Tử Vi Đẩu Số: Học Cơ Bản

Khi nói đến Tử vi là người ta nghĩ ngay đến cuộc đời của con người. Môn Tử vi bắt nguồn từ Đạo gia Trần Đoàn tự Đồ Nam, đời nhà Tống bên Trung Hoa và được thịnh hành nhất từ đời Đường. Lý thuyết của Tử vi là do từ Dịch lý, rồi linh động kết hợp theo các con số vận hành trong Hà đồ và Lạc thư, sau đó là định vị của các vì sao và dùng nó để giải đoán cá tính của con người và cuộc đời cho từng cá nhân. Quan niệm cũ thì cho là Khoa Tử vi như một loại “Thánh kinh”, họ có lập trường rất bảo thủ nên đã “thần thánh hóa” khoa này một cách quá đáng. Quan niệm mới có sự rộng rãi hơn nên coi Khoa Tử vi là môn khoa học huyền bí mà con người cần tìm hiểu về vũ trụ quan liên kết mật thiết với ta. Dù cổ hay tân chúng ta có kết luận “Thiên cơ bất khả lộ”, tuy nhiên những người hâm mộ về khoa huyền bí này chỉ mong biết được phần nào về cuộc đời của con người qua môn Tử vi đã bao thế hệ dày công nghiên cứu. Việc vận dụng khoa Tử vi vào hoàn cảnh thực tế của mỗi con người là yêu cầu rất cần thiết và khách quan. Tử vi cũng là một trong các bộ môn của môn Khoa học Quản lý. Dựa vào những sự kiện của Năm, Tháng, Ngày và Giờ sinh của mỗi con người, Tử vi sẽ phát hiện những khả năng và năng khiếu mang tính Chuyên môn hóa cao. Trên cơ sở đó Tử vi giúp cho con người phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm để hoàn thiện trong cuộc sống.

Mệnh là đời sống, sự sống và cách sống của con người. Số là con số nguyên lý, nguyên tắc căn bản trong khoa tử vi. Số mệnh là những sự kiện liên quan đến con người và cuộc đời của cá nhân đó. Thuận âm dương (thiên thời), sinh ngũ hành, đúng phương hướng (địa lợi), đắc cách các sao (nhân hòa). Âm dương và Ngũ hành chỉ về con người (xác thân phàm tục), còn Tứ tượng và Bát quái chỉ về thời gian, đời sống và cách sống của con người. Thuận lý âm dương :  Khí âm gặp khí dương hay khí dương gặp khí âm. Nghịch lý âm dương :  Khí âm gặp khí âm hay khí dương gặp khí dương. Đừng lầm lẫn với thuận vị trí. Thuận vị trí :  Khí âm phải ở vị trí âm và khí dương phải ở vị trí dương. Tận nhân lực tri thiên mệnh, mệnh tốt không bằng thân tốt, thân tốt không bằng hạn tốt.

Nhóm Cung :

#  Thuộc Dương (+) :
#  Thuộc âm (-) :
#  Thuộc phương Bắc :
#  Thuộc phương Nam :
Cung Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ
Cung Ngọ Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Cung Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần
Cung Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân

Mùa Tháng Giờ :

* Giờ  Tý
* Giờ  Sửu
* Giờ  Dần
23-01 sáng
01-03
03-05
Tháng Giêng
Tháng Hai
Tháng Ba
Tháng  Dần
Tháng  Mão
Tháng  Thìn
Tiết Vũ Thủy
Tiết Xuân Phân
Tiết Cốc Vũ
Mùa Xuân
* Giờ  Mão
* Giờ  Thìn
* Giờ  Tỵ
05-07
07-09
09-11
Tháng Tư
Tháng Năm
Tháng Sáu
Tháng  Tỵ
Tháng  Ngọ
Tháng  Mùi
Tiết Lập Hạ
Tiết Hạ Chí
Tiết Đại Thử
Mùa Hạ
* Giờ  Ngọ
* Giờ  Mùi
* Giờ  Thân
11-13 trưa
13-15
15-17
Tháng Bảy
Tháng Tám
Tháng Chín
Tháng  Thân
Tháng  Dậu
Tháng  Tuất
Tiết Xử Thử
Tiết Thu Phân
Tiết Sương Giáng
Mùa Thu
* Giờ  Dậu
* Giờ  Tuất
* Giờ  Hợi
17-19
19-21
21-23 đêm
Tháng Mười
Tháng Mười Một
Tháng Chạp
Tháng  Hợi
Tháng  Tý
Tháng  Sửu
Tiết Lập Đông
Tiết Đông Chí
Tiết Đại Hàn
Mùa Đông

Sự phân chia các cung của lá tử vi :

Muốn cho việc giải đoán con người và cuộc đời có sự rõ ràng và khúc chiết, lá số tử vi đã được phân chia hay đặt tên thành 12 cung : Mệnh, Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền Trạch, Quan Lộc, Nô Bộc, Thiên Di, Tật Ách, Tài Bạch, Tử Tức, Thê Thiếp / Phu Quân và Huynh Đệ. Đó là 12 cung di động, tùy thuộc vào tháng và giờ sinh của mỗi cá nhân mà ta có thể định được cung Mệnh nằm tại đâu. Ngoài ra còn có 1 cung đặc biệt trên lá số tử vi đó là cung Thân. Cung này được an đồng cung với 1 trong 6 cung : Mệnh, Phúc Đức, Quan Lộc, Thiên Di, Tài Bạch, Thê Thiếp / Phu Quân.

Cung Mệnh :  Cung quan trọng bậc nhất trong lá số tử vi bởi nó mang nhiều ý nghĩa nhất cho con người và đời người. Tại đây ta có thể nói về những cá tính và hình dáng tổng quát của cơ thể, sức khỏe, khả năng v.v… và còn nói đến hoàn cảnh ảnh hưởng đến trọn cuộc đời. Cung Mệnh là hình ảnh của cá nhân đó di động theo từng thời kỳ, từ lúc ấu thơ cho đến lúc chung cuộc giã từ sự sống. Nó gây cho ta cái cảm tưởng là con người và cuộc đời là 2 hình ảnh sống động như hình với bóng và tạo cho ta cái ý tưởng hành động của chúng ta sẽ có một hậu quả tất nhiên của chính nó. Đó là một triết lý không phải do người khác áp đặt cho ta, mà chính chúng ta nghĩ đến nó, tìm nó như một chân lý, làm đuốc soi đường cho trọn cuộc sống chúng ta.

Cung Phụ Mẫu :  Diễn tả về mối quan hệ đầu tiên của con người khi vừa có mặt trên cõi đời, đó là cha mẹ vậy. Cung này cho ta biết về sự sống của cá nhân đối với cha mẹ cùng nói lên sự quan hệ đó như thế nào. Tình trạnh gia cảnh và đời sống của cha mẹ cũng được nói đến ở cung này.

Cung Phúc Đức :  Nói đến những gì thuộc quá khứ của giòng họ (tổ tiên, ông bà, v.v…), một cái gì trừu tượng như để nhắc nhở và khuyên răn cá nhân trong cuộc sống có nhiều bất trắc triền miên. Hình ảnh gia tộc trong dĩ vãng còn cảnh giác cá nhân phải hành động thế nào cho hợp với đạo làm người, hợp với lẽ phải của công lý. Cái hậu quả là chính cá nhân và con cháu sẽ nhận lãnh tất cả. Sự phát đạt, thịnh vượng hay suy sụp, phân tán của gia tộc cũng được nói ở cung này. Cái âm đức kết phát của giòng họ sẽ ảnh hưởng đến cá nhân, tốt xấu và nhiều ít cũng được ghi nhận ở đây.

Cung Điền Trạch :  Nói về cái kết quả xây dựng cuộc sống của con người, một mái nhà với vợ chồng con cháu, v.v… Hình ảnh đất đai, ruộng vườn (bất động sản) quả thật là hình ảnh của sự thành công về vật chất của con người. Tại đây còn cho thấy cái viễn ảnh tương lai của đời sống cá nhân lúc bắt đầu thành nhân cho đến lúc chung cuộc. Sự phong phú, tồn tại và phát triển hay tầm thường, suy kém về phương diện bất động sản cũng được nói tại đây.

Cung Quan Lộc :  Công danh, nghề nghiệp và sự thành đạt, đó có phải là thân phận của con người sống trong xã hội ? Tài ba cá nhân, khả năng phấn đấu, sự tranh đua để đạt được một vị trí trong xã hội đều nằm trọn vẹn ở cung này. Thành hay bại, vinh hay nhục, công hay tội, lưu xá vạn niên (để tiếng xấu muôn đời) hay lưu danh thiên cổ (để tiếng tốt ngàn năm) cũng được trình bày tại cung này.

Cung Nô Bộc :  Cái đạo nghĩa thầy trò, chủ tớ, bạn bè được diễn tả rõ nét ở đây. Có ân nghĩa trước sau hay lật lọng phản bội, có phải là tri kỷ tri âm hay chỉ là phường vá áo túi cơm ? Cung này cho thấy tình đời đối với cá nhân rõ ràng nhất.

Cung Thiên Di :  Vốn dĩ là đối kháng với cung Mệnh nên cung này là đối tượng của cá nhân. Cái hoài bão tuổi già chung cuộc có thực hiện được không là tại cung này. Đây là cái gương thu nhận hình ảnh con người của một cá nhân và trình bày ra trước xã hội và công luận một cách rất rõ ràng. Một quý nhân hay là phường vô loại, một chính nhân quân tử hay là ma đạo tiểu nhân, một thanh tâm cao thượng hay một trí đoản hạ lưu, tất cả đều được tập trung tại cung này.

Cung Tật Ách :  Cái bất trắc của cuộc đời nó nằm tại đây, bệnh tật và tai họa là hậu quả của nghề nghiệp và sự sống của cá nhân. Cung này cho thấy cái phúc hiện tại của chính cá nhân làm được và đồng thời cũng nhận được cái kết quả từ xã hội và cuộc đời đưa đến. Cung này còn nói lên được các chứng bệnh tật, cố tật, sự chữa trị và kết quả của nó.

Cung Tài Bạch :  Phẩm chất giá trị của cá nhân được diễn tả rõ ràng tại cung này. Bằng cách nào để tạo ra tiền, bằng nghề gì để có được tiền, bởi phương tiện nào để nhận được tiền, đó có phải là nói lên nhân cách con người trong xã hội ? Cung này sẽ cho biết những cách đó, giầu nghèo hay nhiều ít tiền của, cá nhân làm chủ tiền bạc hay tiền bạc làm chủ cá nhân. Tiền của có được tồn tại vĩnh viễn hay sẽ cất cánh bay đi.

Cung Tử Tức :  Cái hậu duệ của con người nó nằm tại đây, nó kéo dài ra để nối nghiệp hay chấm dứt cũng tại đây. Cái hạnh phúc tuổi già nó bàng bạc nhưng cũng rất thực tế ở chỗ này. Nó xa xôi trong quá khứ của cuộc đời, nhưng cũng rất gần gũi với hiện tại của tuổi già ngày chung cuộc. Cung Tử Tức là cung tương thông với cung Phụ Mẫu và cung Nô Bộc (3 cung tương thông).

Cung Thê Thiếp / Phu Quân :  Một hình ảnh quan hệ mật thiết cho việc xây dựng cuộc đời, một cá nhân chi phối toàn bộ cuộc sống từ lúc bắt đầu lập nghiệp cho đến ngày vãn vận. Một vượng phu ích tử hay một ác phụ chi thê được nói rõ ràng ở đây cho người nam. Một tấm chồng xứng đáng hay là phường vô loại ác nhân cũng công bằng trình bày tại cung này cho người nữ. Đời sống gia đình cá nhân cũng được kể ra : người bạn đường chung thủy như nhứt hay lòng dạ bạc đen, người phối ngẫu đem lại thiên đàng cho sự sống hay mang đến u buồn địa ngục.

Cung Huynh Đệ :  Người bạn đầu tiên của tuổi thơ có lẽ là anh chị em trong gia đình, nên cung này bao giờ cũng nằm bên cạnh cung Mệnh của cá nhân. Cái quan hệ cùng huyết thống này đã ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc đời cá nhân. Bởi có cái quan hệ này, nên nó sẽ trở thành quan trọng cho cuộc đời và sự sống của cá nhân nếu cung Mệnh nhị hợp với cung Huynh Đệ.

Cung Thân :  Đây là một cung luôn luôn đóng chung với 1 trong 6 cung : Mệnh, Quan, Tài, Di, Phúc và Phu / Thê. Nó không có vị trí cố định dành riêng, nhưng người sáng tạo tử vi có phải chăng muốn nhấn mạnh đây là cái “Mệnh thứ 2” của con người. Đây là cái Ta tham dự hành động mọi việc. Không phải chỉ có trời đất, cha mẹ sinh ra cá nhân rồi tự quyết định cho hết tất cả mọi việc cho cá nhân đó. Cung Thân muốn ám chỉ cái Ta của con người. Ta làm thì Ta nhận kết quả hay hậu quả của nó vậy.

DITẬTTÀIMệnhTHÌN (+)TỴ (-)NGỌ (+)MÙI (-)
Phụ Mẫu
Phúc Đức
QUAN12 CUNG

DI  ĐỘNG

TỬĐiền TrạchMÃO (-)12 CUNG

CỐ  ĐỊNH

THÂN (+)
Quan Lộc
Nô Bộc
ĐIỀNPHỐIThiên DiDẦN (+)DẬU (-)
Tật Ách
Tài Bạch
PHÚCPHỤMỆNHBÀOTử TứcSỬU (-)TÝ (+)HỢI (-)TUẤT (+)
Phu / Thê
Huynh Đệ

Cung Tử vi :  Cung là 1 vùng, 1 phạm vi nhỏ trên lá tử vi gồm 12 cung, được giới hạn và ấn định về Âm dương, Ngũ hành và Phương hướng. Đó là 1 khu vực riêng biệt mang những tính chất riêng cố hữu của nó. Lá tử vi có 6 cung âm (-) và 6 cung dương (+) dùng để an cung Mệnh cho 4 loại tuổi : Dương nam, Dương nữ, Âm nam và Âm nữ. Sự xấu tốt, may mắn hay bất hạnh rất dễ nhận thấy ở cái lý âm dương của các cung này khi so sánh với âm dương của Bản mệnh. Đó là so sánh giữa cá tính của cá nhân và hoàn cảnh xã hội.

Ý nghĩa Âm dương :  Cung âm (-) là nơi (hoàn cảnh, thời cuộc) hàm chứa sự che khuất, thâm trầm, yên lặng, nhẹ nhàng, mang tính chất nuôi dưỡng và tiêu cực. Cung dương (+) là nơi hàm chứa sự phô bày, năng động, mạnh bạo, mang tính chất phát triển và tích cực. Người mệnh dương (+) an cung Mệnh tại các cung dương (+) hay người mệnh (-) an cung Mệnh tại các cung (-) là hợp vị, thuận lý, ảnh hưởng tốt. Ngoài ra là trái vị, nghịch lý, ảnh hưởng xấu. Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong, thuận lý trời thì còn, nghịch lý trời thì mất.

Ý nghĩa Ngũ hành :  Tính chất căn bản quan trọng thứ 2 của cung là sự phân định Ngũ hành cho cung đó. Mỗi cung sẽ mang 1 trong 5 hành là : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Các hành sẽ liên hệ lẫn nhau bởi tính chất Sinh, Khắc và Hòa của nó. Tại các cung mỗi hành có 1 ý nghĩa và đặc tính riêng biệt như sau :

Hành Mộc :  Chỉ về các loại cây cối trên mặt đất gồm có :  Loại cây to (Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc), loại cây trung bình (Dương Liễu Mộc, Thạch Lưu Mộc), và loại cây nhỏ (Tang Giá Mộc, Bình Địa Mộc). Mộc (+) là cây đã được chế thành vật dụng. Mộc (-) là cây còn nguyên vẹn.
Tượng trưng về mầu sắc là mầu xanh lá, mầu lục.
Tượng trưng về thể chất là sự mềm dẻo.
Tượng trưng về tính chất là dung hòa, thanh cao.
Phương hướng :  chính vị tại Phương Đông.

Hành Hỏa :  Chỉ về lửa và hơi nóng gồm các loại như :  Lửa trên không (Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa), lửa mặt đất (Sơn Đầu Hỏa, Sơn Hạ Hỏa), lửa do người tạo ra (Lô Trung Hỏa, Phú Đăng Hỏa). Hỏa (+) là sự cháy phát ánh sáng, bùng nổ bên ngoài. Hỏa (-) là sự cháy ngầm không phát ánh sáng, âm ỉ bên trong.
Tượng trưng về mầu sắc là mầu đỏ.
Tượng trưng về thể chất là nhanh chóng, thay đổi, không có hình dạng nhất định.
Tượng trưng về tính chất là soi sáng, mạnh bạo và tiêu hủy.
Phương hướng :  chính vị tại Phương Nam.

Hành Thổ :  Chỉ về đất nói chung trên địa cầu, chia ra làm các loại như : Đất đã biến chế dùng xây cất (Ốc Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ), đất mặt đường (Lộ Bàng Thổ), đất ở chỗ thấp và đầm lầy (Đại Trạch Thổ), đất lẫn với cát (Sa Trung Thổ). Thổ (+) là đất đã chế thành vật liệu xây cất. Thổ (-) là đất còn nguyên vẹn trạng thái.
Tượng trưng về mầu sắc là mầu vàng.
Tượng trưng về thể chất là cố định, chắc chắn.
Tượng trưng về tính chất là sự dung nạp, bền vững và rộng lớn.
Phương hướng :  chính vị tại Trung Phương.

Hành Kim :  Chỉ chung các kim loại trong thiên nhiên như : Vàng bạc (Thoa Xuyến Kim, Bạch Lạp Kim), bạch kim, vàng trắng (Kim Bạch Kim), sắt thép (Kiếm Phong Kim), và kim loại còn ở trong đất cát quặng mỏ (Hải Trung Kim, Sa Trung Kim). Kim (+) là kim loại đã chế thành dụng cụ. Kim (-) là kim loại còn trong quặng mỏ, trong lòng đất.
Tượng trưng về mầu sắc là mầu trắng.
Tượng trưng về thể chất là sự cứng rắn.
Tượng trưng về tính chất là mạnh bạo, sát phạt.
Phương hướng :  chính vị tại Phương Tây.

Hành Thủy :  Chỉ chung về các loại nước trong thiên nhiên gồm có :  Nước ở biển (Đại Hải Thủy), nước ở sông (Tràng Lưu Thủy), nước ở hồ và suối (Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy), và nước mưa (Thiên Hà Thủy). Thủy (+) là nước nóng. Thủy (-) là nước lạnh.
Tượng trưng về mầu sắc là mầu đen hay mầu đậm như xanh đậm.
Tượng trưng về thể chất là sự dịu dàng, co giãn.
Tượng trưng về tính chất là sự khôn ngoan, quyền biến và lạnh lùng.
Phương hướng :  chính vị tại Phương Bắc.

Ngũ hành sinh có nghĩa là thuận, tốt, tạo nên sự bồi đắp và nuôi dưỡng, có sự sống còn.
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Hành Thủy sinh hành Mộc nên gọi là sinh xuất (nuôi dưỡng, bị mất mát).
Hành Mộc do hành Thủy sinh ra nên gọi là sinh nhập (được nuôi dưỡng).

Ngũ hành khắc có nghĩa là nghịch, xấu, tạo nên sự suy hủy, tiêu diệt.
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Hành Thủy khắc hành Hỏa nên gọi là khắc xuất (khống chế, làm hại, suy hủy).
Hành Hỏa bị hành Thủy khắc nên gọi là khắc nhập (bị khống chế, bị suy hủy).

Ngũ hành hòa có nghĩa là đồng tính chất, hòa hợp dễ dàng, tốt, tạo nên sự duy trì và tồn tại. Mộc hòa Mộc, Hỏa hòa Hỏa, Thổ hòa Thổ, Kim hòa Kim, Thủy hòa Thủy.
Sinh nhập và khắc xuất là thuận cho ta (tức hành chủ, gốc) thì tốt. Sinh nhập có nghĩa là thụ động mà được thắng lợi, hưởng lợi. Khắc xuất có nghĩa là chủ động, vất vả mà đoạt thắng để hưởng lợi. Sinh xuất và khắc nhập là nghịch cho ta thì bị xấu. Sinh xuất là tự ý chịu thiệt thòi và thua sút. Khắc nhập là bị bắt buộc chịu khống chế, chịu đàn áp của đối phương (bị thiệt nặng nề hơn Sinh xuất). Sự sinh khắc và chế hóa lẫn nhau của Ngũ hành tạo nên sự vận hành, luân chuyển không ngừng của vũ trụ. Trong cơ thể con người cũng có đủ cả Ngũ hành nên thông linh được với vũ trụ vạn vật và cùng chịu chung cái định luật : Thành, Thịnh, Suy, Hủy của Dịch lý.

Trong lá số tử vi, Ngũ hành được phân ra như sau :
# Hành Thủy : gồm 2 cung Tý và Hợi. Tý là (+)Thủy và Hợi là (-)Thủy. Thuận lý âm dương.
# Hành Mộc: gồm 2 cung Dần và Mão. Dần là (+)Mộc và Mão là (-)Mộc. Thuận lý âm dương.
# Hành Hỏa : gồm 2 cung Tỵ và Ngọ. Tỵ là (-) Hỏa và Ngọ là (+) Hỏa. Thuận lý âm dương.
# Hành Kim: gồm 2 cung Thân & Dậu.Thân là (+)Kim và Dậu là (-)Kim. Thuận lý âm dương.
# Hành Thổ: gồm 4 cung (+)Thìn, (+)Tuất, (-)Sửu, (-)Mùi. Một cặp (+) và 1 cặp (-) kết hợp.

Cung đối kháng (ĐK) :
* Không dung nạp âm dương
* Khác hành
* Đối phương hướng
* Thìn,Tuất,Sửu,Mùi không có cung đối kháng
Tý / (+) Thủy     (ĐK)     Ngọ / (+) Hỏa
Hợi / (-) Thủy     (ĐK)     Tỵ / (-) Hỏa
Dần / (+) Mộc     (ĐK)    Thân / (+) Kim
Mão / (-) Mộc      (ĐK)    Dậu / (-) Kim

Cung đối kháng với cung Mệnh là 1 tấm gương đặt đối diện với chính cung. Hình ảnh của con người tại chính cung sẽ hiện lên ở cung đối kháng. Nếu hành chính cung khắc xuất hành cung đối kháng (Thủy khắc Hỏa) thì cá nhân sẽ chủ động và đạt được hoài bão của mình (tức hình ảnh cá nhân trong tương lai). Nếu khắc nhập cung đối kháng (Thổ khắc Thủy) thì ta sẽ bị động và thất vọng với những mơ ước.

Cung nhị hợp (NH) :
* Dung nạp âm dương
* Cùng phương hướng
* Cùng 1 hành
Tý / (+) Thủy       (NH)       Hợi / (-) Thủy
Dần / (+) Mộc      (NH)       Mão / (-) Mộc
Ngọ / (+) Hỏa      (NH)       Tỵ / (-) Hỏa
Thân / (+) Kim     (NH)       Dậu / (-) Kim
Thìn / (+) Thổ      (NH)       Mùi / (-) Thổ
Tuất / (+) Thổ      (NH)       Sửu / (-) Thổ

Cung nhị hợp là sự liên quan tương trợ lẫn nhau giữa 2 cung. Cái liên ranh của vị trí, dung nạp âm dương và đồng hành là những lý do tạo nên sự quan hệ trao đổi của 2 cung thật dễ dàng và dễ hiểu. Quan hệ tốt xấu là còn tùy thuộc vào các sao xảy ra giữa 2 cung. Sự ảnh hưởng của cung nhị hợp sẽ làm tăng hay giảm ít nhiều cái tốt xấu của chính cung.

Cung tương thông :
* Không hòa hợp, không đối kháng trọn vẹn
* Cung lưu thông với nhau bởi thuần khí âm
* Cung lưu thông nhau bởi thuần khí dương
* Hợp với nhau từng bộ ba (3 cung)

Tỵ (-) Hỏa     &  Dậu (-) Kim   &  Sửu (-) Thổ
Hợi (-) Thủy   &  Mão (-) Mộc  &  Mùi (-) Thổ
Dần (+) Mộc  &  Ngọ (+) Hỏa  & Tuất (+) Thổ
Thân (+) Kim  & Tý (+) Thủy  &  Thìn (+) Thổ

Trục phân chia âm dương (Tý-Ngọ) :  Lá số tử vi được chia làm 2 phần :
Phần cung Dương (+) gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ. Thuộc ban ngày, khí Dương xuất hiện đầy đủ, sung mãn và thịnh vượng, hợp cho người nam hoặc tuổi Dương. Cung Tý là giao điểm của đêm và ngày nên hội cả 2 khí âm dương, có ưu thế thuộc (+).
Phần cung Âm (-) gồm Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thuộc ban đêm, khí Âm xuất hiện từ từ lấn áp khí Dương, tăng dần đến sung mãn và thịnh vượng, hợp cho người nữ hay tuổi Âm. Cung Ngọ là giao điểm của ngày và đêm nên hội cả 2 khí âm dương, có ưu thế thuộc (-).
Ngày đêm, âm dương, sáng tối là 2 trạng thái đối nghịch và xung khắc. Thuận thì suông sẻ phát triển tốt đẹp, nghịch thì trắc trở, xấu xa và hủy hoại. Cái quan trọng của Âm Dương cho các cung và các sao là tại chỗ này.

Trục chia Phương Nam Bắc (Mão-Dậu) :  Lá số còn được phân chia ra 2 nhóm cung Phương Nam và Phương Bắc, liên quan đến 2 nhóm Chính tinh (sao chính yếu và quan trọng). Trục Mão-Dậu là đường phân chia : Phương Nam gồm các cung Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân. Phương Bắc gồm các cung Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần. Sự thuận nghịch vị trí (phương hướng) vô cùng quan trọng cho các Chính tinh, các tốt xấu của các tinh đẩu phần lớn là có thích hợp hay nghịch lý tại nơi an vị này. Cái ảnh hưởng Phương Nam Bắc cũng còn liên hệ đến vận mệnh con người theo các sao của từng chu kỳ thời vận. Còn vị trí Cung Phương Nam Bắc cũng nói lên cá tính của cung an Mệnh, như ở Phương Bắc là cái gốc, là sự thâm trầm sâu sắc, nhưng lại sôi động ở bên trong. Phương Nam là ngọn, là sự hoạt động, phát triển mạnh ở bên ngoài, nhưng lại có sự trầm lặng ở bên trong.

Ý nghĩa Tinh Đẩu trong khoa Tử vi :  Khoa tử vi dùng các tên đặt cho các vì sao để cho dễ nhớ 1 sự kiện, 1 ý nghĩa, 1 tính chất, 1 trạng thái v.v… Khoa tử vi chia các tinh đẩu làm 3 hạng căn bản :

Chính tinh :  là các sao chính yếu quan trọng nhất, có nhiều ý nghĩa, nhiều tính chất chi phối và ảnh hưởng cũng như có nhiều tác dụng đến con người.

Trung tinh :  là những sao quan trọng kế tiếp, cũng có nhiều ý nghĩa, nhiều tính chất, nhưng không có ảnh hưởng và tác dụng quyết định bằng chính tinh.

Phụ tinh :  là những sao nhỏ, ít quan trọng, ít ý nghĩa, và ít ảnh hưởng cũng như chi phối cho con người. Thường nó có ý nghĩa bổ túc, hổ trợ cho các bộ sao, tuy nhiên 1 vài sao nhỏ mà đúng cách thì vẫn được tác dụng lớn. Khoa tử vi cũng chia các sao làm nhiều loại tùy theo ý nghĩa và đặc tính của từng sao mà phân loại như sau :

Đế tinh :  Ý chỉ sao đứng đầu và quan trọng nhất trong các sao, đó là sao Tử Vi.
Sao này mang nhiều ý nghĩa như Phước lộc, Phú quý, Uy quyền, Đức độ, v.v…
Đây là “Chân mạng Đế Vương”.
Phúc tinh :  Chủ yếu về sự chuyên cứu người và giúp đời. Đặc tính là nhân hậu và từ thiện.
Thọ tinh :   Chủ yếu về sự sống lâu, bền vững và cũng có nghĩa hiền lành, lương thiện.
Tài tinh :    Nói về sự giầu có bởi tiền của, vàng bạc, châu báu v.v…
Quyền tinh :  Chủ yếu về uy quyền, uy dũng, và cũng có nghĩa là thi hành, sinh sát v.v…
Quý tinh :  Chủ về công danh, quan tước, địa vị và danh dự bởi chức tước có trong xã hội.
Phú tinh :  Chủ về sự sung mãn của tài sản (nhà cửa, ruộng vườn, bất động sản khác).
Hình tinh :  Sao này chủ yếu nói về sự quan tụng, pháp đình, tù tội v.v…
Hung tinh :  Nói về sự hung ác, phá tán, tiêu hủy.
Dâm tinh :   Nói về lòng tham dục của con người, sự đam mê tình cảm hoặc thể xác.
Ám tinh :  Chủ về sự xấu xa của ngôn ngữ (thị phi), của hành động, của bệnh tật, tai họa.
Trợ tinh :  Chỉ những sao phù trợ, giúp đỡ những sao khác.
Sát tinh :  Chỉ các sao chuyên sát phạt, gây sát hại, phá hoại.
Bại tinh :   Nói về sự hao tán, mất mát, buồn khổ
Văn tinh :  Chủ về tính chất văn học, kiến thức, trí thức và khoa bảng.

Để phân hạng mức độ tốt xấu cho các sao, khoa tử vi qui định như sau :
Miếu địa :  vị trí mà sao thực hiện được khả năng tốt nhất của nó (100%).
Vượng địa :  vị trí còn tốt, tuy không được trọn vẹn. Có thể hành động được 80% ý nghĩa.
Đắc địa :  tạm tốt vì đã bị khắc nghịch hay sai vị trí, mức độ chỉ được 60% ý nghĩa của nó.
Bình hòa :  vị trí sao đã yếu, dễ bị ảnh hưởng và bị khống chế bởi các sao khác (50%).
Hãm địa : vị trí xấu hoàn toàn. Sao tốt không có khả năng hoạt động, sao xấu thì hủy hoại.

Những từ ngữ thường dùng trong Khoa tử vi : Khi nói về sự giải đoán của lá số tử vi, chúng ta sẽ gặp một số danh từ phổ thông sau đây :

Cách :  là nhân cách của cá nhân, của đương số, chủ yếu là phân loại và đánh giá 4 hạng người trong xã hội gồm có : Phi thường, Thượng, Trung và Hạ Cách. Người Phi thường Cách khi gặp đại vận làm nên lịch sử hay lưu lại kỳ công cho quốc gia xã hội. Kẻ Hạ Cách có gặp đại vận thì sự bộc phát sẽ được giới hạn ở sự dư ăn, dư mặc, đỡ khổ sở hơn những năm trước mà thôi.

Cục :  là thế cuộc hay thời thế hoàn cảnh mà con người chịu ảnh hưởng của từng đại vận trong cái chu kỳ biến sinh của Dịch lý. Phân Cục ở Địa bàn như Thủy Nhị Cục, … , Hỏa Lục Cục. Phần Thiên bàn chia từng nhóm sao thành Phú Cục, Quý Cục, Thọ Cục, Bần tiện Cục, Tạp Cục.

Bộ :  là sự kết hợp của các sao thành từng nhóm thích hợp và hổ trợ lẫn nhau.
Có 4 bộ của Chính tinh là :
*  Tử Phủ Vũ Tướng (Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Th. Tướng) : chủ về bộ chỉ huy trung ương.
*  Cơ Nguyệt Đồng Lương (Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Th. Lương) : chủ về ngành văn.
*  Sát Phá Tham Liêm (Thất Sát, Phá Quân,Tham Lang, Liêm Trinh) : chủ về võ, quân sự.
*  Cự Nhật (Cự Môn, Thái Dương) : chủ về ngành Tham mưu & Cố vấn.

Thêm các bộ khác như :
*  Song Hao  (Đại Hao và Tiểu Hao).
*  Song Hỷ  (Thiên Hỷ và Hỷ Thần).
*  Nhị Minh  (Thái Dương và Thái Âm).
*  Tam Hóa Khoa Quyền Lộc  (Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc).
*  Tam Ám Riêu Đà Kỵ  (Thiên Riêu, Đà La, Hóa Kỵ).
*  Tam Minh Đào Hồng Hỷ  (Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỷ).
*  Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái  (Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái). Nếu không thì
*  Tứ Linh Long Phượng Mã Cái  (Long Trì, Phượng Các, Thiên Mã, Hoa Cái).
*  Tứ Đức Thiên Phúc Long Nguyệt  (Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức, Nguyệt Đức).

Thọ :  Thọ là người có số tuổi trên 50. Yểu mệnh là người qua đời dưới 50 tuổi (0-49).
Số Thọ (50-60). Trung Thọ (60-70). Thượng Thọ (70-80). Đại Thọ (trên 80 tuổi).

Cung tuổi :  là cung có tên giống như năm sinh (tuổi) của mọi người. Từ Tý đến Hợi.
Tiền Vn :  tuổi thanh thiếu niên được ước định từ lúc nhỏ cho đến 30 tuổi. Tối đa 36 tuổi.
Trung Vận :  tuổi tráng niên từ 30/36 đến 49 tuổi.
Hậu Vận :  tuổi lão niên ước định từ 50 tuổi đến ngày vãn vận.

Tọa thủ :  chỉ các sao an tại 1 cung và lấy cung đó làm gốc. Ví dụ Tử Vi tọa thủ tại Mệnh.
Đơn thủ :  chỉ có một sao đứng riêng, không đi thành bộ sao nào hay cặp sao nào.
Hội tụ :  khánh hội, chỉ những sao an tại 1 hay 2 cung tương thông chiếu về chính cung.
Phá cách :  ý nói 1 sao xấu an tại 1 cung hay 2 cung tương thông chiếu về chính cung.
Phản cách :  1 sao có khả năng đảo ngược lại ý nghĩa xấu của 1 sao xấu hay 1 bộ sao xấu.
Đắc cách :  sao an đúng vị trí, hợp cách của 1 cặp sao hay 1 bộ sao. Kết quả tốt.

Thuận lý : Ví dụ năm sanh thuộc Âm, và tháng sanh cũng thuộc Âm là thuận lý âm dương. Người Mệnh Dương an cung Mệnh tại các cung Dương là hợp vị, thuận lý, ảnh hưởng tốt. Người có Năm  sinh thuộc Âm và cung an Mệnh thuộc Âm, gọi là Âm cư Âm vị, rất tốt. Nếu năm sinh thuộc Dương và cung an Mệnh thuộc Dương thì gọi là Dương cư Dương vị, cũng rất tốt.

Nghịch lý : Ví dụ năm sanh thuộc Âm, và tháng sanh thuộc Dương là nghịch lý âm dương. Người có Mệnh Dương an cung Mệnh tại các cung Âm là trái vị, nghịch lý, ảnh hưởng xấu. Người có Chính diệu thủ Mệnh khắc cung an Mệnh là nghịch lý. Trái lại Chính diệu thủ Mệnh sanh Bản mệnh là thuận lý.

Mệnh chính diệu : là cung an Mệnh có Chính tinh vượng hay miếu địa thủ mệnh. Thí dụ Mệnh Thổ, an cung Mệnh tại Thân là Dương Kim, quẻ Khôn tức là sinh địa (Thổ sinh Kim, rất tốt), tốt hơn nữa nếu có chính diệu thủ mệnh như Thiên Đồng, nam đẩu tinh, miếu địa.

Mệnh vô chính diệu : là cung an Mệnh không có Chính tinh miếu, vượng địa an cùng. Nhiều người rất lầm lẫn vì nghĩ mệnh chính diệu tốt hơn mệnh vô chính diệu. Lá số cần phải có sự phối hợp cho đúng vị trí, âm dương, phương hướng thì có khi mệnh vô chính diệu vẫn tốt như thường.

Cách trình bầy lá số Tử Vi


TỴ
NGỌ
MÙI
THÂN

THÌN
CÁCH  XƯADẬU

MÃO
TUẤT

DẦN
SỬUHỢI
 

 

 

 

 

 


THÌN (+)
TỴ (-)
NGỌ (+)
MÙI (-)

MÃO (-)
CÁCH  NAYTHÂN (+)

DẦN (+)
DẬU (-)

SỬU (-)
TÝ (+)HỢI (-)TUẤT (+)

Trên đây là 2 cách trình bầy lá số khoảng trước năm 1970 và sau năm 1970. Đa số các Cụ đã có thói quen dùng theo kiểu cũ nên vẫn tiếp tục dùng như xưa. Số còn lại thì xử dụng hình thức mới. Tại sao có sự thay đổi về sự xếp đặt của 12 cung cố định ? Điều đó đến từ những cung Nhị Hợp, rồi âm dương, phương hướng.

Cách xưa : Những cung Nhị Hợp là : Ngọ-Mùi / Tỵ-Thân / Thìn-Dậu / Mão-Tuất / Dần-Hợi / Sửu-Tý.
Xét 2 cung Tỵ-Thân, ta thấy Tỵ thuộc Hỏa và Thân thuộc Kim, khác hành và khắc nhau, và cũng khác hướng.
Hai cung Mão-Tuất cũng khắc nhau và khác hướng. Hai cung Sửu-Tý cũng tương tự.

Cách nay : Những cung Nhị Hợp là : Tỵ-Ngọ / Thìn-Mùi / Mão-Dần / Thân-Dậu / Sửu-Tuất / Tý-Hợi.
Xét mỗi cặp đều thấy cả hai đều cùng hướng, cùng hành, và mỗi hành mang một âm, một dương, như thế mới có sự thu hút, hợp lại để rồi biến hóa.

Cả hai cách xưa và nay không có ảnh hưởng đến sự an sao cũng như sự giải đoán, có chăng là một chút ít về cung Nhị Hợp để thấy có sự hợp lý hơn. Chứ nói rằng vị trí của hai cung giữa và dưới (xưa mang tên chi Sửu và Tý) là Nhị Hợp có lẽ không chỉnh lắm vì Thổ (Sửu) khắc Thủy (Tý) và một nằm phương Bắc, một nằm cung trung thì hợp nhau thế nào ?

Cung DươngTý (+Thủy)Dần (+Mộc)Thìn (+Thổ)Ngọ (+Hỏa)Thân (+Kim)Tuất (+Thổ)
Cung ÂmSửu (-Thổ)Mão (-Mộc)Tỵ (-Hỏa)Mùi (-Thổ)Dậu (-Kim)Hợi (-Thủy)
Nhóm Cung Tứ Sinh : Tý (+)  /  Ngọ (+)  /  Dần (+)  /  Thân (+)
Thiếu Dương phát sinh tại Tý và thành hình tại Dần
Thiếu Âm phát sinh tại Ngọ và thành hình tại Thân
Nhóm Cung Tứ Vượng :Tỵ (-)  /  Hợi (-)  /  Mão (-)  /  Dậu (-)
Thái Dương đủ mạnh tại Mão và thịnh vượng tại Tỵ
Thái Âm đủ mạnh tại Dậu và tốt đẹp nhất tại Hợi
Nhóm Cung Tứ Mộ :Thìn (+)  /  Tuất (+)  /  Sửu (-)  /  Mùi (-)
4 cung này gốc là ở cung Trung tại Thổ.
Hành Thổ dung nạp được 4 hành còn lại là Kim, Mộc, Hỏa, Thủy.
Là nơi nuôi dưỡng, phát triển ra sự sống của Tứ sinh và Tứ vượng.

Trục Tý / Ngọ (Bắc / Nam) chia lá số tử vi ra 2 phần Dương / Âm.
Phần phía Đông thuộc Dương (Tý đến Tỵ) / Phần phía Tây thuộc Âm (Ngọ đến Hợi).
Riêng 2 cung Tý và Ngọ là nơi hội tụ của cả 2 khí âm.

Cách tính giờ Tử Vi

Sinh tại Việt Nam

Sinh tại quốc gia
có giờ mùa hè

Sinh tại quốc gia
không có giờ mùa hè

Từ   01-01-1900   đến   31-12-1942
Từ   01-01-1943   đến   31-03-1945
Từ   01-04-1945   đến   31-03-1947
Từ   01-04-1947   đến   30-06-1955
Từ   01-07-1955   đến   31-12-1959
Từ   01-01-1960   đến   19-05-1975
Từ   20-05-1975   đến   ngày nay

Sinh mùa đông (20.09) đến (20.03) tới
Sinh mùa hè (20.03) đến (20.09)

Sinh vào giờ nào tính giờ đó

Giờ sinh đúng, không thay đổi
Giờ sinh trừ đi 1 giờ
Giờ sinh trừ đi 2 giờ
Giờ sinh trừ đi 1 giờ
Giờ sinh đúng, không thay đổi
Giờ sinh trừ đi 1 giờ
Giờ sinh đúng, không thay đổi

Giờ sinh đúng, không thay đổi
Giờ sinh trừ đi 1 giờ

Giờ sinh đúng, không thay đổi

Cách tìm Can Chi Tháng khi biết Can Chi Năm

ThángĐịa ChiGiáp-KỷẤt-CanhBính-TânĐinh-NhâmMậu-Quý
1DầnBínhMậuCanhNhâmGiáp
2MãoĐinhKỷTânQuýẤt
3ThìnMậuCanhNhâmGiápBính
4TỵKỷTânQuýẤtĐinh
5NgọCanhNhâmGiápBínhMậu
6MùiTânQuýẤtĐinhKỷ
7ThânNhâmGiápBínhMậuCanh
8DậuQuýẤtĐinhKỷTân
9TuấtGiápBínhMậuCanhNhâm
10HợiẤtĐinhKỷTânQuý
11BínhMậuCanhNhâmGiáp
12SửuĐinhKỷTânQuýẤt

Ví dụ sinh năm Giáp hoặc Kỷ và sinh vào tháng tám : Xem cột Giáp-Kỷ, hàng 8, đó là tháng Quý Dậu.

Cách tìm Can Chi Giờ khi biết Can Chi Ngày

GiờĐịa ChiGiáp-KỷẤt-CanhBính-TânĐinh-NhâmMậu-Quý
23 – 01GiápBínhMậuCanhNhâm
01 – 03SửuẤtĐinhKỷTânQuý
03 – 05DầnBínhMậuCanhNhâmGiáp
05 – 07MãoĐinhKỷTânQuýẤt
07 – 09ThìnMậuCanhNhâmGiápBính
09 – 11TỵKỷTânQuýẤtĐinh
11 – 13NgọCanhNhâmGiápBínhMậu
13 – 15MùiTânQuýẤtĐinhKỷ
15 – 17ThânNhâmGiápBínhMậuCanh
17 – 19DậuQuýẤtĐinhKỷTân
19 – 21TuấtGiápBínhMậuCanhNhâm
21 – 23HợiẤtĐinhKỷTânQuý

Ví dụ sinh ngày Mậu hoặc Quý và sinh vào 10 giờ : Xem cột Mậu-Quý, hàng (09 – 11), đó là giờ Đinh Tỵ.


Nguồn: http://thangpham.free.fr


Chủ đề: Tử Vi Đẩu Số: Học Cơ Bản
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)