153.-Bài thơ đề tựa cuốn Thần khê định số của Lê Quý Đôn-KHHB số 74H2

BàI THƠ ĐỀ TỰA CUỐN THẦN KHÊ ĐỊNH SỐ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN

  • Số mạng con người có hay không? Tài ba như cụ Lê Quý Đôn coi trời như “nơ pa”, mà rồi chịu có số mạng
  • Lá số Lê Quý Đôn

Đông Nam Á

Chúng tôi xin trình bầy sau đây bài thơ đề tựa cuốn Thần khê định số của Bảng nhãn Lê Quý Đôn, mời quý bạn thưởng lãm. Bài thơ nói về số mạng con người. Lê Quý Đôn đã chế riễu kẻ tin số mạng, để về già phải công nhận là có số mạng. Và ông dầy công nghiên cứu viết nên bài Phú Tử vi mà ai cũng biết – Với tập Thần khê định số này là vật gia bảo mà bây giờ chúng tôi xin cống hiến với đời, sau khi cảm thông việc làm đúng đắn và chân thành của giai phẩm Khoa học huyền bí.
Tuvivietnam 4559901
Thần khê định số phú

Tuổi đời nay ngoại ngũ tuần.
Mới tường số mạng chuyển vần nghiệm thay.
Nhớ thưở nhỏ tài hay, học giỏi.
Sách thánh hiền theo đuổi công danh.
Rừng nho, bể học ai bằng.
Thông minh đáng bậc tài năng hơn đời.
Nghe Khổng Tử : than trời ! cầu thọ.
Để san xong Dịch số huyền vi.
Ta cười : “Khổng Tử ngu si”.
Khôn ngoan tất thắng ! mà khờ thì thua !
Môn tướng số, để đồ mê tín.
Đoán ba hoa, bàn chuyện vu vơ.
Các điều di bại ! còn kia.
Kẻ thì bỏ vợ, người thì gia vong.
Nào Trần Đoàn, Tử Bình, Tứ Tự.
Đọc càng nhiều, trí lự hoang mang.
Cho nên ở thưở thiếu niên,
Ta không tin tưởng các môn học này.
Giầu, sang đều do tay mình tạo.
Nào ai cho ? mà bảo tại trời.
Chẳng qua mê tín đó thôi.
Tài hèn, ngu muội bảo trời không cho !
Học lười, dốt, nên thi chẳng đỗ.
Buôn vụng suy, giầu có làm sao ?
Thế nhân tin tưởng tào lao.
Đem câu số mạng thay vào bình phong .
Nay xét lại trong vòng quá khứ,
Bạn đồng liêu kẻ dở, ngườI hay.
Giầu, nghèo, thọ, yểu lạ thay !
Khó đem hoàn cảnh giãi bày cho thông.
Sức Hạng Võ, sao không hưởng thọ ?
Lại sớm về, bởi gió nhập xâm !
Giầu như Vương Khải, Thạch Sùng,
Chỉ trong khoảng khắc tay không, than trời !
Vấn tâm, lòng vẫn u hoài.
Bách khoa Chư Tử đương thời ai hơn !
Chữ “ Vô tri vấn Bảng Đôn” !
Nay coi lại số, tủi hờn mới vơi,
Thấy Xương Khúc ở nơi hãm địa.
Và Quan cung, Khôi ngộ Kình, Hình.
Vướng câu : “ lạc hãm văn tinh” .
Mới tường số mạng muôn phần đa đoan.
Tuổi cao rồi liệu toan Dịch số,
Và đem câu “ luận cổ suy kim”.
Trần Đoàn đẩu số khảo xem,
Qua bao kinh nghiệm viết nên sách này
.

Tìm hiểu bài tựa

Bài thơ đề tựa cuốn Thần khê định số đáng có một chỗ ngồi trong rừng văn học VN (cũng như bài thơ Đề Kiếm của Nguyễn Trãi mà chúng tôi từng đăng) vì cái tinh thần văn hóa cổ bàng bạc trong đó.

Cụ Bảng Đôn đã ngoài 50 tuổi mới tường số mạng qua Tử vi gia thêm những nét tướng. Qua bài thơ trên, ta biết rằng Bảng Đôn rất ngạo nghễ và khinh mạn đời trong thời tuổi trẻ. Học giỏi hơn đời, tài năng quán thế, thi làm gì mà chẳng kiêu ngạo. Cho nên đọc chuyện Khổng Tử cầu thọ mà Bảng Đôn cười khinh là “Khổng Tử ngu si”. Bảng Đôn bảo để tướng số cho bọn mê tín và bọn thầy đoán quàng xiên. Tuy có đọc các sách:
-Trần Đoàn đẩu số
-Tử Bình
-Tứ Tự kim
Mà Bảng Đôn không tin (chú thích: ngày nay rất ít người có cuốn Tứ Tự kim, chúng tôi sẽ bàn đến cuốn đó).

Lập luận của Bảng Đôn rất giản dị và khoa học:
-Giầu sang đều do tay mình tạo
-Nào ai cho! Mà bảo tại trời!
-Chẳng qua mê tín đó thôi!
-Tài hèn ngu muội, bảo trời không cho.

Cụ Bảng Lê Quý Đôn đã kiêu ngạo đến độ viết trên lá cờ hiệu của mình mấy câu “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” (Thiên hạ ai không biết điều gì thì hãy hỏi Bảng Đôn).

Thế nhưng về già, xét lại các cuộc đời, mới thấy quả là có số, nhìn vô các bạn đồng liêu, thấy có những người giỏi mà lại có cuộc sống dở tệ, dốt mà lại làm nên, khỏe mà lại chết yểu, giầu mà một giờ tan tành cơ nghiệp, như Hạng Võ, Vương Khải, Thạch Sùng khi xưa.

Chính bản thân cụ Lê Quý Đôn cũng là một bằng chứng hùng hồn cho số mạng. Tài ba như thế, cụ không sao ngốc đầu lên được, còn bị đời vùi dập khốn khổ.

Trở về lá số tử vi của cụ, Cụ mới thấy Xương Khúc hãm địa, và Khôi ngộ Kình Hình tại cung Quan đúng câu Văn tinh lạc hãm thì số mạng đa đoan là phải.

Cho nên cụ đã khảo kỹ Trần Đoàn Đẩu số và đem kinh nghiệm của mình mà viết nên cuốn Thần khê định số nêu lên những điều bí hiểm nhất trong khoa Tử vi. Xem Tử vi nhưng phải xét vài nét tướng xem có hợp với các sao tốt trong cung số hay không?

Lập lá số Tử vi trong tưởng tượng và trên bàn tay

Cuốn Thần khê định số cũng chỉ rõ những bí quyết để lập lá số Tử vi trong tưởng tượng và trên bàn tay, một cách thật nhanh chóng như các thầy Tử vi thường làm. Chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy điều này để các bạn lập lá số cho mọi người thân mà khỏi phải giở sách, tìm sao hay chiếu bảng lập thành.

Bài này là bài thứ 2 trong những bài mào đầu về cuốn Thần khê định số. Bài trước nói về nguyên tắc coi tướng mạo để xem có đúng được hưởng trong tuổi sinh của mình nằm trong con giáp của mình hay không.

KHHB số 74H2

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm – Theo Tử Vi Lý Số

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)