Kinh Dịch

Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

Giản dịch – thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.

Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không đổi theo không gian và thời gian.

Tóm lại:

  • Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
  • Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
  • Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện) – Wikipedia


>> Truy cập: https://dich.kabala.vn


QUẺ 10: THIÊN TRẠCH LÝ

QUẺ 10: THIÊN TRẠCH LÝ

||:||| Thiên Trạch Lý (履 lǚ) Quẻ Thiên Trạch Lý, đồ hình ||:||| còn gọi là quẻ Lý (履 lu3), là quẻ thứ 10 trong Kinh Dịch. * Nội quái…
QUẺ 12: THIÊN ĐỊA BĨ

QUẺ 12: THIÊN ĐỊA BĨ

  :::||| Thiên Địa Bĩ (否 pǐ) Quẻ Thiên Địa Bĩ, đồ hình :::||| còn gọi là quẻ Bĩ (否 pi3), là quẻ số 12 trong Kinh Dịch. * Nội…
QUẺ 11: ĐỊA THIÊN THÁI

QUẺ 11: ĐỊA THIÊN THÁI

|||::: Địa Thiên Thái (泰 tài) Quẻ Địa Thiên Thái, đồ hình |||::: còn gọi là quẻ Thái (泰 tai4), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch. * Nội quái…
QUẺ 15: ĐỊA SƠN KHIÊM

QUẺ 15: ĐỊA SƠN KHIÊM

::|::: Địa Sơn Khiêm (謙 qiān) Quẻ Địa Sơn Khiêm, đồ hình ::|::: còn gọi là quẻ Khiêm (謙 qian1), là quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch. * Nội quái…
QUẺ 17: TRẠCH LÔI TÙY

QUẺ 17: TRẠCH LÔI TÙY

  |::||: Trạch Lôi Tùy (隨 suí) Quẻ Trạch Lôi Tùy, đồ hình |::||: còn gọi là quẻ Tùy (隨 sui2), là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. * Nội…
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)