Lá số mẫu Kim Dung (xưa yêu Kim Dung qua từng trang truyện chưởng)

Kim Dung là 1 nhà lý số tài ba

Chẳng rõ ông có học môn Tử Vi hay không ? Chỉ riêng bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ cho thấy ông nhắc đến sao Thái Tuế và sao Hoa Ca”i rất đúng điệu con nhà huyền thuật .

Hãy duyệt xét các nhân vật thời võ học lúc đầu do ông tạo ra .

(trích đăng)

Các nhân vật nổi tiếng và công phu đặc sắc trong kho tàng kiếm hiệp của Kim Dung

1. Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn

Con sư tử có cái bờm oai vệ rống lên tiếng kêu vang dôi : đó là bộ Khốc Hư Tý Ngọ . Tướng Ấn lẩm liệt hiên ngang .

Khốc = rống, độc môn Sư Tử Hống

Hư = bể nát = công phu Thất THương Quyền đánh nát lục phủ ngũ tạng của đối phương ..

Khốc Hư là thành phần của bộ lục bại nên cả gia đình Tạ Tốn bị bại vong khi sư phụ Thành Khôn của Tạ Tốn gian dâm rồi tàn sát các thân nhân của Tạ Tốn . Oán thù đó tích tụ tại cung Dần có Tang Hổ (chết chóc), Cự Kỵ (dâm tà, để lại vết nhơ), Lộc Tồn KK (tan nhà bại sản). Suy ra sư phụ của Tạ Tốn phải nhập quái tại Dần mới gây ra thảm cảnh tang thương cho Tạ Tốn nhập quái tại cung Ngọ trong cùng 1 tam hợp với cung Dần .

2. Hấp Tinh Đại Pháp : công phu hút hết nội lực của đối phương

Chính là bộ Song Hao làm suy kiệt địch thủ . Bộ Lục Bại gồm Song Hao, Tang Hổ, Khốc Hư, được Kim Dung mã hóa bằng 3 công phu : Hấp Tinh Đại Pháp , Sư Tử Hống, và Thất Thương Quyền, trúng 1 trong các độc môn đó, con người sẽ bệnh và chết (Tang Hổ) .

3. Lệnh Hồ Xung sử kiếm vô địch còn Vi Tiểu Bảo dụng chủy thủ đâm lén cùng công phu Thần Hành Bách Biến

Thiên Hình Kình Dương Đà La Thất Sát hợp chiếu vào cung Dậu lúc Kim Dung sáng tác bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ nên rõ ràng Lệnh Hồ Xung là 1 lãng tử xuất thân mồ côi (Liêm Phá + Song Hao + Phá Quân), rất thông minh (thế Đào Hoa) nên mới có tư chất bén nhạy để học kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm chủ vô chiêu (Thiên Không) phá hữu chiêu kinh điển cứng ngắc như phe Kiếm Tông của D D TVLS rất ngây ngô trong lý giái các lá số Tử Vi

Thiên Hình đắc tại Dậu là thanh kiếm chính xác rất sáng tạo (thế Đào Không). Lệnh Hồ Xung ăn vào Thiên Hình nên thân hình chịu nhiều vết thương do kiếm đao của đối thủ đâm phải .

4. Vi Tiểu Bảo chuyên môn dùng dao nhỏ đâm lén người khác . Đó là Kiếp Sát đi với Lưu Hà . Kiếp Sát = chủy thủ, Lưu Hà là lưu manh mập mờ .

Ngay cả Lệnh Hồ Xung cũng bẻm mép lắm giống như Vi Tiểu Bảo có đôi môi mỏng (do chính cha ruột mình là Kim Dung mô tả) = chính là Lưu Hà ăn nói huyên thuyên trong tam giác Đào Không Sát lưu manh khôn vặt .

Vi Tiểu Bảo chạy rất lẹ, khôn ngoan dùng công phu Thần Hành Ba”ch Biến chạy trốn . Lưu Hà + Song Hao = công phu chạy trốn tuyệt vời . Nên nhớ Đẩu Quân là đàn anh của Phục Binh nên có Đẩu Quân xuất hiện tức Vi Tiểu Bảo ăn vào Đẩu Quân gian xảo 8 phần là do sao này đi kèm với Lưu Hà trong thế Đào Không Sát .

Cả 2 người Lệnh Hồ và Vi Công Công xuất thân tầm thường – 1 người mồ côi được Nhạc Bất Quần đem về nuôi dưỡng tức Nhạc nhập quái trong cung Sửu có Tham Linh Khôi tức chưởng môn nhân nhiều tham vọng sau này sự nghiệp bể nát (Thiên Không), cung TỬ Tức theo lưu cung ở Tuất có Dưỡng tức có con nuôi tức Lệnh Hồ Xung rất thương mến sư phụ (ăn vào bộ Cơ Lương). . Người thứ 2 là VI Tiểu Bảo là con của gái điếm thân phận ko hay ho gì, đó là kết quả của bộ Đào Thai Vượng Tướng .

Vi Tiểu Bảo nhập quái tại Dậu vì các lý do sau :

– Kim Dung sáng tác Tiếu Ngạo Giang Hồ trong DH cung Dậu

– tính nết mê gái (Liêm Đào Hồng), xuất xứ là con của gái điếm (Thai Đào Vượng Tướng), tính nết (Liêm Phá) và võ công (dùng dao nhỏ, chạy trốn nhanh = Kiếp Sát, Song Hao) thì Vi phải ẩn trong cung Dậu 100% trong khi Lệnh Hồ vừa ẩn cung Dậu và 1 phần nằm trong cung Tuất .

4. Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền, Đông Phương Bất Bại, Nhậm Ngã Hành

Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ có nhiều nhân tài với dã tâm to lớn muốn làm bá chủ .

Nhạc Bất Quần : ngụy Quân Tử Kiếm . Chính là vai Tử Sát + Đẩu Quân Lưu Hà Thiên Không + Khôi nên bề ngoài đạo mạo (Tử Vi + Khôi) nhưng bên trong â”n chứa 1 âm mưu cướp đoạt ngôi Minh Chủ Ngũ Nhạc từ tay Tả Lãnh Thiên, đó là thế Đào Không + Đẩu Quân + Lưu Hà nhưng cuối cùng ông bị tan tành khi Thiên Không làm đổ vỡ tất cả .

Nhạc có thể ẩn tại cung Tị hay cung Sửu trong DH Kim Dung sáng tác bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ ăn vào sao Tử Vi lúc ban đầu, sau biến thái thành Phá – Tham với các bộ trung tinh khác như Đông Phương Bất Bại chuyển đổi hình tướng và tâm tướng từ từ thành phái nữ .

Tả Lãnh Thiền vai đại trượng phu không độc không được . Có công phu Hàn chưởng làm lạnh băng đối thủ vì vậy Tả minh chủ ăn vào Phá Quân cư Dậu với Lưu Hà nhiều thủy tính mang chất hàn .

Đông Phương Bất Bại nhờ tự thiến chuyển giống nên đắc võ công vô địch, tính ra võ công người này trên tất cả các tay cùng thời . Rõ ràng người này ẩn tại Sửu và Dậu để có bộ Liêm Phá + Hỏa + Đào + Bệnh + Riêu + Khôi + Kiếp Sát + Đào Hồng Thai mô tả tư chất phức tạp 1 giáo chủ với võ công kinh người, lại trở thành bán nam bán nữ . Chỉ dùng kim thêu (Kiếp Sát Đào Hoa) đương cự được với các tay võ công siêu quần . Đó chính là bộ Liêm Phá tại Dậu .

Nhậm Ngã Hành cuồng ngạo, giết người như ngoe”, hung ác vô cùng, cuối cùng bị tai biến mạch máu não mà chết, theo truyện có lẽ ông hút nội lực nhiều người hổn tạp đấu tranh trong người nên chết vì các tự lực xung đối nhau . Nhậm ăn vào Đà La Riêu Y Linh nên chế thuốc cực kỳ độc hại để kềm chế thuộc hạ .

—————————- 

Ngũ tuyệt

“Thiên hạ ngũ tuyệt” (Võ Lâm Ngũ Bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:

  • Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
  • Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
  • Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
  • Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
  • Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)

Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.

Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông,Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:

  • Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
  • Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
  • Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
  • Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
  • Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)

Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.

======================================================

  • Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông) : Thổ nên Vương không muốn các hành kia bị tiêu diệt vì Thổ là nhân hậu .
  • Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà): Mộc nhiều nên thông minh, duy có tâm sự, đôi khi càn gỡ vì Mộc đa hóa gàn .
  • Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc): Kim sát phạt, hiếu chiến
  • Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế): Hỏa lễ nghĩa, trung tín như sao Thái Dương hay Liêm Trinh 
  • Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái) : Thủy sức mạnh vô song tại Tý nên mới hàng phục được mấy con rồng bay lượn 
  • Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng): Thủy thế Thổ, tương tế cho nhau khi Vương qua đời . Thủy mang ơn Thổ làm bờ thành giúp Thủy không tràn lan, còn Thổ cũng biết cái tình của Thủy giúp Thổ tuơi nhuận không khô táo .

Vương chính là bộ Tử – Phủ còn Chu Bá Thông là Thiên Đồng địch thị . Thiên Đồng từ nhỏ lưu lạc, được Tử Phủ đem về nuôi nên lão ngoan đồng rất kính sợ sư huynh của mình như bậc cha mẹ dạy dỗ . Lão Đồng đó sợ 3 người tất cả : Vương, bà Anh Cô (Cự Môn) và Hoàng Dung (Liêm Trinh). 

  • Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
  • Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng): mang hành Thủy của Phá Quân điên cuồng cư Tý nhưng vì cha nuôi chết nên Dương Quá lên thay, chạy sang Dậu . Nên nhớ Dương Quá có lúc xem Quách Tỉnh là thù địch muốn tiêu diệt . Nhưng Quách Tỉnh sáng chói tại Ngọ Môn đóng vai Thiên Tướng thủ thành Tương Dương nên Dương Quá thấy ông là người anh hùng nghĩa khí mà suy xét lại .
  • Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
  • Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp): mệnh Thiên Tướng lúc chưa đủ thế vào 1 vai của Ngũ Lâm Ngũ Bá nên Quách Tỉnh trấn giữ thành Tương Dương . Sau đó Quách Tỉnh thế Hồng Thất Công ở Phương Bắc cũng đắc vị vì Tướng là Thủy . Có lúc Dương Quá đấu tranh quyết liệt với ông ở thế xung đối vì Phá Quân cư Tý chô”ng lại Thiên Tướng cư Ngọ nhưng sau này Dương Quá chuyển trục qua Dậu thành bộ Liêm Phá đồng độ Phá Toái thành công hiển hách .

Vợ chồng Quách Tỉnh Hoàng Dung chính là bộ Liêm Tướng tại Ngọ .

==========================================

Bàn về lá số của Kim Dung

la so mau kim dung xua yeu kim dung qua tung trang truyen chuong 5ec2eb09ed861

Xin được nghiệm lý bằng các đoạn chữ màu chen kẻ

Kim Dung (金庸 Jin Yong; sinh vào năm 1924) là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại, và cũng là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo.

Lưu Niên Văn Tinh là sao chủ về báo chí . Cùng XK Khoa theo nghiệp văn là đúng .

Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

Nô cung tức độc giả có Tả Hữu đông đảo cùng Cơ Lương trung thành .

Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2).

Đó là lúc DH và TH trùng phùng tại cung Tý có Đồng Âm là bàu trời nhiều sao và Nguyệt sáng nổi danh trong thế Tứ Linh danh dự chiêu trương .

Tiểu sử

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (查良鏞 Cha Lieng Yung, Louis Cha), sinh vào tháng 2 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá.

Cung Phúc : Khôi Việt, Quang Quí Khoa Tam Thai Bát Tọa Tấu Thư 

Ông cố Tra Thận Hành là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Tra Văn Thanh về sau từ chức, đến đời con là Tra Xu Khanh bắt đầu sa sút, Tra Xu Khanh theo nghề buôn, sau sinh sáu đứa con, Kim Dung là con thứ hai.

Cung Phúc sa sút vì cách Linh Xương Đà Vũ + Thiên Không

Thuở nhỏ Kim Dung là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường.

Cung Tật có Đồng Âm là tượng thủy triều lên xuống ở bãi biển .

Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.

Sáu tuổi, ông vào trường tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất siêng học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung Quốc bấy giờ.

Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này. Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trungHai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩnh.

Lộc trời cho tha hồ ăn nhậu (Thiên Trù) cùng Lưu Niên Văn Tinh tức cách viết của ký giả .

Năm 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ư châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Cuộc du hành của Alice tuy đem lại tai hại, nhưng đă cho thấy tài tưởng tượng, cũng như tinh thần phản kháng của Kim Dung (chính là Phá Toái), mà sau này thể hiện rất rõ trên các tác phẩm. Ông lại chuyển đến học trường Cù Châu. Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, được giới học sinh tranh nhau đọc.Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh.

Đó là lúc ông cho thâ”y khuynh hướng chính trị chống đối (Phá Toái cư mệnh) . Hãy đọc phần dưới có liên quan đến lời bình của Liên Hương .

Duy do ảnh hưởng của Cự Kỵ KK làm cho ông chịu miệng tiếng trong DH cung Ngọ .

Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.

Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị đuổi học, năm 19 tuổi.

Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều. Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những cuốn như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm,Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp (DH cung Ngọ có Đồng Âm chiếu le^n) . Ông cũng sáng lập ra một tờ báo lấy tên Thái Bình dương tạp chí, nhưng chỉ ra được một số đầu, số thứ 2 nhà xuất bản không chịu in, tờ báo đầu tiên của ông xem như thất bại.

Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh, đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp.

Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật (chính là sao Tấu Thư) từ máy Radio. Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.

Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế (lại là Tấu Thư).Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi, được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh đẹp. (Thê cung có Đào Hồng).

la so mau kim dung xua yeu kim dung qua tung trang truyen chuong 5ec2eb0abb530

Trong hình trên đứng giữa là Vợ thứ 3 hiện tại 2010 thua Kim Dung khoảng 40 tuổi .

Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đ́nh.

Đó là năm 27t AL, DH ở Mùi đầy khó khăn vì cách Linh Xương Đà Vũ Thiên Không : Lưu Phụ vào Thân gặp KK Tang Hổ Cự Kỵ Lộc Tồn nên Thái Dương là cha lâm nạn tán tài, mất đất đai (Lộc Tồn gặp Kỵ gia sát tinh dính chùm).

Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm1951 họ quyết định ly hôn.

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.

Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955, được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện vơ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ “Kim Dung” 金庸 là chiết tự từ chữ “Dung” 鏞, tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Thư kiếm ân cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ư đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích Huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua những bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Không như một số tờ báo do ông sáng lập khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.

Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Khuynh hướng chính trị của ông có từ lúc thời trung học khi ông viết bài chỉ trích thói cầm quyền hống hách của nhà trường .

Liên Hương đã viết :

Nếu lá số ngày 08/02 và giờ sinh đã nêu (17h30) thì cung Quan của nhà Văn có cách Liêm Triệt + Quyền và Mệnh Tử Sát hội cùng Khoa Hình: đây là mẫu người có tham vọng gánh vác chuyện chính trị, dễ đi vào con đường chính trị……

Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.

Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.

HC sẽ trở lại bổ túc cho các nghiệm lý khác cho bài viết trên .

====================================

Lá số là sự pha trộn giữa 2 thế lực SPT và một bên đứng đầu là Tử vi, và vì Mệnh Kim nên sẽ sử dụng được cũng như chịu nhiều tác động từ 2 thế lực này cùng nhiều chi tiết khác….Vì thế Tôi chỉ xin “Bàn loạn” ở bàng tinh và sau đó sẽ quay ngược lại KẾT HỢP CÙNG CHÍNH TINH!

– Hỏa Linh, Lưu Hà: 

+ Như ta đã biết về hình tượng Linh tinh có nhiều ý nghĩa, về hình tượng cái chuông nhỏ. Khi xưa các vị quyền quý hay dùng để gọi đầy tớ còn gọi là chuông lệnh;

+ Lưu Hà: ngoài những ý nghĩa khác thì hình tượng là dòng sông, sự lưu loát, trôi chảy, là màu vàng….

+ Cũng là ngôi sao Linh Tinh: đó là Khôi Khoa: người đỗ đầu, học giỏi, …., Khôi Linh: một vì sao sáng trên bầu trời (Note: Linh Tinh còn có nghĩa là ngôi sao). Sáng tới đâu, rực rỡ tới đâu ….do tam hóa quyết định!

Ngoài ra:

+ Bộ sao Hỏa Linh + bộ sao văn chương: giúp cho văn chương thêm lôi cuốn người đọc.

—–> Phải chăng qua đó ta có thể biết tên của người này? Tôi xin không dám võ đoán mà chỉ nêu ý nghĩa có thể có từ 2 lá số mà thôi!

– Ta đã biết, Tử vi có thể dung hợp với Hỏa Linh, Tham lang càng thích thú.

+ Với Tham Linh: cho thấy sự phát quang huy của danh vọng, tiếng tăm,….nói chung là phát quý.

+ Với Tham Hỏa: đó là phát phú

– Bộ sao Hình Diêu Y + Xương Khúc: đó là chữ vi minh mẫn huống chi cả 2 lá số đều được hưởng Hóa Khoa: Thiên Hình + Hóa Khoa: đó là chung thân vô tai.

– Bộ Linh Xương Đà + (Vũ hoặc Tử Phá): với Linh Xương Đà rất hoan hĩ khi nhìn thấy Hóa Quyền như Phủ phùng không mà gặp Thanh Long vậy! Linh Xương Đà nói tóm lại đó là hình ảnh “Uất nghẹn của nội tâm không thể bày tỏ…” như Khuất Nguyên phải trầm mình tự vẫn để thay cho lời bày tỏ nhưng ở đây đã được hóa giải….

– Ngôi sao Đào Hoa + ????

——————————–

Kiếm đứng đầu trong danh sách vũ khí thời xưa .

Kim Dung với bút hiệu mang chất Kim cũng như nạp âm mệnh của ông .

Tử Vi + Lưu Niên Văn Tinh = ký giả, chủ nhiệm chủ bút, ông vua loại truyện giang hồ (wuxia) kiếm hiệp làm mê say rất nhiều người của vùng Đông Nam Á .

Thất Sát = tay giang hồ kiêu dũng như Kiều Phong, Dương Quá, Lệnh Hồ Xung .

Kiếp Sát = dao nhỏ như chủy thủ

Cùng Thiên Hình Đà La càng làm cho mệnh kim này trở thành 1 hiệp sĩ dụng kiếm vô địch như Độc Cô Cầu Bại với 9 chiêu tuyệt kiếm hay là Đông Phương Bất Bại (1) chỉ với mũi kim thêu gấm hoa (Hình + Kiếp Sát + Đào Hoa) đương cự 3 tay hào kiệt đương thời là Nhậm, Hướng Vân Thiên, và Lệnh Hồ Xung .

(1) Đông Phương Bất Bại chính là hoàn cảnh của bộ Liêm Phá gặp Đào Hoa trở thành người đồng tính, cũng là lúc DH vào cung Dậu nên các nhân vật chánh của ông có nét tình ái rất bợm rất tà quái như Điền Bá Quang trong Tiếu Ngạo Giang Hồ (2) hay là Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký .

—————————-

Năm con trai ông chết là 1976, tự sát trong khi đang theo học đại học nổi tiếng Princeton (đứa con này là của bà vợ thứ 2 và Kim Dung, rất hận ông vì ông ngoại tình), khi đó DH vào cung Tuất . Lưu Tử vào cung Mùi .

Linh Xương Đà Vũ không làm gì hại nổi Kim Dung . Nên nhớ có rất nhiều nhà in lậu sách của ông mà ông cũng không làm to chuyện vì vậy Thiên Không và Linh Xương Đà Vũ không làm gì ông ở mức độ lớn lao .

Cung Dần trúng thế giáp góc nên bị bao vây bỏi dàn sát tinh và cách Cự Kỵ Lộc tàng hung .

——————————

Mệnh theo công thức gạo trộn đấu khi bè lũ Sát Phá Tham đi cùng với Tử Vũ Liêm chốn âm cung , có thể nói Sát + Kiếp Sát + Hình Đắc quan cung như là những thanh kiếm sắc vô song trong tiểu thuyết của chính ông khi mà một sợi tóc rơi qua cũng bị đứt làm đôi , được hỗ trợ bởi những dòng mực luân chuyển của Lưu Niên Văn Tinh nên văn phong của ông dồi dào và đầy chất lãng mạn phiêu lưu Là cha đẻ của Vi Tiểu Bảo , là cha nào con nấy với Thê cung đầy những bóng hồng Tướng + Hồng + Đế Vượng và nếu ai hay đọc những lời tự sự của Kim Dung thì mới thấy sự chia sẻ về những nỗi đau , những thấm thía của ông về sự mất mát người thân mà ông không tài nào truyền đạt được chân thực nhất trong tiểu thuyết .. Mã phù Tang cùng Cự Kỵ ám khí đi với Không Kiếp hành hạ thế nhân và Cô Quả sớm xa cách như một lời dự đoán trước về việc chia lìa tình phụ tử, Tài cung Hóa Khoa đứng đấy không phải để chơi , mà là cản bớt sức hoành hành nơi Thiên Không cư Tứ Mộ , cùng Linh Xương Đà Vũ là cái chết báo trước khi chạy hạn lá số vào 

thời điểm Tuất Cung , Tử Cung Lưu tại Mùi VCD lãnh đủ đòn độc địa của cách Tự Ải đầu hà 

Vấn đề cần bàn ở đây là về Tuần Triệt , bộ máy then chốt để điều chỉnh lá số Tử Vi & Tuần Triệt còn xuất hiện trước cả thời của Trần Đoàn lão tổ tiên sinh, liệu cứ chiếu theo những gì của hiệu ứng Âm Dương , phải chăng những người Âm Dương nghịch lý thuận lợi hơn khi 6 cường 

cung né được đòn Tuần Triệt ? Rồi thì Triệt Đáo Kim Cung dành cho Kim Dung mạng Kim + Sao Thiên Hình Đắc hành Kim tạo thành tiếng vang ngòi bút khắp năm châu … Quả là 

không quá lời khi nói rằng Tuần Triệt luôn là những gì bí ẩn nhất của một lá số ! 

TIP: Giải mã Tuần Triệt một cách đúng nhất chính là giải ra được đáp số của Lá Số này

Xét hình tướng : Kim Dung có hình tướng Tử Phủ rõ ràng, đâu thể là một Liêm Tham nhìn là thấy có nét gian xảo được ? Người Tử Phủ trịnh trọng kiểu cách , có nét sang nói thẳng ra là vậy luôn vì người Liêm Tham thì có bao giờ là Tôn Nghiêm ??? 

Về tính cách : Ai cũng biết người Tử Sát Hao nổi tiếng Ân Đoạn Nghĩa Tình , Sát Hao tượng là thanh kiếm gẫy , hơi “bạc” mang mầu sắc nét tính cách Kim Dung qua những cuộc tình ái để đến nỗi Thê Cung là Tướng Kình chống đối một đời -> Tướng sống vì lý tưởng , bất nhẫn với những gì không xứng đáng sòng phẳng chứ không phải Phủ ôm ấp vị tha và dung hòa bớt Kình hãm. 

Lá Tử Sát thì Tử cung phải là Cự Lộc Kỵ mang đậm màu sắc oán hận đến mức thối um , con cái thù hận người cha bạc bẽo , chứ VCD được Đồng Lương chiếu về thì bất định lắm , chắc gì cái lập trường “hận cha” đã kiên quyết được vậy . 

Cuối cùng là nếu để ý , càng về sau , nét Thiền & Phật trong truyện Kim Dung càng xuất hiện nhiều , với những luân hồi & nhân quả hiển hiện ra đấy , lá Tử Sát thì cung an Thân Thiên Phủ Phùng Không lại ôm trọn ngay hai nhân tố Thiên Quý hướng phật vào trong , còn lá Liêm Tham với sức chiếu từ Tài Cung đánh về , độ ảnh hưởng chỉ tầm 30% so với ôm trọn , liệu mùi thiền có nhiều ? 

——————————

Xét ra cả cuộc đời của ông, xuất thế vinh gia từ thời tổ tiên suy tàn từ từ . Ông thời còn trẻ lận đận 1 chút vì mệnh Phá Toái chống đối bạo quyền, đã có tài văn bút bình luận như 1 cây bút già dặn (Bộ Tử Sát + Thân Thiên Phủ) . Với DH tại Ngọ đuợc Nhật Nguyệt sáng chiếu lên, ông đã sớm sủa nổi danh mặc dầu có nhiều dị nghị và tai tiếng do ảnh huởng của Hoá Kỵ Cự Môn .

Phải chăng bề trái của ông cũng là căn cơ huyết thống truyền từ tổ tiên xuống tới cha qua cung Phụ Mẫu, nhà có cả 1 tủ sách đồ sộ tha hồ cho ông ham đọc sách, rất thích loại chuyện hiệp sĩ do Alexander Dumas sáng tác . Nếu cho rằng cung Tật là bản ngã thứ 2 thì cách Âm Đồng cư Tí đuợc gọi là Bình Sinh Khoái Lạc, hình ảnh của Đoàn Dự trong bộ Lục Mạch Thần Kiếm sánh đôi cùng với nhân vật Kiều Phong đuợc Kim Dung xem là anh hùng ưng ý nhất của ông, đuợc sáng tác trong DH Tứ Linh chính nghĩa sáng ngời nhưng sang DH cung Dậu, chúng ta thấy sự ranh mảnh thái hoá của các thần tuợng trung nghĩa như Quách Tỉnh, Kiều Phong biến thành Lệnh Hồ Xung phóng khoáng đa tình và cuối cùng là Vi Tiểu Bảo đa xảo gian tà . Phải chăng bộ Liêm Phá Đào Hồng trong thế Thiên Không lưu manh đã hòa trộn với cái chính khí của DH truớc đó, cũng là cung Tật của ông, hiện hình cho thấy 1 khiá cạnh rất thật rất rõ qua vị trí cung an Mệnh của ông trong thế Thiên Không Đào Hoa có phát lên rôi cũng tàn tạ buồn tình xét lại như ông đã tâm sự các thứ sau làm cho ông ray rứt :

– cái chết của con ông, để nhận thấy sự diễn tả trong truyện chỉ là bịa đặt không thật chút nào khi thực tế xãy ra .

– sự thất bại của ông trong việc chinh phục văn đàn phê bình các tác phẩm của ông vì họ không cho là ông là nhà văn khuôn mẫu . Ông đã không thể làm cho nhân vật Vi Tiểu Bảo sánh bằng anh A Q của nhà văn Lổ Tấn (xếp hạng cao hơn ông).

– bết bát trong cuộc đời tình ái thực sự (vợ thứ 2 của ông hận ông vô cùng vì thời gian 2 nguời còn khó khăn đã trợ sức cho ông vuợt qua gian khổ, để rồi ông mèo mở với các nguời đàn bà khác)

Phải chăng 2 lý do cuối đã làm cho bạn ông tức nhà văn Ni Khuôn lên tiếng chỉ trích, tỏ ra mai mĩa đối với 1-2 tác phẩm cuối cùng sản sinh các nhân vật chánh thoái hoá khác biệt rất nhiều như thời ban đầu của ông !

——————————

Kim Dung giàu cở nào ?

Theo wiki, gia sản của ông lên đến 600 triệu đồng tiền Hong Kong .

Chuyển thành tiền Mỹ = 80 triệu đô la

Thân cư Di có Thiên Phủ, nhị hợp Lộc Tồn, mệnh lại có sẳn Thiên Trù (phúc lộc từ đời truớc) và Lưu Niên Văn Tinh (tiền có hoài luân lưu như ngòi bút tài hoa của ông).

Như vậy tấm thân vào vãn vận, gặp đuợc Tràng Sinh lại cư cung Tràng Sinh là nguời quảng đại với cái kho trời vĩ đại từ trong tư tuởng thấy đuợc số Không (Thiên Không, Triệt Không trong tam hợp Mệnh) và Tuần Không ngay trong cung an Thân cho dù chỉ là xém mé nên ông biết rút lui khi vào DH Cô Quả tại Tuất và không phải là nguời tham lam vơ vét thì mệnh Kim truờng tồn do Tử Phủ sinh trợ qua năm tháng không phải là chuyện ngẫu nhiên .

Các điểm yếu của lá số này cho dù thành công vuợt bực, khôn ngoan hơn nhiều nguời nhưng vẫn bị :

1. Cung Tử tuơng hại với cung Mệnh . Tuợng Thái Duơng trúng Kỵ gia Lộc Tồn KK Tang Hổ và chùm Đà Riêu Kị bao vây nên cha ông bị đấu tố sau khi Trung Quốc theo CN CS và thất tung có nghĩa là chết, cũng như con trai của ông tự sát đều liên hệ tớc cung Dần với cách xấu liệt kê như trên .

1950 : cha ông bị đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất, thất tung, mất tích .

27 t AL, Lưu Thái Tuế tại Dần, Lưu Phụ tại Thân : Thái Duơng lâm nạn . 

1976 Bính Thìn : con ông học tại Columbia tự sát

53 t, vừa vào hạn Cô Quả tại Tuất .

Lưu Tử vào Mùi trúng Linh Xuơng Đà Vũ gai sát tinh, Th vào Dần lại gặp cảnh Thái Duơng lâm nạn .

Như vậy cung Tử chịu :

– bộ Lục Bại tập kích sao thái Duơng cư cung Tử cũng là cung TH .

– cung Tử trúng sát tinh trùng trùng, tuy có Lộc Tồn tức lộc của Kim Dung dành cho con nhưng muốn huởng đuợc phải thấy nguời thân của mình ra đi (Kỵ Tang Hổ Lộc Tồn + sát tinh + Đà Riêu Kỵ).

2. Cung Thê Tuớng bị Kình Hình xâm phạm, gia Đào Thai nên ông mèo mở và bị ly dị (chỉ có lần 2 là do lổi ông hoàn toàn và ông rất ân hận .

Thê Cung : có Kình, giáp với Kỵ, kéo theo Đà Riêu cùng các sát tinh là ân oán giữa ông và vợ con (đời thứ 2) rất nặng nề . Vợ thứ 2 ông rất quán xuyến trợ giúp ông trong lúc ông vào nghề báo tại đất Cảng , đó là sao Thiên Tuớng ghen tuông nóng nảy vì có Kình Duơng . 

Nguời vợ hiện thời cả gần 30 chục năm nay vốn là độc giả trung thành của ông, đích thị nằm trong cung Nô có Cơ Luơng chủ đời vợ sau này .

– sưu tầm (bác Hoacai, lienhuong, phucbinh…)

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)


Lá số mẫu Kim Dung (xưa yêu Kim Dung qua từng trang truyện chưởng) (cập nhật 20/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)