“Ta là ai?” dưới góc nhìn Y học

Có lẽ các bạn vẫn còn nhớ, trong 1 bài viết trước, mình đã nói rằng “Ta không phải cơ thể này” và thực vậy, góc nhìn Y học đã cho chúng ta thấy rõ điều này.

Hàng ngày, chúng ta sử dụng cơ thể mình để trải nghiệm thế giới vật chất này với công cụ là 5 giác quan. Và 1 điều mà ít ai nhận thấy rồi đến khi đủ đau, gặp 1 biến cố nào đó về sức khoẻ thì họ mới tìm cách chữa trị. Đó là ta thường chú tâm đến 1 trải nghiệm nào đó mà quên mất rằng cơ thể mình đang chịu tổn thương về mặt vật lí.

Ví dụ, ta thường đi mở 2 chân thành hình chữ V theo thói quen để tăng khả năng thăng bằng, cũng là để Não bộ bay bổng nơi khác chứ không chánh niệm trong từng bước chân, không quan sát cơ thể mình. Hay dùng máy tính, điện thoại lâu ngày khiến ta đau cổ vai gáy. Hay kể cả 1 việc ta vẫn cho rằng tốt đó là tập Gym thì 1 số người vẫn tập với mục đích để có body đẹp mà quên mất rằng cơ thể đang phải chịu gánh nặng khi tập chưa đúng. Tất cả những điều đó để là Cơ thể đang phải chịu đựng để phục vụ 1 nhu cầu hay mục đích nào đó của Ta.

Và chắc chắn Ta không phải Cơ thể này vì nếu Ta là Cơ thể thì Ta sẽ nhận ra ngay và không bao giờ để Cơ thể mình chịu tổn thương. Ta biết ta đang buồn, đang đói, đang vui nhưng không bao giờ biết Cơ thể đang phải oằn mình chống đỡ với những thứ có hại để bảo vệ Ta, cho đến khi Ta thấy đau thì cũng là lúc Cơ thể đến giới hạn nó chịu hết nổi rồi ?

1 minh chứng rõ ràng khác cho điều này. Chúng ta đều đã nghe câu nói: “Điều gì xảy đến với ta không quan trọng, cách chúng ta phản ứng với nó mới quan trọng”. Hay nôm na là ta không thể thay đổi được ngoại cảnh mà quan trọng là nội lực bên trong. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng, nó chỉ đúng với Ta, đúng với phần ý thức mà thôi. Vì khi có đủ kiến thức, nhận thức, tri thức và trải nghiệm, ta hoàn toàn có thể làm chủ được suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Nhưng, với Cơ thể vật lí thì hoàn toàn ngược lại. Ta không bao giờ tác động được trực tiếp vào cơ thể vật lí mà chỉ có thể tác động gián tiếp tới nó bằng cách thay đổi môi trường ngoại cảnh khác quan. Ví dụ ta không thể bảo: “Cơ bắp ơi, hãy to lên đi” được. Mà ta phải thay đổi môi trường của nó bằng việc tập tạ thường xuyên, và chờ đợi cơ bắp nó tự to lên. Cơ chế của quá trình này chỉ nằm trong 1 từ: “Sự thích nghi”. Hiểu và sử dụng được cơ chếnày, tasẽ có những kết quả rất bất ngờ.

Ta đến với thế giới này từ khi sinh ra đến khi chết đi, cái gì thực sự là của ta sẽ theo ta vĩnh viễn. Và TA chỉ có đúng 2 tài sản vô giá, 2 công cụ quý báu để ta sử dụng tuỳ ý. Đó là CƠ THỂ và TRI THỨC.

Khi sinh ra, ta đã mang theo TRI THỨC bên mình. Lúc đó, nó ở dạng Tàng thức và được khoá lại. Đó là những kiến thức và kĩ năng mà ta đã học từ nhiều kiếp trước. Những tri thức này không bao giờ mất đi mà ngày càng nhiều. Vậy nên hãy không ngừng học hỏi vì điều đó sẽ giúp ta tích luỹ thêm vào kho Tàng Thức và cũng là 1 trong 2 điều kiện để kích hoạt Tàng thức ta đã học trước đây.

Và tài sản thứ 2, khác với Tàng thức, Cơ thể vật lí của ta phát triển theo đồ thị số mũ. Nó sẽ phát triển đến cực đại rồi lụi tàn dần theo thời gian. Điều mà chúng ta có thể làm được đó chắc chắn phải là hiểu về nó, chăm sóc nâng niu nó và sử dụng nó đúng cách. Mục đích không gì khác là nâng cái giới hạn cao lên và kéo dài thời gian ở đỉnh của nó ra. Đây là điều kiện còn lại trong việc kích hoạt kiến thức trong Tàng Thức của ta. Phải có 1 kho đủ mạnh ta mới có thể nhét được nhiều thứ. Phải là biển mới có thể thu nạp được nước từ trăm sông.

Trích đoạn ngắn trong giáo án “Giải phẫu ứng dụng” của mình. Mình luôn mong muốn đưa đến kiến thức và tư duy đúng đắn về sức khoẻ cho mọi người để có thể tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Sau 1 thời gian viết bài trên Medium mình nhận thấy sẽ không hiệu quả bằng việc mình sẽ đưa từng chút kiến thức và tư duy cho các bạn ngày qua ngày. Tích luỹ theo thời gian chắc chắn nó sẽ thành 1 vụ nổ lớn. Chứ đọc bài viết 1,2,3, 5 lần đi nữa thì có lẽ cũng khó để có thể hiểu và áp dụng được


Nguồn: Dr. Lâm


“Ta là ai?” dưới góc nhìn Y học (cập nhật 27/06/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)