Chương 18: Nguyệt Vận

Nguyệt Vận trong lá số Tử Vi là chỉ cát hung và họa phúc trong 1 tháng của mỗi người.

Có thể hiểu rằng Tiểu Vận là nơi ban phát mệnh lệnh và Nguyệt Vận sẽ là nơi thực thi mệnh lệnh.

I. Nguyệt Vận Thái Tuế

(1) Cách Tính

Vận 1 Tháng của một Lá Số Tử Vi được tính như sau:

– Bắt đầu từ Cung Tiểu Vận là Nguyệt Vận Thứ Nhất.

– Không phân biệt Nam – Nữ, vòng Nguyệt Vận luôn đi theo chiều thuận.

Ví dụ : – Lá Số Tử Vi trên sẽ được tính Nguyệt Vận như sau:

  • Tiểu Vận 25 của lá số trên ở cung Hợi thì Nguyệt Vận Thứ Nhất ở Cung Hợi.
  • Nguyệt Vận 2 ( tháng 2 ) sẽ ở cung Tý.
  • Nguyệt Vận 3 ( tháng 3 ) sẽ ở cung Sửu.
  • Tiếp tục cho đến Nguyệt Vận 12 ở cung Tuất.

(2) Sự Dịch Chuyển Cung Và Thiên Can Của Các Nguyệt Vận

– Giống với Tiểu Vận là Nguyệt Vận cũng có Sự Dịch Chuyển Cung Và Thiên Can.

– Căn cứ vào “Ngũ Hổ Độn” để xác định Thiên Can Của Cung tháng đó.

– Cung Mệnh của các Tháng cũng sẽ được dịch chuyển và tất nhiên các cung khác cũng như thế.

Ví dụ:

– Thiên Can Nguyệt Vận Thứ Nhất là Ất Hợi. ( Cung Mệnh Tháng 1 )

– Thiên Can Nguyệt Vận 2 là Bính Tý. ( Cung Mệnh Tháng 2 )

– Thiên Can Nguyệt Vận 3 là Đinh Sửu. ( Cung Mệnh Tháng 3 )

– Thiên Can Nguyệt Vận 4 là Bính Dần. ( Cung Mệnh Tháng 4 )

* Lưu ý: Thiên Can của Tiểu Vận là thứ quyết định thiên can tháng Dần của Nguyệt Vận. Tháng 1 của Lá Số Tử Vi phụ thuộc vào cung của Tiểu Vận và nó khác biệt với Thái Âm Lịch vì Thái Âm Lịch luôn bắt đầu tháng một bằng tháng Dần.

II. Nguyệt Vận Tam Hợp Phái

(1) Trung Châu Phái

Cách tính nguyệt vận của Trung Châu Phái có phần hơi rắc rối một tí vì nó phụ thuộc vào Đẩu Quân, nhưng cũng có công thức như sau:

– Cung Thái Tuế kể là tháng Giêng ( Tháng 1 ), đếm nghịch theo chiều kim đồng hồ, từ cung Thái Tuế đến tháng sinh rồi từ đó kể là Tý ( Số 1 ), rồi từ cung ấy đếm thuận theo chiều kim đồng hồ từng cung đến giờ sinh. Dừng ở đâu thì cung ấy là cung Nguyệt Vận Thứ Nhất.

– Thiên Can của cung Nguyệt Vận được tính bằng Thiên Can Của Tiểu Vận. Dựa vào bảng “Ngũ Hổ Độn”. Tuy nhiên, không lấy cung Dần ở lá số gốc làm chuẩn mà lấy cung nguyệt vận làm chuẩn của cung Dần.

Ví dụ: – Lá Số Tử Vi trên sẽ được tính Nguyệt Vận Tam Hợp Phái như sau:

  • Năm 2019 ( Kỷ Hợi ) thì cung Thái Tuế là cung Hợi.
  • Lấy cung Hợi đếm là số 1, sau đó đếm nghịch đến cung Tuất là số 2, đếm tới số 9 là ở cung Mão. ( Dừng lại tại đây vì đương số sinh tháng 9 ).
  • Tiếp đó từ cung Mão đếm là số 1, sau đó đếm thuận đến cung Thìn là số 2, đếm tới số 5 là cung Mùi và đây là cung Nguyệt Vận Đầu Tiên. ( Dừng lại tại đây vì đương số sinh vào giờ Thìn, “số 1 là tý, số 2 là sửu, số 3 là dần, số 4 là mão, số 5 là thìn” )
  • Thiên Can của cung Nguyệt Vận Thứ Nhất sẽ là Bính Dần, nhưng nằm ở cung Mùi ( lá số gốc )
  • Nguyệt Vận Thứ Hai ( Tháng 2 ) sẽ nằm ở cung Thân ( lá số gốc ) nhưng thiên can sẽ là Đinh Mão.
  • Nguyệt Vận Thứ Ba ( Tháng 3 ) sẽ nằm ở cung Dậu ( lá số gốc ) nhưng thiên can sẽ là Mậu Thìn.

(2) Nam Phái

Cách tính Nguyệt Hạn của Nam Phái ( Tử Vi Việt Nam ) là lung tung nhất, bởi vì tài liệu đầu tiên của Nam Phái bị thiếu hụt so với bản gốc nên trong sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang chia đến tận 3 cách xem như sau:

Cách thứ nhất

Khởi từ cung tiểu hạn kể là tháng giêng đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh bắt đầu từ đó kể là giờ Tý theo chiều thuận đếm đến giờ sinh, lại bắt đầu từ đây kể là tháng giêng, cứ theo chiều thuận đếm từng cung là tháng giêng, tháng 2…

Cách thứ 2

Khởi từ cung tiểu hạn, đếm theo chiều thuận từ tháng Giêng đến tháng sinh, rồi kể từ đó là giờ Tý vẫn đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, rồi từ đây là tháng Giêng (cung Nguyệt hạn tháng Giêng), đếm tiếp là tháng 2,3…

Cách thứ 3

Cung Tiểu hạn kể là tháng Giêng rồi cứ theo chiều thuận mà kể các cung sau là các tháng kế.

Tại sao có đến 3 cách ấn định cung Nguyệt hạn? Đó là do kinh nghiệm.

Vì tài liệu không đủ chính xác nên tác giả ghi chú là “tại sao có 3 cách, đó là do kinh nghiệm”…

III. Nguyệt Vận Phi Tinh Phái

Cách tính giống như Trung Châu Phái nhưng Thiên Can của cung Nguyệt Vận Thứ Nhất không phải là cung Dần.

Thiên Can và Địa Chi của cung Nguyệt Vận Thứ Nhất được lấy theo Thiên Can của Thái Tuế và Địa Chi của cung Nguyệt Vận Thứ Nhất.

Ví dụ: – Lá Số Tử Vi trên sẽ được tính Nguyệt Vận Phi Tinh như sau:

  • Năm 2019 ( Kỷ Hợi ) thì cung Thái Tuế là cung Hợi.
  • Lấy cung Hợi đếm là số 1, sau đó đếm nghịch đến cung Tuất là số 2, đếm tới số 9 là ở cung Mão. ( Dừng lại tại đây vì đương số sinh tháng 9 ).
  • Tiếp đó từ cung Mão đếm là số 1, sau đó đếm thuận đến cung Thìn là số 2, đếm tới số 5 là cung Mùi và đây là cung Nguyệt Vận Đầu Tiên. ( Dừng lại tại đây vì đương số sinh vào giờ Thìn, “số 1 là tý, số 2 là sửu, số 3 là dần, số 4 là mão, số 5 là thìn” )
  • Thiên Can của cung Nguyệt Vận Thứ Nhất sẽ là Tân Mùi.
  • Nguyệt Vận Thứ Hai ( Tháng 2 ) sẽ nằm ở cung Nhâm Thân.
  • Nguyệt Vận Thứ Hai ( Tháng 2 ) sẽ nằm ở cung Quý Dậu.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)