LUẬN NGỮ

LUẬN NGỮ

Chương 2

VI CHÍNH

Tiết 22:

Tử Trương hỏi: ” Có thể biết chế độ lễ nghĩa mười đời về sau không ? “

Khổng Tử nói: ” Nhà Ân dựa vào chế độ nhà Hạ mà bỏ bớt hoặc thêm vào, điều đó cũng có thể hiểu được. Nhà Chu dựa vào chế độ nhà Ân mà bỏ bớt hoặc thêm vào, điều này cũng có thể hiểu được. Vì vậy, tương lai người kế nghiệp nhà Chu, cầm quyền thay nhà Chu, hoặc dù cho đến một trăm đời sau, cứ theo đó mà suy ra vẫn có thể biết trước “.

Lời bình:

Trong lịch sử, có người nói Khổng Tử có thể biết trước một nghìn năm và sau một vạn năm. Đâu phải Khổng Tử có trí tuệ và năng lực siêu nhân, mà là vì Khổng Tử có phương pháp xem xét đúng đắn.

Nên khi nghe Tử Trương hỏi, Khổng Tử nói hoàn toàn có thể biết được, không chỉ mười đời mà cả trăm đời về sau, cũng có thể suy đoán ra. Bởi vì, Lịch sử là quá trình kế thừa và phát triển liên tục, kế tiếp nhau. Mỗi thời đại mới, đều kế thừa thời đại trước đó, đều có đổi mới phát triển, nhưng kế thừa là phần lớn. Đổi mới, thay đổi, phế bỏ và bổ xung đều chỉ giới hạn ở một số mặt và ở mức độ nhất định.

Nhà Ân kế thừa nhà Hạ, tuy có phế bỏ và có bổ xung, có điều có ích và có điều có hại, nhưng đại thể kế thừa là chủ yếu. Nhà Chu đối với nhà Ân cũng như vậy. Đời sau đối với đời trước chủ yếu là kế thừa. Điều này, quyết định tính ổn định tương đối của cải cách trong lịch sử. Theo đạo lý, nếu biết đời trước thì có thể biết đời sau, thậm chí có thể biết mười đời hoặc một trăm đời sau.

Đây là phương pháp xem xét khoa học của Khổng Tử để dự đoán tương lai.

Tiết 23:

Khổng Tử nói: ” Không phải Tổ tiên mình, mà mình lại cúng tế, như vậy là siểm nịnh. Nhìn thấy việc chính nghĩa mà không dám làm, là không có dũng khí “.

Lời bình:

Trong quan niệm tư tưởng, Khổng Tử phản đối mạnh nhất là siểm nịnh và rất coi thường kẻ nịnh bợ, tâng bốc. Khổng Tử không những phản đối kẻ nịnh hót người sống, mà còn phản đối nịnh hót người đã chết. Khổng Tử biết rất rõ việc siểm nịnh người đã chết là để cho người còn sống xem, do vậy hành vi này vẫn là siểm nịnh người đang sống.

Bình sinh Khổng Tử không hề nịnh bợ ai.

Nhìn thấy hành vi chính nghĩa mà không dám làm, không dám ủng hộ, Khổng Tử cho đó là loại người không có dũng khí. Mạnh Tử từng nói: ” Sự sống là điều ta muốn, việc nghĩa cũng là điều ta muốn, nếu hai điều này không thể chung được trong ta, thì ta sẵn sàng bỏ sự sống mà làm việc nghĩa “.

Thấy chính nghĩa dám làm, dám ủng hộ thì đó là con người sẵn sàng vì lợi ích Quốc gia, lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, mà dám hy sinh lợi ích cá nhân. Trong lịch sử có biết bao nhân vật thấy chính nghĩa đã dũng cảm ra tay hành động, để lại bao sự tích anh hùng đáng ca tụng. Nhưng trong cuộc sống xã hội hiện nay, người thấy chính nghĩa mà vẫn im lặng, không dám đứng về phía chính nghĩa, không dám bảo vệ chính nghĩa vẫn còn tồn tại không ít.

Câu nói này của Khổng Tử cho tới nay, vẫn còn mang giá trị hiện thực.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)