Covid — Nhân quả: Kiến thức cần nắm và xử trí (Phần 1)

Với tình hình Covid liên tục có các biến chủng như hiện nay, có lẽ việc chúng ta phải sống chung với nó là điều tất yếu. Vì vậy, bài viết này tôi muốn cung cấp cho các bạn góc nhìn tổng quát và giải pháp để tránh rơi vào tâm lí mệt mỏi, bế tắc.

Đầu tiên, tôi muốn nói về hệ miễn dịch. Để dễ hình dung thì ta cứ coi cơ thể mình như 1 vương quốc, hệ miễn dịch là quân đội của ta (còn gọi là Chính Khí), các loại bệnh tật, virus, vi khuẩn là quân xâm lược (gọi chung là Tà Khí).

Vai trò của Ngũ Tạng với miễn dịch như thế nào?

  • Quân ta sinh ra ở đâu? Tạng Thận.
  • Quân ta được nuôi dưỡng nhờ đâu? Tỳ biến hoá đồ ăn thành dinh dưỡng.
  • Quân ta được huấn luyện và chỉ huy bởi ai? Can là tướng quân mưu lược.
  • Quân ta lấy khí lực chiến đấu ở đâu? Phế phát khí lực, và đây cũng là nơi biên giới, chiến trường giao tranh nên dễ tổn thương nhất.
  • Tạng Tâm có vai trò tổng quản tất cả mọi thứ. Tầm quan trọng của tạng Tâm sẽ được nói bên dưới.

Sức khoẻ của chúng ta là 1 sự cân bằng động. Sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của ta phụ thuộc vào kết quả cuộc chiến giữa chính khí bên trong và tà khí bên ngoài. Cuộc chiến này có 3 kết quả như sau:

1, Chính khí mạnh mẽ, mạnh hơn hẳn tà khí. Trường hợp này quá rõ ràng, chắc chắn địch sẽ không làm gì được ta nên cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh. Nhưng thời nay thường ít người khoẻ mạnh hoàn toàn mà do sự chủ quan, thiếu kiến thức về sức khoẻ nên chúng ta hay vô tình để cho tà khí xâm nhập và ẩn mình ở thể ngủ (Đông y gọi là phục tà). Nó sẽ chờ thời cơ để vùng lên “đảo chính”.

2, Chính khí yếu, tà khí mạnh hơn hẳn thì lúc này gọi là hư bệnh. Các triệu chứng sẽ mờ nhạt, âm ỉ, phản ứng cơ thể yếu ớt. Ta bắt buộc phải bổ sung lại chính khí, nuôi lại quân. Mà lúc này địch mạnh, ta yếu nên nuôi lại quân cũng phải lén lút, dè chừng quân địch. Vì thế nên rất mất thời gian, bệnh lâu khỏi.

3, Chính khí và tà khí ngang sức nhau. Đây là tình huống mà cuộc chiến khốc liệt nhất, biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng rầm rộ nhất. Cơ thể huy động mọi nguồn lực để chiến đấu. Mọi phản ứng lúc này đều là để bảo vệ cơ thể (sốt, ho, viêm, sưng, nóng, hắt hơi, sổ mũi…). Nhưng tất nhiên cái gì quá cũng không tốt, cơ thể chỉ tập trung tìm mọi cách đánh giặc mà không để ý xung quanh, thành ra “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Phản ứng mạnh quá có thể gây biến chứng nên ta cần kiểm soát mức độ của các phản ứng này.

Nguyên nhân gây bệnh

Đối với Tây Y thì coi các triệu chứng là ngọn, gốc là Tà khí bên ngoài. Vì quân xâm lược nó đánh mình thì mới có chiến tranh chứ. Mình có làm gì đâu, mình hoàn toàn bị động mà. Đúng, hoàn toàn hợp lí.

Nhưng với Đông Y thì chưa dừng ở đó mà hướng đến nguyên nhân sâu hơn. Đối với Đông Y, gốc rễ vấn đề nằm ở Chính khí. “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Chính khí suy yếu mới là nguyên nhân của bệnh tật.
Đây cũng là 1 quan điểm xuyên suốt thống nhất với triết học Đông Phương: “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”. Bởi vì chỉ khi lí do quy về mình thì ta mới có thể thay đổi được. Còn nếu cho rằng lí do là bên ngoài thì mãi mãi là 1 vòng luẩn quẩn mà thôi.
Cũng giống như cuộc chiến không hồi kết của Vacxin và Virus vậy. Và xin nhớ rằng, phần thắng chưa bao giờ và có lẽ không bao giờ nghiêng về phía Vacxin cả.

Đây cũng là quan điểm mà tôi cực kì tâm đắc và khâm phục: “Con người làm chủ hoàn toàn vận mệnh của mình”, kể cả trong các môn như tử vi, bói toán, kinh dịch

Vậy nguyên do mà Chính khí của ta suy yếu, tạo thời cơ cho Tà khí gây bệnh là gì? Tôi cũng đã nói qua trong các talkshow của mình:

  • Lao động quá độ về thể chất và trí óc.
  • Chủ quan không bảo dưỡng cơ thể trước các điều kiện thời tiết xấu.
  • Thói quen sinh hoạt không tuân theo nguyên tắc tự nhiên.
  • Ăn uống bừa bãi chỉ để thoả mãn việc ngon miệng.
  • Sinh hoạt tình dục quá độ.
  • Các trạng thái tâm lí tiêu cực: căng thẳng, buồn bã, cáu giận, sợ hãi…

Nếu coi bệnh tật là những cái hố thì ngày nay hầu hết người ta chỉ thích nhanh, sống vội, luôn chọn cách bắc cầu đi qua hố mà thôi. Rồi hết triệu chứng thì lại tiếp tục các thói quen tàn phá cơ thể như cũ. Đến khi nó lỗ chỗ, mất kết cấu bền vững, cơ thể xập xệ rồi mới biết sợ thì đôi khi không còn cách nào để như cũ nữa cả.

Và khi đó thì sao? Có lẽ 1 số các bạn chưa từng nằm viện, chưa từng thấy những hoàn cảnh trớ trêu, chưa thấy sự bất lực của thầy thuốc, chưa thấy những giọt nước mắt hối hận của bệnh nhân và có lẽ cũng chưa thấy những ánh mắt bàng hoàng, đau đớn và tuyệt vọng của người nhà.

Khi còn đi học, đi trực, tôi đã chứng kiến quá nhiều. Người bệnh khổ 1 thì người nhà khổ 10. Giường thì không có, nằm la liệt ngoài hành lang, bầu không khí thì ngột ngạt đầy bệnh tật, rồi thì đi đổ phân, đổ nước tiểu….

Khi đấy các bạn còn nói “Sức khoẻ của con, con tự chịu” nữa hay không? Vậy nên sức khoẻ của chúng ta không chỉ là của mỗi mình ta. Chúng ta giữ gìn sức khoẻ không chỉ là cho mình mà còn cho chính người thân của mình. Ít nhất hãy khoẻ để không ai phải lo cho mình cái đã. Vậy là tốt lắm rồi. Còn sau đấy chăm sóc được cho ai bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào những hoàn cảnh éo le. Đó cũng là mục đích tôi chia sẻ những kiến thức của mình đến mọi người.

Quay lại với Covid thì tôi muốn khẳng định với các bạn rằng: Covid là 1 virus cúm, cũng tương tự như cúm mùa mà chúng ta hay gặp thôi. Y chang về cơ chế, lây nhiễm, cách hoạt động… Duy chỉ có 1 cái khác là sức tàn phá ghê gớm của nó lên cơ thể, sức lây và di chứng để lại sau khi mắc. Hay nói ngắn gọn hơn, Covid là virus cúm đủ mạnh để chúng ta phải ngồi lại và tự vấn chính bản thân mình về cái cách mà chúng ta đối xử với cơ thể này. Đó cũng chính là nhân quả mà tôi muốn nói đến…

Phần tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào Covid, kiến thức cần nắm và cách xử trí cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi


Nguồn: Dr. Lâm


Covid — Nhân quả: Kiến thức cần nắm và xử trí (Phần 1) (cập nhật 27/06/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)