Tứ Thư – Mạnh Tử

MẠNH TỬ

Sách Tam tự kinh, câu mở đầu dẫn “Nhân tri sơ, tính bản thiện”, có nghĩa là con người ta sinh ra vốn thiện. Đây chính là tư tưởng của Mạnh Tử về bản tính thiện của con người.

Khổng Tử thì chú trọng dạy về cách làm người. Mạnh Tử lại chú trọng truy tìm bản thể phía sau hiện tượng xã hội và tự nhiên, lấy việc hoàn thiện tu dưỡng đạo đức làm khởi điểm cho việc nhận thức chân lý.

Tư tưởng của Mạnh Tử chiếm địa vị quan trọng trong hệ thống tư tưởng Nho gia, và được coi là người kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết Nho gia do Khổng Tử đề xướng. Đã được những triều đại trong lịch sử phát triển trước đây hết sức tôn trọng, được coi là đạo lý kinh điển trong việc trị quốc an dân. Trong bộ sách Tứ Thư, có thể coi sách Mạnh Tử là kiến giải, chú giải thêm cho sách Luận Ngữ, cho nên sách Mạnh Tử chiếm nội dung rất quan trọng trong cả bộ sách Tứ Thư.

Bàn về bản tính con người, Mạnh Tử đã tổng kết hàng loạt khái niệm trước đó đã đi sâu về “tâm”, giảng giải rõ sự khác nhau giữa “tâm” với những khí quan khác trong cơ thể con người như tai, mắt, … Mệnh đề “tâm để tư duy”, được coi là phương tiện truyền tải chính, nhằm thực hiện việc tự mình, làm thức tỉnh và hoàn thiện con người mình. Từ đây, định lệ xây dựng nên những khái niệm về lòng thương xót, xấu hổ, căm ghét, …

Mạnh Tử đặt vấn đề về yếu tố “dân bản”, nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa Vua và dân. Ông khẳng định quan niệm về “vương đạo nhân chính”, thì phải biết rằng “Dân quý nhất, thứ đến xã tắc, rồi mới đến vua”, và Mạnh Tử cho rằng nhà vua nên cùng chúng dân chung hưởng lạc thú, tạo điều kiện cho dân làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, yếu tố dân bản này, được hình thành trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của nhà cầm quyền.

Mạnh Tử bàn sâu về Nhân – Nghĩa, coi “nhân” là nơi ở rộng rãi nhất, còn đối với khái niệm “nghĩa”, đó là con đường rộng lớn nhất. Sống phải có nơi ở, đi lại phải có đường, từ đây mà Mạnh Tử xây dựng gắn kết mối quan hệ “nhân – nghĩa” với con người, quy định cái đích để con người tu dưỡng và rèn luyện.

Với lời văn ngôn ngữ giầu hình tượng, hấp dẫn mà đại chúng, Mạnh Tử khéo lý giải những vấn đề phức tạp bằng những ví dụ thật dễ hiểu, đậm chất hùng biện.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)