Trưởng thành, tâm linh và bình an

1. Trưởng thành

Đây là 1 khái niệm đã quá quen thuộc mà chúng ta đã được nghe rất nhiều đến nỗi tôi đã từng nghĩ nó đơn giản, chẳng có gì để bàn. Nhưng rồi sau những trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng lâu nay mình vẫn đang nhầm lẫn giữa “Trưởng thành” và “già đi”. Quan điểm cá nhân, tôi xét sự trưởng thành ở 3 phương diện:

  • Thứ nhất: Trưởng thành về thân xác
    Đây là phương diện dễ nhận thấy nhất. Hầu hết cơ thể chúng ta chỉ đang ngày một lão hoá, già đi chứ không phải trưởng thành. Thân xác trưởng thành có nghĩa là khoẻ mạnh hơn, cứng cáp hơn, chống chọi với môi trường và các điều kiện khắc nghiệt tốt hơn. “Tuổi sinh học” tương đồng với “tuổi theo lịch” là đã tốt rồi. Tốt hơn nữa thì “tuổi sinh học” nên trẻ hơn “tuổi theo lịch”. Còn ngày nay thì chúng ta hầu hết đều già trước tuổi rất nhiều. Cơ thể lão hoá và rệu rã, có người già hơn đến cả chục tuổi, mới 30 những đã xuất hiện các triệu chứng lão suy của người 40 tuổi. Nguyên nhân ở thời đại này phần lớn là do tâm trí (với người làm việc trí óc), lao lực (với người làm chân tay), ăn uống bừa bãi và tình dục quá độ.
    Và để khắc phục việc này thì chỉ có cách duy nhất là chúng ta phải trang bị kiến thức và tư duy về sức khoẻ, kết hợp tập luyện để nâng cao sinh mệnh thân xác của ta lên. Đó là lí do vì sao môn Dưỡng Sinh ra đời và rất thịnh hành ở các triều đại ở Trung quốc, nhất là vào thời Tần Thuỷ Hoàng, nở rộ phương pháp luyện đan bởi mong muốn trường sinh bất lão của vua Tần. Dưỡng sinh gồm các khía cạnh bao gồm
    – Điều khí, điều thần, dưỡng tâm
    – Tập luyện (khí công, võ, yoga…)
    – Tình dục học
    – Ẩm thực dưỡng sinh
    – Thuốc
    …….
    Từng khía cạnh trên tôi sẽ chia sẻ trong các bài viết sau khi có thời gian. Nhưng trong đó, khía cạnh cực kì quan trọng mà thời nay chúng ta thiếu khá nhiều kiến thức cũng như chưa quan tâm đúng mực đó là Ẩm thực dưỡng sinh. Vì tập luyện, thuốc hay tình dục học thì chúng ta không làm liên tục, còn ăn uống thì chúng ta phải ăn ngày qua ngày. Và nếu chúng ta đủ tri thức, biết cách biến thức ăn thành vị thuốc sắc bén cộng thêm việc tích luỹ ngày qua ngày thì chắc chắn kết quả sẽ vô cùng đáng kể. Mà đỉnh cao của Ẩm thực dưỡng sinh thì phải kể đến Trung Quốc nói chúng và Từ Hy thái hậu nói riêng với bài “Sâm thử” (nuôi chuột bằng sâm và khi con chuột đó đẻ ra chuột con thì ăn sống luôn chuột sơ sinh)
  • Thứ 2: Trưởng thành về năng lực
    Phương diện này cũng rất dễ nhận biết. Nền giáo dục hiện nay hầu như chú trọng vào phần này rất nhiều. Năng lực hay còn gọi là chuyên môn, kĩ năng đặc biệt của 1 người. Theo ý kiến cá nhân tôi, có 2 sai lầm đáng kể hay mắc phải ở đây:
    – 1 là cho rằng học xong đại học là xong và có thể đi làm kiếm tiền. Điều này khiến cho việc tích luỹ thêm năng lực bị cản trở và ì ạch, chậm phát triển. Ở những người mắc sai lầm này, những thứ họ tiếp thu trong công việc sẽ là kinh nghiệm và kĩ năng thuần thục hơn, chứ sẽ không có nhiều đột phá, vì chỉ là làm theo thói quen.
    – 2 là những người có năng lực cực tốt, 1 kỹ năng đặc biệt nào đó. Nhưng không may là năng lực đó lớn hơn và đi trước tư tưởng của họ quá nhiều. Và họ trở thành nô lệ cho chính tài năng của mình. Họ làm tất cả để thể hiện tài năng, để giỏi hơn và cống hiến hết mình mà đôi khi quên đi gia đình, bạn bè, hay kể cả chính bản thân mình
  • Thứ 3: Trưởng thành về tư tưởng
    Đây là khía cạnh khó nhất và khó nhận ra nhất. Tư tưởng hay còn có thể hiểu là sức mạnh nội tâm bên trong ta. Trưởng thành về tư tưởng được thể hiện bằng việc chúng ta phản ứng với các biến cố trong cuộc sống thế nào. Nếu những việc trước đây ta thấy nó thật kinh khủng, làm ta cáu giận, làm ta sợ hãi, làm ta lo lắng hay mất bình tĩnh. Thì sau này, khi ta gặp tác động tương tự, ta thấy ổn với nó, những cảm xúc tiêu cực giảm đi hơn trước thì có nghĩa là tư tưởng ta đã trưởng thành hơn. Hay nói cách khác là giới hạn của cái Tâm ta được mở rộng hơn, bao dung hơn, rộng mở hơn, linh hoạt hơn. Nên mới sinh ra từ “tâm linh” là từ đó.
    Có rất nhiều người không ít tuổi nhưng họ lại gặp khó khăn và tiêu cực khi đối mặt với 1 số vấn đề và thường tìm cách trốn tránh nó. Nên tư tưởng của họ sẽ mãi dừng ở đó và không thể trưởng thành.
    Còn có những người trẻ thôi nhưng dám xông pha, đối mặt và dần dần sức chịu đựng của họ tốt hơn, tư tưởng họ trưởng thành hơn và ta hay gọi bằng 1 từ là có bản lĩnh

Vậy tóm lại, trưởng thành đơn giản nó chính là sự gia tăng về sức chịu đựng, sức chống chọi với môi trường tự nhiên, xã hội, ngoại cảnh, các biến cố… Và để có được nó chỉ có 1 cách duy nhất ta có thể làm đó là luyện tập chứ không thể ngồi yên đợi thời gian trôi đi, mặc kệ cho nước chảy bèo trôi rồi tuổi tác tăng lên và nghĩ rằng mình đã lớn. Luyện tập thể chất, luyện tập năng lực và rèn luyện tư tưởng. Rèn luyện để thân xác tươi trẻ còn tư tưởng thì cứng cáp. Chứ đừng để cho “tuổi lịch” là 30, tuổi sinh học thì đã là 40 còn tư tưởng thì chỉ như thanh niên 20 tuổi ???

Và sự trưởng thành của tư tưởng thì nên đi trước năng lực 1 chút thì sẽ không mắc phải sai lầm nêu trên. Và 2 cái đó mạnh mẽ đến đâu vẫn phụ thuộc chính yếu vào độ khoẻ mạnh của thể xác. Hãy trân trọng cái thân xác này nha các bạn ???

2, Bình an

Tôi thấy có rất nhiều người, nhiều sách nói về khái niệm này, đưa ra rất nhiều định nghĩa và bài tập để có được nó, nhưng tôi vẫn thấy nó có gì đó chưa cụ thể. Ở đây, tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân.

Bình an theo tôi chỉ có thể xảy ra khi nội lực (năng lực, tư tưởng và sức khoẻ) nó mạnh hơn ngoại cảnh. Chúng ta chỉ có thể bình an khi mà những biến cố xảy đến với ta thì ta bình tĩnh, nhận thức rõ được nó (tư tưởng) và sau đó ta có khả năng giải quyết nó (năng lực), trong tầm tay của ta. Nếu ngoại cảnh mạnh hơn nội lực, chắc chắn sẽ làm ta bất an. Chứ lúc đó mà vẫn còn bình an và ung dung được thì tôi cho rằng đó là 1 bất thường về tâm lí :))

Vậy thì từ định nghĩa đó, để đạt được 2 chữ Bình An cũng dễ thôi:

1 là khi gặp cái gì căng quá, biến cố lớn quá thì ta trốn. Tôi thấy cũng có nhiều lựa chọn để trốn. Có người thì bỏ cuộc, ko làm tiếp nữa, có người thì trốn lên chùa đi tu, xa rời thế sự. Vì cuộc đời này khổ quá mà, lên chùa vô lo vô nghĩ, chỉ việc thiền định rồi đến bữa là có cơm ăn. “Thứ nhất tu nhà, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa” cứ theo thứ tự mà làm, không nên nhảy cóc. Và không nhất thiết là phải làm cả 3 trong 1 kiếp nha ^^

2 là luyện tập để tăng khả năng chịu đòn của ta lên, trưởng thành hơn, thì khi ta mạnh mẽ, bản lĩnh cao cường, chắc chắn sẽ có được sự bình an. Để mà có thể coi được “mọi sự tựa lông hồng” thì tư tưởng người đó phải ở 1 level cao lắm. Tất nhiên là phải cảm thấy vậy thật chứ không phải chỉ nói đầu môi chót lưỡi. Và đương nhiên họ cũng có cách ứng phó rồi nên mới ung dung như vậy


Nguồn: Dr. Lâm


Trưởng thành, tâm linh và bình an (cập nhật 02/07/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)