Trên Hà Đồ, Bắc Thủy, Nam Hỏa, Đông Mộc, Tây Kim, bày 12 tháng/ Cung trên Hà Đồ, từ Tý đến Hợi, 12 tháng chia thành 4 mùa, xuân hạ thu đông. Và 4 phương Đông Tây Nam Bắc.
-Tý chính bắc trên Hà Đồ, cư trung Hợi Tý Sửu => Hợi Tý Sửu tam hội Thủy
-Mão chính đông trên Hà Đồ, Mão cư trung Dần Mão Thìn => Dần Mão Thìn tam hội Mộc
-Ngọ chính nam trên Hà Đồ, Ngọ cư trung Tỵ Ngọ Mùi => Tỵ Ngọ Mùi tam hội Hỏa.
-Dậu chính tây trên Hà Đồ, Dậu cư trung Thân Dậu Tuất => Thân Dâu Tuất => ta hội Kim.
Tý Mão Ngọ Dậu là 4 phương chính trên Hà Đồ nên lần lượt mang các chính khí Thủy Mộc Hỏa Kim.
Hợi là tháng đầu mùa đông, ngay trước Tý nên có hành Thủy, Thủy tụ nhờ Thổ sinh, Thủy nhờ có Thổ đắp mới thành ao hồ, sông suối, cho nên Sửu sau Tý mang hành Thổ, Thủy sinh rồi thì Thổ cần thành hình mà đắp. Thủy tụ nhờ thổ sinh nên Sửu tàng Thủy.
Dần là tháng đầu mùa xuân, ngay trước Mão mộc nên có hành Mộc, Mộc vượng nhờ Thổ dưỡng, Mộc được sinh thì cần có Thổ dưỡng mới phát triển được, cho nên Thìn thổ sau Dần Mão. Mộc ăn sâu vào Thổ, nên Thìn thổ tàng Mộc. Tỵ là tháng đầu màu hạ, ngay trước Ngọ hỏa nên Tỵ có hành hỏa. Hỏa được sinh thì cần Thổ để giữ nhiệt, cho nên Mùi mang hành thổ giữ nhiệt cho hỏa.
Thân là tháng đầu mùa thu, ngay trước Dậu nên có hành Kim, Kim vượng nhờ Thổ sinh, Kim vượng nhờ Thổ chứa, không có Thổ thì Kim không được sinh. Cho nên Tuất thổ sau Thân Dậu.
Như vậy ta được ngũ hành 12 địa chi dựa trên bố cục của Hà Đồ. Cho thấy cái lý sinh thành của ngũ hành.
Hợi Tý thủy, Dần Mão mộc, Tỵ Ngọ hỏa, Thân Dậu kim, Thìn Tuất Sửu Mùi mang hành Thổ.
10 thiên can từ Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10:
1+10=11
2+9=11
3+8=11
4+7=11
5+6=11
Từ trên cho thấy sự đối xứng của Thiên Can, đầu và cuối, thủy và chung. Mậu Kỷ trung tâm 10 thiên can, nên Mậu Kỷ nhập trung cung Hà Đồ. Mậu số lẻ nên Mậu Dương thổ, Kỷ số chẵn nên Kỷ Âm thổ. Còn 8 Can chia vào 4 phương vị Hà Đồ. Mỗi phương vị 2 Can.
Tháng 1 lập xuân ở Dần, tháng 2 Mão, lần lượt hết 12 Cung, mùa vạn vận sinh sôi được phải đầy đủ cả bố mẹ Can Chi. Thiên Địa hợp mà sinh vạn vật, nên Giáp Ất đứng đầu thiên can phối Dần Mão thìn ở phương Đông. Do vậy Giáp Ất được khí Mộc (3,8) ở phương đông. Giáp số lẻ nên Giáp dương mộc, Ất số chẵn nên Ất âm mộc.
Tiếp đến cặp thiên can Bính Đinh phối Tỵ Ngọ Mùi phương Nam mang hành Hỏa (2,7). Bính số lẻ là Dương hỏa, Đinh số chẵn là Âm hỏa. Cặp thiên can Canh Tân phối Thân Dậu Tuất tây Phương, nên Can Tân được khí Kim (4,9) ở phương Tây. Canh số lẻ là Dương kim, Tân số chẵn là Âm kim. Cặp thiên Can Nhâm Quý phối Hợi Tý Sửu phương bắc Thủy, nên Nhâm Quý được khí Thủy ở phương Bắc (1,6). Nhâm số lẻ là Dương thủy, Quý số chẵn là Âm thủy.
Như vậy từ nguồn gốc Thiên Can Địa Chi đã được xác định từ các chủ đề trước, khi phối Can Chi với Hà Đồ thì ta được nguồn gốc ngũ hành của Can Chi.
(Dẫn theo trang kimca.net)
Chủ đề: NGUỒN GỐC NGŨ HÀNH CỦA CAN CHI
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn