THE TARTARIA Tập 1: Tại sao Rome điêu tàn?

z4615081666458 e92b345cf2fa3b0cc2cc9ff2b24885c7
Bạn hãy nhìn vào những tấm hình tôi đăng kèm ở đây. Những tranh khắc axit trên lá thép (etching) này thật là những tuyệt tác, làm cho những phác thảo của Leonardo da Vinci trở thành trò trẻ con cả về thẩm mỹ lẫn kỹ thuật tạo tác.
Theo bạn, người khắc tranh này dựa vào đâu để thực hiện những tác phẩm này? Bạn hãy chọn một trong hai option sau đây:
Option 1: Người khắc tranh nhìn thấy cảnh điêu tàn thật ngoài đời diễn ra trước mắt mình, rồi họa lại.
Option 2: Người khắc tranh tưởng tượng ra những cảnh điêu tàn này, rồi họa lại.
Bạn hãy khoan đọc tiếp, mà hãy chậm lại, dành chút thời gian quan sát kỹ những bức tranh khắc này rồi đưa ra lựa chọn của mình.
Bây giờ sẽ là kết quả:
Theo thông tin chính thống, tất cả những bức tranh này đều được tạo ra từ trí tưởng tượng! Không có bức nào là cảnh thật! Sử chính thống nói rằng, đây là một vài trong số rất nhiều kiệt tác etching của Giovanni Battista Piranesi (1720 – 1778)
Nếu là tôi ngày xưa, thì tôi sẽ gật gù nhét những thông tin chính thống này vào đầu mình. Nhưng, tôi là tôi bây giờ, nên tôi lập tức nghi ngờ những dòng sử chính thống này, khi lần đầu tiên biết tới tên ông Piranesi, người tạo ra những tranh khắc này, hồi đầu năm 2020.Tôi đã hỏi một số bạn bè tôi chuyên ngành mỹ thuật và kiến trúc, thì không ai biết Piranesi là ai! Trong khi những cái tên như Michelangelo, Rafael,
Caravaggio, và tất nhiên, Leonardo da Vinci, được tiếp thị dày đặc trong mọi sách vở mọi chương trình đào tạo ngành mỹ thuật ngành kiến trúc, thì việc người ta loại Piranesi ra khỏi khối kiến thức đại chúng thật là kỳ lạ! Vì sao tôi, một người cực kỳ quan tâm tới mỹ thuật Tây Phương, không hề biết tới tên tuổi Piranesi cho đến tận 2020?? Đây cũng là một câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình,nếu bạn quan tâm đến mỹ thuật Tây Phương giống như tôi. Hãy trở lại với những bức tranh khắc kia. Suy nghĩ của tôi rất đơn giản như sau, mức độ chi tiết của cảnh vật được thể hiện trong các tranh khắc này khả năng rất lớn là cảnh thật, và Piranesi đơn giản chỉ nhìn cảnh thật rồi họa lại! Còn chính sử thì nói rằng tất cả cảnh này do ông tưởng tượng ra!
Còn bạn, bạn nghĩ gì, giống chính sử hay giống tôi?
Nếu bạn biết một quy tắc gọi là “Occam Razor”, rằng nếu hai lý thuyết cùng giải thích được một vấn đề thì lý thuyết nào đơn giản hơn thì có thể gần sự thật hơn, thì suy nghĩ của tôi theo Occam Razor sẽ gần sự thật hơn! Nghĩa là, ông Piranesi này đơn giản chỉ nhìn cảnh thật và họa lại đúng thật những gì ông tận mắt thấy.
Vậy thì, câu hỏi tiếp theo sẽ là: vào thời Piranesi sống theo chính sử, từ 1720 tới 1778, đại đô thị Rome vì sao rơi vào cảnh điêu tàn đến thế?? Thảm họa gì đã diễn ra tại Rome cách nay mới hơn 300 năm khiến nó rơi vào cảnh điêu tàn như vầy??
Câu trả lời chính xác, rất có thể nằm đâu đó trong thư viện mật của Vatican2 nơi lâu nay được đồn đại là lưu trữ những văn khố, những bí mật quan trọng nhất của quá khứ nhân loại. Rất tiếc, bạn và tôi, chúng ta không bao giờ vào được thư viện mật này! Trong gần 8 tỷ người trên thế giới, số người được phép truy cập toàn bộ thư viện này có lẽ đếm chưa hết một bàn tay, trong đó có giáo hoàng Vatican. Rất may, chúng ta còn ít nhất hai công trình kiến trúc ngày nay vẫn đứng vững qua bài test thời gian, một là Colosseum, hai là Arch of Trajan. Khi so sánh hiện trạng hai công trình này với thể hiện của chúng trên tranh khắc cách nay 300 năm của Piranesi, chúng ta thấy chúng hoàn toàn trùng khớp nhau. Điều đó cho phép ta khẳng định thêm, nhiều khả năng toàn bộ tranh khắc của Piranesi đơn giản là thể hiện cảnh thật mà chính mắt ông đã nhìn thấy. Lập tức, câu hỏi ở trên quay trở lại: thảm họa gì cách đây tầm 300 năm đã làm đại đô thị Rome, niềm tự hào tự cao tự đại của văn minh Tây Phương, phải rơi vào cảnh điêu tàn như Piranesi có thể đã tận mắt nhìn thấy và mô tả lại??
Đây chỉ là điểm khởi đầu của hành trình tôi mời bạn cùng du hành về quá khứ, đi vào thế giới tôi gọi là “The Tartaria”. Chúng ta sẽ còn gặp lại câu hỏi này rất rất nhiều lần, rằng điều gì đã xảy ra rất gần đây thôi làm cho chỗ này nơi nọ rơi vào cảnh điêu tàn??
  Kan
PS: Khi tôi đang search google lại bằng keyword “Piranesi” để tìm những tranh khắc ưng ý của Piranesi để minh họa cho bài này, thì tôi bất ngờ biết được người ta mới cho xuất bản năm 2020 một tiểu thuyết lấy đúng tên ông, Piranesi, làm tựa cho tác phẩm tưởng tượng này. Tôi mỉm cười khi biết thêm chi tiết thú vị đó!
Dần dần bạn sẽ thấy, một kỹ thuật người ta hay dùng để làm biến mất dấu vết quá khứ là, biến chuyện thật thành chuyện tiểu thuyết, biến tiểu thuyết thành giống y như thật, hoặc trộn lẫn lộn chuyện thật và tiểu thuyết với nhau. Bằng cách xếp quyển tiểu thuyết “Piranesi” lên đầu google search thay vì tên ngườithật Piranesi, rất có thể sau vài thế hệ, con cháu chúng ta chỉ biết tới tiểu thuyết
“Piranesi” mà thôi. Giống như ngày nay phần đông người ta chỉ biết đến “xe hơi Tesla” thay vì Nikola Tesla vậy.
z4615085466773 9786ae89d461e0aa331dd493a54db0fb

z4615084888014 418ba3462944e39cd83ad0f8f688b6a0
z4615084140532 f7bb5824dc13fdf14a3d6ab6d677627e
Tác giả: Kiên Trần


THE TARTARIA Tập 1: Tại sao Rome điêu tàn? (cập nhật 09/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)