Cự môn tại Tí Ngọ hàm chứa 2 tính chất
Anh hoa nội liễm – Nội tâm nghi kị
Cự môn tại tí ngọ cung độc tọa, gọi là [thạch trung ẩn ngọc cách]. ngụ ý chỉ người tài hoa không lộ ra ngoài, nhưng có thể biểu hiện ở những thời điểm quan trọng. nếu là nữ mệnh, mới nhìn không thấy đẹp lắm, nhưng nhìn lâu mới thấy vẽ đẹp không thể so được.
Đều cùng là cách cục [thạch trung ẩn ngọc], nhưng có phân biệt cao thấp.
– thượng cách : Cự hóa Lộc, hóa Quyền,
– trung cách : Lộc tồn đồng cung,
– hạ cách : không được hóa Lộc, hóa Quyền, Lộc tồn, nhưng hội Phụ Bật, Xương Khúc, Khôi Việt..
– phá cách : Nếu Cát hóa, Lộc tồn, Cát diệu đều không thấy, mà thấy tứ Sát, Không Kiếp.
Thượng cách : nên theo ngành pháp luật, ngoại giao,
truyền bá giới, có thể dùng khẩu tài đạt phú quý.
Trung, hạ cách : cũng lợi ở những ngành nghề phát huy khẩu tài, có thể có thành tựu. Nếu Sát diệu hỗn tạp, cũng không ảnh hưởng đến thành công của sự nghiệp, bất quá khi phát triển gặp nhiều rắc rối, mà thành tựu thấp hơn.
Phá cách : cảnh ngộ nhiều khốn đốn, phú quý cũng không lâu dài.
Nếu Cự hóa Kị (can Đinh), mệnh cung tại tí lại không ngại, lúc phát triển thường gặp rắc rối, khi giải quyết xong lại càng thêm sáng sủa. mệnh cung tại ngọ ắt một đời nhiều khẩu thiệt thị phi.
Phàm [thạch trung ẩn ngọc] cách, vô luận phú quý như thế nào, cuộc đời không thích hợp để đứng trên đỉnh cao. một khi ở vị trí cao, lập tức thành mục tiêu bị chúng nhân chỉ trích, giả như nỗ lực để chu toàn, chiêu thị phi càng nghiêm trọng. không bằng dấu bớt tài năng, bù lại có thể giữ được địa vị và tài phú.
là [thạch trung ẩn ngọc], thấy cát hóa là tốt. Hóa Lộc thì chủ phú; hóa Quyền thì chủ quý. Duy cuộc đời không nên chiếm giữ vị trí tối cao. Cự hóa Lộc, hóa Quyền Đều thường thất bại ở đại vận cung Tị (Cự hóa Lộc là tuổi Tân đến cung Tị Vô chính diệu là can Quí sẽ bị Tham hóa Kị tại cung Hợi xung, còn Cự hóa Quyền là tuổi Quí đến cung Tị là can Đinh thì Cự hóa Kị) ; như hóa Quyền, bại bởi tại tranh quyền; Hóa Lộc : bại tại cầu phú mà áp bức. thành công thường ở đại vận [Vũ Sát], Thiên phủ. Có Lộc tồn đồng cung, phải thấy cát diệu mới hứa phú quý. rất không thích cung Thiên cơ, cũng không thích Không Kiếp tam hợp. thành công thường ở tại đại vận kiến hóa Lộc, điệt Lộc.
Nếu không Lộc, tất phải đến đại vận lưu niên kiến Lộc mới chủ phát nhanh, thấy niên hạn Không Kiếp, hóa Kị (càng kị Thiên cơ) : chủ phá bại.
Tí ngọ Cự môn đại khái [huynh đệ cung Liêm Tham] bất lợi, do đó không nên cùng người hợp tác. thường chủ muộn lập gia đình đặc biệt là Cự ở cung tí.
Cự môn độc tọa tí ngọ, tất cùng Thiên cơ tương xung, tam hiệp cung hội Thái dương, cùng tá tinh an cung [Đồng Lương]. suy đoán đặc tính của Cự môn tại cung viên này, chú ý đó là anh hoa nội liễm, hoặc là nội tâm nghi kị. cả hai đều thuộc thế giới nội tâm, hơn nữa chỉ sai biệt nhau một
đường tơ.
Cự môn vốn là [ám diệu], tức có bản chất che chắn người khác. Thành [thạch trung ẩn ngọc] cách cục của Cự môn, tức đem bổn chất này chuyển hóa thành che dấu tài hoa của chính mình. vì thế một đời không thể ở địa vị cao nhất, không nên trở thành mũi nhọn, nếu không thì cùng với bản
chất có được, kết cục gây ra điều thị phi, ngang trái. nếu có Sát diệu đồng độ, đặc biệt là Kình, tức đem bản chất thu liễm tài hoa, chuyển thành nghi kị người khác. ngoài mặt hiện rõ bất động thanh sắc, thật tế trong con mắt mình chẳng ai là người tốt cả, ai ai đối với mình cũng đều bất lợi, một khi đã có tính cách này, nhân sanh liền tự nhiều khốn cảnh. do vậy, Cự môn phải hội Lộc, Quyền, Khoa mới là anh hoa nội liễm, Cự không được cát hóa, nếu có Kình đồng độ tức sinh lực ám tế, mà kiến Sát ắt nghi kị trùng trùng.
*** xét Đối cung : Thiên-cơ.
– Cơ hóa Kị, cũng đủ để ảnh hưởng Cự môn đủ nghi kị tính. như không hóa Kị, lại có Sát diệu đồng độ, chiếu xạ cung độ của Cự môn, lại không sinh nghi kị tính.
– Cơ hóa Lộc, đối với Cự môn cũng có ảnh hưỡng tốt đẹp, nhưng không thành cách cục. bản thân Cự môn phải được hóa Lộc, hóa Quyền tính chất ám tế mới thay đổi, Cự môn tự thân không cát hóa, chỉ Cơ cát hóa, bất quá giảm thiểu nội tâm nghi kị của Cự môn mà thôi.
*** Tam hiệp cung : Thái-dương.
Thái dương thích nhập miếu, không thích lạc hãm. nhưng đối với [thạch trung ẩn ngọc] của Cự môn mà nói, ngay cả khi hội hiệp Thái dương lạc hãm cũng không phá cách, bởi vì thời điểm này không chờ quang và nhiệt của Thái dương đến giải trừ âm ám ([thạch trung ẩn ngọc] tức chẳng phải
âm ám). vì thế chỉ có không thành cách cục của tí ngọ Cự môn, hoặc lúc cùng Kình đồng độ, mới phải chờ quang huy của Thái dương. Thời điểm này, Thái dương tại thìn đương nhiên tốt hơn tại tuất cung, cũng tức Cự môn tại tí tốt hơn Cự môn tại ngọ cung.
*** tá tinh hội hợp [Đồng Lương].
– Đồng hóa Kị, tăng thêm nội tâm nghi kị của Cự môn;
– Lương hóa Lộc lại hạ thấp cách cục [thạch trung ẩn ngọc], vì lúc Lương hóa Lộc, Cự môn rất khó ngăn không tự mình biểu hiện, không hợp với tích cách của cách cục.
– Thiên đồng cũng nên được kích phát, vì vậy Thiên đồng tối hỉ cùng Long Phượng cùng Khoa Văn chư diệu đồng độ : có thể do tài hoa sanh kích phát lực.
– Nhưng Đồng có Đà la đồng độ : dễ sanh cảm tình phiền não.
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)
Chủ đề: CỰ MÔN tọa TÍ NGỌ
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn