Tứ Thư – Luận Ngữ – Chương 8 – Tiết 4

Tăng Tử ốm nặng sắp chết, Mạnh Kính Tử đến thăm. Tăng Tử nói với Mạnh Kính Tử rằng:

“Con chim sắp chết, tiếng kêu đau thương ; con người sắp chết, lời nói rất thực”.

Tiếp đó, Tăng Tử dặn dò: ” Người quân tử giữ đạo lý, nên đặc biệt coi trọng ba điều:

– Cử chỉ, dung mạo điềm đạm, dáng điệu khoan thai đàng hoàng, sẽ giữ cho bản thân mình tránh được thô bạo và phóng túng.

– Giữ sắc mặt đoan trang sẽ giúp cho mình giữ được chân thật và thành thực với mọi người.

– Nói năng chú ý giữ cho được điệu bộ, giọng điệu, sẽ tránh được cho mình sự thô bỉ và sai sót.

Còn đối với việc lễ tang và lễ nghĩa khác, thì đã có quan sứ chủ quản về mặt này quản lý và chủ trì rồi, mình khỏi phải quan tâm “.

Bình luận

Tăng Tử nói:

” Con chim sắp chết tiếng kêu đau thương ; con người sắp chết lời nói rất thực “.

Một người sắp chết là sắp đi hết lịch trình của cuộc đời. Lúc này, mọi hăng hái, khẳng khái không còn nữa ; ghen ghét, đố kỵ cũng tiêu tan ; mọi đấu tranh với người đều dừng lại ; tất cả mọi đau khổ và phiền muội đều trở thành quá khứ.

Ai cũng vậy: cuộc đời ba chìm bảy nổi, bãi bể cồn dâu đã trải, mặn ngọt đắng cay đã từng, lúc gần đất xa trời lại càng thấm sâu hiểu rõ hơn giá trị cuộc đời, cho nên lời nói tất thực.

Ba lời dặn dò của Tăng Tử là tổng kết kinh nghiệm cuộc đời của Tăng Tử. Ở mỗi một con người, ý thức tư tưởng, thế giới tinh thần là một tầng thứ ; dung mạo thể hiện ra ngoài là một tầng thứ khác ; còn khi giao tiếp giao lưu nói chuyện, điệu bộ, động tác biểu hiện lại là một tầng thứ khác nữa.

Ba tầng thứ này kết hợp và hỗ trợ cho nhau, nói lên sự thống nhất giữa nội tâm và hình thức, giữa trong và ngoài. Tư tưởng được biểu hiện bằng cử chỉ, sắc mặt, lời nói. Cho nên, rèn luyện cử chỉ, sắc mặt và lời nói chính là rèn luện tư tưởng vậy.

Quan sát nét mặt của một người thì có thể biết tư tưởng của người ấy; quan sát hành vi của một người thì có thể biết nội tâm của người đó; Như vậy chẳng đúng sao ?

Rèn luyện cử chỉ dung mạo điềm đạm, dáng điệu khoan thai, ung dung, từ tốn, đàng hoàng, thì sẽ không làm cho tư tưởng của mình nóng vội, hấp tấp, về hành động cũng không thô bạo, bừa bãi, phóng túng hoặc quá đáng.

Rèn luyện sắc mặt đoan trang, đoan chính, thì về mặt tư tưởng sẽ không sinh ra quỷ kế hại người, về mặt hành động cũng không để xẩy ra lừa dối người, làm mất chữ tín.

Rèn luyện kỹ năng nói dùng từ chuẩn xác, giọng điệu ôn hòa, thì trong lòng sẽ không sinh ra oán hận, giận dữ, nhờ vậy mà không để xẩy ra thô bỉ, vô lễ. 

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)


Tứ Thư – Luận Ngữ – Chương 8 – Tiết 4 (cập nhật 13/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)