếm lợi từ đó.

Đương nhiên, giá trị và lợi ích của nó thì không thể bàn cãi nhưng tại sao chẳng có nhà phát triển nào nói gì về tác hại và cách sử dụng đúng đắn vậy???

3. Bản năng bị khai thác

Chưa hết chưa hết. Những người hiểu về điều này vẫn đang dùng nó để khai thác người khác từ rất nhiều khía cạnh. Họ dùng những kiến thức tâm lí học, quy luật não bộ… để đánh vào cảm xúc của người khác để quảng cáo phóng đại, marketing sai sự thật… cuối cùng là để kiếm lợi mà thôi.

Tất nhiên, kiến thức là công cụ để phục vụ con người. Nó không có lỗi. Dùng thế nào là do người sử dụng. Và nhiều người đang dùng những kiến thức đó để bán hàng kém chất lượng, quảng cáo lố… Họ không vì mục đích muốn người khác tốt lên, khoẻ lên, hạnh phúc lên mà chỉ cần bán được hàng, cầm được tiền mà thôi. Còn lại thì sống chết mặc bay!

Và 1 thứ nữa cũng được sử dụng nhiều vì tính hiệu quả và quy mô của nó: “Hiệu ứng đám đông”

4. Hiệu ứng đám đông

Thật ra, hiệu ứng đám đông cũng là 1 bản năng sinh tồn. Vì sức mạnh của tự nhiên là vô cùng to lớn và khủng khiếp. Vậy nên các loài vật thường có xu hướng sống thành bầy đàn để tăng khả năng sống sót. Loài người cũng không ngoại lệ.

Và lâu dần nó hình thành 1 tiềm thức sai đó là: “Cứ theo số đông thì sẽ sống sót”. Từ đó, hình thành nên tâm lí đám đông. Và điều này cũng đang được khai thác triệt để nhờ có sự giúp đỡ của các phương tiện truyền thông và các thiết bị số trong thời kì bùng nổ khoa học kĩ thuật.

Tôi có 1 câu chuyện thế này. Trước đây lúc còn sinh viên, tôi rất thích Sơn Tùng (giờ tôi vẫn thích ?). Và hôm đó ST có ra 1 bài mới. Mà các bạn biết rồi đó, ST ra bài nào thì cứ phải gọi là đám đông ối dồi ôi. Và tôi cũng thấy bài đó rất hay (có lẽ cũng là hiệu ứng đám đông). Nhưng cái hay ở câu chuyện này là khi tôi đưa cho bạn tôi nghe. Nó bảo là: “Không, tao chả thấy hay gì. Tao không thích những cái mà nhiều người thích. Tao không bị ảnh hưởng bỏi đám đông đâu”

Lúc đó tôi thấy có gì đó sai sai rồi nhưng chưa nghĩ ra. Giờ thì tôi mới biết là bạn tôi nó cũng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông y như tôi, chỉ là ở thái cực ngược lại mà thôi. Và tất nhiên, nhóm người như bạn tôi là nhóm thiểu số và họ tưởng rằng họ không hề bị ảnh hưởng bởi đám đông ^^

Vậy nên mới có câu: “Người ta không sợ bị ghét, mà chỉ sợ bị lãng quên mà thôi”

Do đó, điều khiển đám đông dễ hơn điều khiển 1 người rất nhiều. Muốn điều khiển đám đông, tạo nên 1 xu hướng, 1 làn sóng nào đó rất dễ. Chỉ cần đặt ra 1 mục tiêu, 1 cái đích nào đó và thuyết phục đám đông rằng điều đó là đúng đắn, là đương nhiên. Thì khi đó chắc chắn họ sẽ tìm cách để đạt được nó bằng mọi giá. Họ sẽ có những cách thức khác nhau, những luồng tư tưởng khác nhau để đạt được cái đích đó.

Nhằm thêm phần thuyết phục và hiệu quả, chỉ cần đẩy thêm sự mâu thuẫn và đối nghịch giữa các con đường đó. Thế là đám đông sẽ suốt ngày chỉ tranh luận, cãi nhau rằng cách của tôi mới đúng, cách của ông sai rồi, và họ bị cuốn vào đó mà quên luôn việc tự hỏi xem “mình đang làm gì vậy?”, “làm vậy để làm gì?”, đạt được “cái đích” kia để làm gì, đó có phải là “cái đích” mà mình thực sự muốn hay ko?

Đó, đây mới chính là cách điều hướng đẳng cấp! Khiến cho người ta thấy mình được tự do trong hành động, trong cách thức. Và họ nghĩ rằng mình được tự do ^^ “Tự do ảo” mà thôi.

Chứ cái cách điều khiển và bắt ép hành động kiểu bọn đa cấp: Mua đi, làm đi, đặt cọc đi… là nó ở cái trình độ lùn thôi. Vì cái đó rất dễ nhận ra và chả ai thích bị bắt ép cả ^^

Giống kiểu có 3 vương quốc nọ. Bạn làm vua 1 nước, bạn có cô con gái xinh đẹp. Bạn đưa công chúa ra mồi cho hoàng tử 2 nước kia tranh nhau, rồi chiến tranh. Rồi bạn bán vũ khí cho cả 2 bên vậy ^^

Xã hội ngày nay chúng ta cũng có nhiều người bị cuốn theo những mục tiêu, những cái đích như vậy: tiền tài, danh vọng,…

Nhưng có 1 cái mục tiêu nữa mà tôi cho rằng sai lầm ở hầu hết mọi người hiện nay. Đó chính là mục tiêu về sức khoẻ. Chúng ta đang cho rằng đi khám tổng quát không ra bệnh gì tức là khoẻ mạnh. Chúng ta chỉ làm sao đạt được các chỉ số bình thường là được, cứ “âm tính” là được. Nó giống như chúng ta đang đối xử với sức khoẻ của mình, cơ thể của mình 1 cách lấy lệ cho xong việc vậy. Nhưng đến khi chỉ sổ thay đổi hoặc siêu âm, chụp chiếu có vấn đề rồi thì thường nó đã qua giai đoạn sớm mất r, nó là kết quả của cả 1 thời gian tích luỹ những thứ tiêu cực của ta.

Và rồi dịch bệnh nổ ra cũng vậy. Ta cũng chỉ chăm chăm vào việc làm thế nào để không mắc bệnh, mắc bệnh rồi thì cũng làm đủ mọi cách để chuyển “dương tính” thành “âm tính” mà chả cần biết cách đó có tác dụng phụ hay tổn thương những phần khác của cơ thể hay không. Chúng ta chỉ tập trung vào cái mục tiêu, cái đích là làm sao để “âm tính” mà thôi. Và từ đó, nhiều “luồng” đối lập ra đời, thuốc nọ thuốc kia, vacxin nọ vacxin kia. Rồi cái này chê cái kia, thuốc kia chê vacxin này. Nhưng ta đâu có nhận ra “âm tính” không phải là cái mục tiêu đúng đắn, thêm nữa ta lại bị cuốn vào những luồng đối lập trái chiều kia và rồi cuối cùng, kể cả ta có đạt được cái đích “âm tính” đi nữa thì cơ thể chúng ta, “mảnh đất sức khoẻ” của chúng ta cũng đã bị xới tung lên, thủng lỗ chỗ rồi. Và sau đó, tất nhiên, kết cục quen thuộc, bao nhiêu tiền chúng ta kiếm ra cũng sẽ dùng hết để mua chiếc giường đắt đỏ nhất thế gian mà thôi ?

Có rất nhiều người mắc nhưng không chữa hoặc chữa đơn giản cũng âm tính, khỏi luôn. Nhưng cũng có những người “âm tính” rồi mà sức khoẻ giảm sút rất nhiều, chất lượng cuộc sống cũng đi xuống rất nhiều luôn.

Vậy nên hãy biết ơn và chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc cơ thể của chúng ta bằng sự quan tâm thật sự. Đừng hướng tới những mục tiêu lấy lệ. Và cũng hãy xây dựng cho mình những mục tiêu đúng đắn. Cố gắng tỉnh táo để tránh xa những luồng ý kiến trái chiều, những luồng ý kiến trong cuộc, những luồng ý kiến nhất thời mà chưa đủ thời gian kiểm chứng.

Để làm được điều đó chúng ta cần sự thông thái và trí tuệ đến từ những nguồn tri thức khách quan, ít liên quan đến những vấn đề “thời sự”. Theo tôi, đó sẽ là nguồn tri thức cổ xưa, đến từ những bậc uyên thâm như Chúa, Đức Phật hay các bậc học sĩ ngày xưa.

Khi chúng ta có tri thức, có sự trung lập trong tư tưởng, không thiên lệch, không bị tác động bởi bất cứ điều gì bên ngoài, thì khi đó ta mới thực sự tự do


Nguồn: Dr. Lâm


Tự do: Ảo hay thật??? (cập nhật 14/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)