THE TARTARIA Tập 2: Disillusion

Có bao giờ bạn bị lừa chưa? Và, cảm giác của bạn sau khi biết mình bị lừa là như thế nào? Cảm giác ấy có thể gọi là “disillusion” hay không?
Italy. Thành phố Napoli. Tu viện Cappella Sansevero3.
Bản thân tu viện này không có gì đặc biệt. Ngoại trừ một thứ. Bảo tàng nằm trong khuôn viên tu việnnày cực kỳ đặc biệt! Bởi nó lưu giữ một số tuyệt tác điêu khắc đá có thể coi là độc nhất vô nhị trên toàn mặt đất này.
Một trong số đó là tác phẩm “Veiled Christ”. Bạn cứ google theo keyword này để xem tác phẩm này. Chắc chắn bạn sẽ trầm trồ kinh ngạc giống tôi, khi biết rằng theo chính sử nó được chế tác vào giữa thế kỷ 18, nghĩa là cách nay gần 300 năm, hoàn toàn bằng đá cẩm thạch (marble). Ngày xưa, mỗi lần nhìn vào những tuyệt tác như vầy, tôi luôn suy nghĩ dân Tây Phương dân trắng họ giỏi kinh hoàng, dân da vàng tóc đen như mình suốt đời làm tôi tớ cho tụi trắng là hiển nhiên thôi!
Sau này, tôi mới bắt đầu thắc mắc: “Làm cách nào mà với phương tiện và dụng cụ của thế kỷ 18, nghĩa là cách nay trên dưới 300 năm, điêu khắc gia có thể tạo ra một tuyệt tác không tỳ vết như vầy?? Làm cách nào mà họ thực hiện trên đá marble vốn cứng giòn mà không có dù chỉ một vết lỗi nhỏ??”
Nhưng Veiled Christ không phải là chủ đề chính của The Tartaria Tập 2 này! Kiệt tác mà tôi muốn nhấn mạnh trong Tập 2 có tên là “Il disinganno” hiện cũng thuộc bảo tàng Sansevero, và vẫn đang trưng bày công khai cho công chúng thưởng lãm.
Bạn hãy google “Il disinganno”, hãy xem tất cả các ảnh chất lượng tốt nhất mà bạn có thể tìm được, hãy phóng to lên, hãy quan sát thật kỹ kiệt tác này. Sau khi đã quan sát kỹ, đây là câu hỏi dành cho bạn: “Tấm lưới trong tác phẩm Il disinganno này có chất liệu làm bằng gì??”
Bây giờ là câu trả lời.
Tấm lưới đó hoàn toàn làm bằng đá! Tấm lưới đó hoàn toàn làm bằng cẩm thạch marble! Và để thêm phần kinh ngạc, tấm lưới đó và toàn bộ tác phẩm Il disinganno được tạo tác từ một khối đá marble duy nhất! Tất nhiên, đấy là thông tin chính thống do chính sử cung cấp cho ta. Website chính thức của bảo tàng Sansevero4 ghi chép vắn tắt thông tin về kiệt tác này. Điều thú vị là, trong khi nó kể lể dài dòng về ý nghĩa tác phẩm là thế này thế nọ thế kia, thì nó không hề nói bất cứ thông tin gì tới cái tên đã tạo ra kiệt tác này, ngoài vỏn vẹn một cụm từ “Francesco Queirolo, 1753 – 54”.
Tôi đã từng đọc một số bình luận từ Phương Tây của một số người nhận là chuyên nghề chế tác đá, điêu khắc đá có thâm niên mấy chục năm. Họ khẳng định rằng với kỹ thuật và máy móc chế có tại thời điểm bây giờ, thì việc dựng lại một phiên bản (duplication) của Il disinganno là hoàn toàn bất khả thi! Vậy thì, một câu hỏi tương tự như câu hỏi dành cho Piranesi ở Tập 1 được lập
lại: “Làm cách nào người ta thực hiện được kiệt tác Il disinganno bằng phương tiện và dụng cụ của thế kỷ 18, nghĩa là cách nay gần 300 năm??” Ở một phương diện khác, tôi đã đọc được một số người Tây Phương than phiền rằng họ là dân chuyên ngành mỹ thuật nhiều năm, nhưng họ không hề biết đến sự tồn tại của kiệt tác Il disinganno này! Trong khi, bức tượng David của
Michelangelo được tiếp thị dày đặc tới công chúng không chuyên lẫn dân chuyên ngành, thì việc người ta vô tình/cố tình loại ra ngoài sự chú ý của công chúng tới kiệt tác Il disinganno thêm một lần nữa khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi: “Vì sao người ta không khuyến khích số đông biết tới kiệt tác Il disinganno??” Bản thân tôi chỉ lần đầu tiên biết tới kiệt tác này cách đây
hai hay ba năm gì đó thôi.
Để thêm phần thú vị, bản wikipedia Anh Ngữ có bài riêng cho bức “Veiled Christ” đã nói sơ phía trên, trong khi không hề có bài riêng cho kiệt tác Il disinganno! Bài wikipedia về tác giả (được cho là) tạo ra Il disinganno tên Francesco Queirolo5 sơ sài một cách đáng ngạc nhiên! Thậm chí, wikipedia cung cấp thông tin năm sinh – năm mất của ông này, trong khi website chính thức của bảo tàng Sansevero chỉ ghi lại đúng như sau: “Francesco Queirolo (?)” Gần như tất cả chúng ta đều được nuôi trong không gian trường lớp đại trà từ khi còn nhỏ xíu, nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học. Gần như tất cả chúng ta, do được nhồi vào đầu giống nhau, đều suy nghĩ như nhau, rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh nhất tiến bộ nhất kỹ nghệ
cao nhất mà nhân loại từng có. Nhưng, qua hai chuyện tôi vừa giới thiệu tới bạn, Piranesi trong Tập 1, và Il Disinganno trong Tập 2 này, tôi mời bạn cùng tôi đặt ra một câu hỏi mới:
“Có khi nào trong quá khứ, nhân loại đã từng có đời sống cao hơn hẳn bây giờ trên mọi phương diện??”
Il disinganno là tiếng Ý. Dịch ra tiếng Anh là “Disillusion”. Dịch ra tiếng Việt theo thông lệ là “giải ảo”, nghĩa là “thoát khỏi sự lừa dối”. Và đây chính là ý nghĩa của kiệt tác điêu khắc độc nhất vô nhị mà gần như phần đông công chúng không hề biết tới trong thời đại internet ngày nay.

Tác giả: Kiên Trần.


THE TARTARIA Tập 2: Disillusion (cập nhật 08/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)