Âm-Dương: Góc nhìn vũ trụ của người phương Đông

Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về Học thuyết Âm — Dương một cách dễ hiểu nhất. Đây sẽ là bài viết quan trọng, cung cấp cho các bạn 1 góc nhìn mới và là nền tảng để hiểu sau hơn các bài viết sau đây của mình.

Khi mới bắt đầu tiếp cận và nghiên cứu 1 vấn đề gì đó. Mình luôn đặt câu hỏi vì sao người ta lại tìm ra cái này, mục đích của họ là gì, vấn đề và mong muốn của họ là gì và cái đó giúp họ giải quyết vấn đề gì?

Trong bài viết, mình muốn đưa tới cho các bạn gồm các phần sau:

  • Khái niệm cơ bản
  • Các quy luật của Âm — Dương và giải thích
  • Sự tương tác của Âm — Dương
  • Sự biến hoá, chuyển đổi ÂM — Dương
  • Âm — Dương trong cơ thể

1, Khái niệm cơ bản

Về Âm — Dương, có rất nhiều tài liệu, nhiều người định nghĩa khác nhau rất trừu tượng. Còn nôm na đơn giản, Âm — Dương là 1 công cụ để người xưa tìm hiểu về vũ trụ, vạn vật. Nó là 1 cái thước đo mà có thể lắp vào và đo mọi thứ. Từ đó, hiểu hơn về sự tồn tại và vận động của vạn vật.

  • Âm — Dương (ÂD) thể hiện sự thống nhất và đối lập của vạn vật.
    Mọi thứ luôn tồn tại 2 mặt đối lập, mất đi 1 mặt sẽ không thể tồn tại. “Cái tốt” chỉ tồn tại khi có “cái xấu”. Nếu không có “cái xấu” thì “cái tốt” cũng biến mất, nó sẽ trở thành bình thường.
  • Tính tương đối của ÂD
    Đây là điều mà khiến nhiều người nhầm lẫn. ÂD là cái thước đo và đo như nào, đặt nó như nào, xét trên phương diện nào phụ thuộc vào sự sáng tạo của người đo. Nếu bạn đóng đinh nó bất di bất dịch lập tức sẽ sai và bị hạn chế. Đây chính là cái hay của ÂD khiến nó trở thành 1 công cụ tuyệt vời không bị giới hạn.
    Bình thường ta sẽ có:
    Sáng, tốt, nam, mạnh mẽ, vô hình, cứng rắn, cao, trên, bên ngoài… thuộc Dương
    Tối, xấu, nữ, yếu đuối, hữu hình, mềm mại, thấp, dưới, bên trong… thuộc Âm
    Nếu phân tích riêng, ví dụ 1 cái cốc, ta có bên trong thuộc Âm, bên ngoài thuộc Dương là về hình thể. Nhưng nếu xét về công dụng thì bên trong lại là Dương, bên ngoài là Âm vì công dụng của cái cốc thể hiện ở phần rỗng bên trong của cốc. Phần Âm nhiều quá không tốt nên các bạn thấy không ai làm cái cốc mà cái thành dày cộp lên cả 😀

2, Các quy luật Âm — Dương
Người xưa nghiên cứu và đặt câu hỏi rằng vì sao có những thứ bị loại bỏ, có những thứ tiếp tục tồn tại và phát triển, họ tin rằng những thứ tồn tại được phải tuân theo những quy luật chung nào đó. Và từ đó lập luận ra các quy luật của Âm-Dương. Ở đây mình sẽ phân tích trên mối quan hệ vợ chồng, rất điển hình cho ÂD

  • Âm — Dương đối lập
    Như đã nói ở trên, ÂD là 2 mặt đối lập nhau và bao hàm toàn bộ các vấn đề của 1 sự vật. 2 mặt đó hợp lại tạo nên 1 chỉnh thể thống nhất để tồn tại. 2 mặt này có vai trò tương đương nhau. Mất 1 mặt tổng thể sẽ diệt vong. Vậy nên đừng cố loại bỏ cái xấu. Mọi thứ luôn có tốt xấu. Kể cả trong việc tốt cũng có những điều xấu (trong Âm có Âm Dương, trong Dương cũng có Âm Dương. Từ đó mà sinh ra Tứ Tượng)
    Hay như trong Ngũ Hành ta có Tương Sinh thuộc Dương và Tương Khắc thuộc Âm. Rất nhiều người luôn cố gắng lựa chọn màu sắc và mọi thứ thuận theo Tương Sinh, loại bỏ Tương Khắc. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Tương Sinh và Tương Khắc là 2 mặt để giữ sự cân bằng. Thiếu hụt sẽ nguy hiểm. Ví dụ cái cây phát triển nhanh quá, cứ vươn ra thì nó sẽ yếu ớt như đứa bé (Âm không theo kịp Dương), hay như ngọn lửa lúc nào cũng muốn thổi cho nó cháy to lên thì ắt sẽ nhanh lụi tàn.
0CYVNrkNhoibKAW8Q
  • Âm — Dương bình hành
    Tức là 2 phần ÂD của sự vật cần tương xứng với nhau. Ví dụ các bạn học hết đại học thì sẽ khó lòng yêu 1 người chỉ học hết lớp 5. Nó gọi là môn đăng hộ đối. Nếu 1 mặt kém đi, mặt kia sẽ lấn át và càng kém thêm, lâu dần dẫn đến diệt vong. Cái này trong tình yêu hay cuộc sống vợ chồng cũng thể hiện rất rõ
  • Âm — Dương hỗ căn
    Tức là 2 phần ÂD là gốc rễ của nhau. Dù đối lập mà hỗ trợ nhau. Đặc tính của Âm(vợ) là bảo tồn, nuôi dưỡng, chăm sóc. Đặc tính là Dương(chồng) là bao bọc, che chở, bảo vệ, định hướng. Vì thế, người quân tử hiểu biết thời xưa (vua, chúa, tướng quân, học giả) đều vô cùng tôn trọng người vợ, còn gọi là thuyết “trọng âm”. Vai trò của người phụ nữ là cực cực kì quan trọng. Những kẻ thiếu hiểu biết thì lại trọng nam khinh nữ, cho rằng mình mới là quan trọng, phụ nữ thấp kém chỉ biết bếp núc. Làm nữ giới hiểu nhầm về vai trò của mình rồi lại đi đấu tranh đòi quyền bình đẳng…
    ÂD luôn phải bắt rẽ vào nhau. Giống như người vợ ở nhà chăm lo hậu phương, chăm sóc chồng, thì chồng ra ngoài đi làm kiếm tiền cũng phải quay lại đưa tiền và quan tâm đến vợ. Còn 1 bên cứ chăm sóc còn ông kiếm đc tiền lại mang đi cho gái thì chắc chắn sớm muộn cũng sẽ phá vỡ quy luật dẫn đến tan vỡ.
  • Âm — Dương tiêu trưởng
    Nghĩa là trong 1 khoảnh khắc nào đó, khi 1 phần bị trội lên thì phần kia phải giảm xuống. Nếu cả 2 cùng trội lên cũng sẽ không kịp thích nghĩ dẫn đến diệt vong. Ví dụ như khi vợ cáu lên, lồng lên, thì đấng mày râu chúng ta cần bình tĩnh, dịu xuống, đợi về cân bằng rồi mới nói chuyện. Còn cả 2 cùng căng lên là sẽ toang 😀

3, Sự tương tác của Âm — Dương

  • Nếu 1 Âm và 1 Dương gặp nhau nhưng không tương tác với nhau thì không có biến hoá. Như 1 người nữ gặp 1 người nam những không có tình cảm thì chỉ là 2 người bạn
  • Nếu Âm tương tác tác với Dương sẽ xảy ra 2 trường hợp
    1 là đối lập, đấu tranh, kẻ thù của nhau, tiêu diệt nhau rồi sau đó lập 1 trật tự hoà bình mới cân bằng
    2 là hoà hợp, hỗ trợ, bù đắp cho nhau. Đây chính là biến hoá phong phú nhất. Khi này 1+1 không còn bằng 2 nữa. Sẽ là 1 cộng 1 thành 1 đôi, thành 3 người, 4, 5… và 1 gia đình ^^

4, Sự biến hoá chuyển đổi của Âm — Dương

Mọi sự biến hoá của ÂD đều tóm gọn trong 2 trường hợp
-Cực sinh biến (Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm)
-Mầm mống biến đổi

  • Cực sinh biến nghĩa là khi 1 giai đoạn, 1 quá trình nào đó đạt đến cực thịnh thì đó cũng là dấu chấm hết bắt đầu chuyển sang thời kì suy tàn hoặc chuyển đổi sang 1 dạng khác. Mọi thứ luôn vận hành tuần hoàn theo biểu đồ hình sin. Con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước vỡ bờ, hay trong khổ đau tột cùng người ta nhận ra giá trị của cuộc sống. Có những người lại quá đầy đủ, quá thành công về vật chất đến 1 lúc họ nhận ra những điều đó thật vô nghĩa và họ bắt đầu hướng đến các giá trị tinh thần
  • Mầm mống tức là trong cái này luôn tiềm tàng mầm mống của cái kia. Chính là 2 chấm tròn nhỏ trong hình (Thiếu Âm, Thiếu Dương). Trong hoà bình luôn tiềm tàng mầm mống của chiến trang và ngược lại. Trong 1 hạt lúa luôn tiềm tàng 1 năng lượng đợi điều kiện thích hợp sẽ kích thích phần vật chất tạo ra cây. Nếu hạt lúa chỉ có vật chất mà không có mầm mống năng lượng đó thì người ta gọi là hạt lép

5, Âm — Dương trong cơ thể

Nói ngắn gọn, Dương là phần vô hình thể hiện chức năng các cơ quan, tính cách, cảm xúc, năng lượng, khí trong thể chúng ta. Có tác dụng đảm bảo sự vận hành và các chức năng hoạt động bình thường. Còn Âm là phần vật chất hữu hình, vóc dáng, dinh dưỡng, huyết, các loại dịch… Có tác dụng nuôi dưỡng, bảo tồn, duy trì.

Hiểu đơn giản cơ thể ta giống 1 ngọn lửa, thì phần Dương là phần lửa vàng, còn phần Âm giống như phần củi.

  • Phần lửa cháy vừa phải sẽ duy trì sự ấm áp, sự sống và lâu bền, nếu cháy quá to quá nhanh sẽ hao củi (Âm), nhanh tàn. Còn nếu lửa quá yếu thì chỉ cần 1 cơn gió thổi cũng tắt (chết) hoặc chỉ còn lại tàn đóm (người sống thực vật)
  • Phần củi thì lại cần có đủ số lượng và chất lượng. Chất lượng là củi phải có độ ẩm vừa phải, khô quá thì cháy nhanh hết mà ướt quá thì không cháy được (độ khô của củi chính là dương trong âm). Còn số lượng phải đầy đủ và được bổ sung liên tục, nếu không lửa cứ cháy đến lúc đùng 1 cái hết củi và tắt. Đây cũng chính là lí do dẫn đến đột tử. Người Âm hư rất dễ đột tử dù đang khoẻ mạnh.

Âm hư yếu lâu ngày cũng sẽ dẫn đến Dương trội lên 1 thời gian rồi cũng hư theo và ngược lại. Âm hư không dưỡng được Dương cũng dẫn đến mệt mỏi, khí lực kém, các chức năng hoạt động không tốt, rối loạn.

Ban ngày, phần khí (thuộc Dương) của ta hoạt động, ban đêm khi ngủ khí đi vào trong huyết (thuộc Âm) để nghỉ ngơi và dưỡng sức. Nên nếu ta ngủ không đủ hoặc phần huyết quá kém không dưỡng được khí thì sẽ mất ngủ hoặc hôm sau dậy sẽ mệt mỏi.

Để luận về ÂD thì nói 30phút xong mà nói 3 ngày cũng chưa hết. Vì cứ chia ra thì rất phức tạp nhưng hợp lại thì cũng chỉ có 2 thứ là Âm và Dương. Đơn giản chính là đỉnh cao của sự phức tạp.

6, Ứng dụng của ÂD
Âm — Dương có thể được ứng dụng cực kì lớn và hữu dụng trong mọi sự vật hiện tượng cũng như các vấn đề và mối quan hệ. Vận dụng được đến đâu lại phải tuỳ vào sự sáng tạo của các bạn. Những gì mình viết trên đây là những điều cơ bản nhất, mong rằng các bạn có thể vận dụng nó để luận ra những vấn đề của mình, từ đó áp dụng các quy luật và giải quyết các vấn đề đó

Tạm kết, mong rằng bài viết trên đây giúp các bạn hiểu hơn phần nào về ÂD, là nền tảng để các bài viết sau mình sẽ phân tích về dinh dưỡng, thuốc, ngũ hành và tình dục học. Qua mỗi bài viết các bạn cũng sẽ dần dần hiểu hơn về ÂD. Xin cảm ơn


Âm-Dương: Góc nhìn vũ trụ của người phương Đông (cập nhật 20/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)