An Vòng Sao Tử Vi

NGUYÊN TẮC LẬP MỘI LÁ SỐ TỬ VI
Hinh thức lá số
Lá số được chia thành hai phần:
Phần gọi là Thiên Bàn nằm ngay trung tâm lá số, dùng để ghi các chi tiết về cá nhân như tên họ, ngày tháng năm và giờ sinh, hành của bản mệnh và hành của cục
Phần gọi là Địa bàn được chia làm mười hai cung, mỗi cung được đặt tên bằng một địa chi. Bắt đầu từ cung Tí, theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ) các cung khác mang tên các địa chi như sau: Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

Mười hai cung trên có mối quan hệ như sau:
Cung xung chiếu
Tí Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi là các cung xung chiếu với nhau, ví dụ cung Tí có cung xung chiếu là cung Ngọ và ngược lại

Cung tam hợp chiếu
Thân Tí Thìn, Tỵ Dậu Sửu, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi được gọi là cung tam hợp chiếu, ví dụ cung tam hợp chiếu của cung Tí là Thân và Thìn

Cung nhị hợp
Tí Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tỵ Thân, Ngọ Mùi là hai cung nhị hợp với nhau, ví dụ cung nhị hợp của Tí là Sửu và ngược lại

Cung giáp
Hai cung đứng sát một cung gọi là cung giáp, ví dụ cung Tí thì có hai cung giáp là Sửu và Hợi
Bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi được gọi là Tứ Mộ
Bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi được gọi là Tứ Sinh hay Tứ Tuyệt
Bốn cung Tí Ngọ Mão Dậu được gọi là Tứ Chính

Chuyển dương lịch sang âm lịch
Lá số Tử Vi được lập thành trên cơ sở ngày tháng năm và giờ sinh âm lịch. Nếu có ngày tháng năm và giờ dương lịch thì ta phải chuyển sang âm lịch trước rồi mới lập lá số
Để chuyển ngày tháng năm dương lịch sang âm lịch thì ta cần cuốn lịch để chuyển đổi
Để chuyển giờ sinh dương lịch sang giờ âm lịch thì ta căn cứ vào qui định sau:
Giờ Tí:   từ 11 PM đến trước 1 AM (bắt đầu từ 11 giờ đêm ngày hôm trước đến trước 1 giờ sáng hôm sau)
Giờ Sửu: từ 1 AM đến trước 3 AM
Giờ Dần:     3 AM đến trước 5 AM
Giờ Mão:     5 AM đến trước 7 AM
Giờ Thìn     7 AM đến trước 9 AM
Giờ Tỵ:      9 AM đến trước 11 AM
Giờ Ngọ:    11 AM đến trước 1 PM
Giờ Mùi:     1 PM đến trước 3 PM
Giờ Thân:    3 PM đến trước 5 PM
Giờ Dậu:     5 PM đến trước 7 PM
Giờ Tuất:    7 PM đến trước 9 PM
Giờ Hợi:     9 PM đến trước 11 PM
Như vậy mỗi giờ âm lịch có thời gian bằng hai giờ dương lịch và nếu sinh từ 11 giờ đêm trở đi thì ngày sinh coi như là sinh vào ngày hôm sau
Chú ý cần phải điều chỉnh lại giờ sinh cho chính xác trước khi chuyển đổi giờ vì giờ dương lịch của Việt Nam có thay đổi tăng lên so với thực tế
Từ 1/1/1943 đến 31/3/1945 thì giờ sinh cần giảm một giờ
Từ 1/4/1945 đến 31/3/1947 thì giờ sinh cần giảm hai giờ
Từ 1/4/1947 đến 30/6/1955 thì giờ sinh cần giảm một giờ
Từ 1/1/1960 đến khoảng 1977 thì giờ sinh cần giảm một giờ (chỉ áp dụng cho miền Nam)

Ước lượng giờ sinh căn cứ vào xoáy đầu
Xoáy đầu trông như trung tâm mà tóc từ đó mọc ra. Người bình thường có một xoáy đầu nhưng cũng có người có hai hay ba xoáy
Đường giữa đầu là đường chạy từ sống mũi tới chính giữa hai lông mày rồi chạy lên trên đầu
Nếu xoáy đầu nằm ngay đường giữa đầu thì sinh vào giờ Tí Ngọ Mão Dậu
Nếu xoáy đầu hơi lệch một chút so với đường giữa đầu thì sinh vào giờ Dần Thân Tỵ Hợi
Nếu xoáy đầu nằm xa đường giữa đầu hoặc có nhiều hơn một xoáy đầu thì sinh vào giờ Thìn Tuất Sửu Mùi
Một số người cho rằng:
Xoáy lệch sang bên trái thì sinh giờ Tí Ngọ Mão Dậu
Xoáy lệch sang bên phải thì sinh giờ Dần Thân Tỵ Hợi
Hai xoáy thì sinh giờ Thìn Tuất Sửu Mùi

Phân Âm Dương
Căn cứ vào Can hoặc Chi
Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí
Chi dương: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Chi âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
Nếu năm sinh là can dương hoặc chi dương thì Nam gọi là Dương Nam, Nữ gọi là Dương Nữ
Nếu năm sinh là can âm hoặc chi âm thì Nam gọi là Âm Nam, Nữ gọi là Âm Nữ
Ghi thông tin này vào Thiên Bàn

Xác định năm sinh thuộc về con giáp nào và an sao Tuần Không Trung vong, gọi tắt là Tuần (cần can và chi của năm sinh)
Có mười Can đọc theo thứ tự như sau:
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
Mười Can này được đọc theo ngược như sau:
Quí, Nhâm, Tân, Canh, Kỷ, Mậu, Đính, Binh, Ất, Giáp
Trước hết cần xác định năm sinh thuộc vào con giáp nào bằng cách bắt đầu từ cung mang tên Chi của năm sinh ta đếm ngược hàng Can năm sinh và đi theo chiều nghịch của cung cho khi đến can Giáp thì ngừng tại cung nào thì ta có giáp mang tên đó và an Tuần vào hai cung đứng trước chi của con giáp ta mới xác định
Ví dụ sinh năm Canh Tí thì bắt đầu từ cung Tí, ta đọc Canh rồi đọc ngược hàng Can ta sẽ có:
Kỷ tại cung Hợi
Mậu tại cung Tuất
Đinh tại cung Dậu
Bính tại cung Thân
Ất tại cung Mùi
Giáp tại cung Ngọ
Như vậy năm sinh thuộc về Giáp Ngọ và an Tuần vào hai cung đứng trước chi Ngọ là Thìn và Tỵ
Đọc ngược nếu thấy khó thì ta đọc xuôi bằng cách đếm thuận hàng Can năm sinh và đi theo chiều thuận của cung cho đến khi đến Can Quí thì ta dừng lại và ta an Tuần tại hai cung kế tiếp, đồng thời biết năm sinh ta thuộc về giáp có chi mang tên cùa chi kế tiếp cung bị Tuần
Ví dụ như trên thì ta đọc
Canh tại Tí
Tân tại Sửu
Nhâm tại Dần
Quí tại Mão
An Tuần tại Thìn Tỵ
Năm sinh thuộc Giáp Ngọ (chi kế chi Tỵ là Ngọ)
Chú ý: an Tuần theo phương pháp trên là rút ra từ nguyên tắc an Tuần theo bảng dưới đây:
Năm sinh từ Giáp Tí đến Quí Dậu an Tuần tại Tuất Hợi
Năm sinh từ Giáp Tuất đến Quí an Tuần tại Thân Dậu
Năm sinh từ Giáp Thân đến Quí an Tuần tại Ngọ Mùi
Năm sinh từ Giáp Ngọ đến Quí an Tuần tại Thìn Tỵ
Năm sinh từ Giáp Thìn đến Quí an Tuần tại Dần Mão
Năm sinh từ Giáp Dần đến Quí an Tuần tại Tí Sửu

Xác định ngũ hành bản Mệnh (cần can chi năm sinh hoặc căn cứ vào con Giáp mà năm sinh thuộc về và chi năm sinh)
Ngũ hành ở đây là ngũ hành nạp âm của bảng Lục Thập Hoa Giáp. Bảng Lục Thập Hoa Giáp được thành lập bao gồm 60 sự phối hợp có thế có được của 10 can và 12 địa chi, có 30 ngũ hành nạp âm khác nhau vì cứ hai can hoặc chi khác về Âm Dương đứng sát nhau thì có cùng một hành nạp âm. Sáu mươi sự phối hợp này được chia thành 6 Giáp, mỗi con Giáp bao gồm 10 sự phối hợp và có năm ngũ hành nạp âm tương ứng với 10 sự phối hợp này
GIÁP TÍ      Hải Trung Kim         &nb sp;GIÁP NGỌ     Sa Trung Kim
ẤT SỬU      Hải Trung Kim         &nb sp;ẤT MÙI         &nb sp; Sa Trung Kim
BÍNH DẦN      Lư Trung Hỏa        &nb sp; BÍNH THÂN     Sơn Hạ Hỏa
ĐINH MÃO      Lư Trung Hỏa        ĐINH DẬU     Sơn Hạ Hỏa
MẬU THÌN      Đại Lâm Mộc        &nb sp; MẬU TUẤT     Bình Địa Mộc
KỶ TỴ        &nbs p;    Đại Lâm Mộc        &nb sp; KỶ HỢI        &nb sp;  Bình Địa Mộc
CANH NGỌ      Lộ Bàng Thổ        &nb sp; CANH TÍ     Bích Thượng Thổ
TÂN MÙI      Lộ Bàng Thổ        &nb sp; TÂN SỬU     Bích Thượng Thổ
NHÂM THÂN     Kiếm Phong Kim         &nb sp;NHÂM DẦN     Kim Bạch Kim
QUÍ DẬU      Kiếm Phong Kim       QUÍ MÃO     Kim Bạch Kim
GIÁP TUẤT     Sơn Đầu Hỏa        &nb sp; GIÁP THÌN     Phú Đăng Hỏa
ẤT HỢI      Sơn Đầu Hỏa        &nb sp; ẤT TỴ        &nbs p;  Phú Đăng Hỏa
BÍNH TÍ      Giang Hà Thủy        &n bsp; BÍNH NGỌ     Thiên Hà Thủy
ĐINH SỬU      Giang Hà Thủy        &n bsp; ĐINH MÙI     Thiên Hà Thủy
MẬU DẦN      Thành Đầu Thổ        &nb sp; MẬU THÂN     Đại DịchThổ
KỶ MÃO      Thành Đầu Thổ        &nb sp; KỶ DẬU        &nb sp;  Đại Dịch Thổ
CANH THÌN     Bạch Lạp Kim         &nb sp;CANH TUẤT     Thoa Xuyến Kim
TÂN TỴ      Bạch Lạp Kim         &nb sp;TÂN HỢI     Thoa Xuyến Kim
NHÂM NGỌ      Dương Liễu Mộc        &nb sp; NHÂM TÍ     Tang Đố Mộc
QUÍ MÙI      Dương Liễu Mộc       QUÍ SỬU     Tang Đố Mộc
GIÁP THÂN     Tuyền Trung Thủy     GIÁP DẦN     Đại Khê Thủy
ẤT DẬU      Tuyền Trung Thủy     ẤT MÃO         &nb sp; Đại Khê Thủy
BÍNH TUẤT     Ốc Thượng Thổ        &nb sp; BÍNH THÌN     Sa Trung Thổ
ĐINH HỢI      Ốc Thượng Thổ        &nb sp; ĐINH TỴ     Sa Trung Thổ
MẬU TÍ      Tích Lịch Hỏa        &nb sp; MẬU NGỌ     Thiên Thượng Hỏa
KỶ SỬU      Tích Lịch Hỏa        &nb sp; KỶ MÙI         &nb sp; Thiên Thượng Hỏa
CANH DẦN      Tùng Bách Mộc        &nb sp; CANH THÂN     Thạch Lựu Mộc
TÂN MÃO      Tùng Bách Mộc        &nb sp; TÂN DẬU      Thạch Lựu Mộc
NHÂM THÌN     Trường Lưu Thủy      NHÂM TUẤT     Đại Khê Thủy
QUÍ TỴ      Trường Lưu Thủy      QUÍ HỢI      Đại Khê Thủy

Bản ngũ hành nạp âm này khó nhớ nên người ta đã sáng tạo ra bài ca để tìm ngũ hành nạp âm cho từng tuổi, nhưng không thể đi vào chi tiết nghĩa là nếu tìm ra hành Thổ thì chỉ biết là Thổ, chứ không thể biết rõ ràng là Thổ nào vì có tới 6 loại thổ khác nhau trên bảng Lục Thập Hoa Giáp
Cần áp dụng bài ca sau:
Giáp Tí và Giáp Ngọ dùng Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim) hoặc tương đương với dãy số 4 6 3 5 4
Giáp Thìn và Giáp Tuất dùng Yên (Hỏa) Mãn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc) hoặc tương đương với dẫy số 6 2 5 4 3
Giáp Dần và Giáp Thân dùng Hán (Thủy) Địa (Thổ) Thiêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy) hoặc tương đương với dãy số 2 5 6 3 2
Tương đương của số ở trên với ngũ hành là : 2 Thủy, 3 Mộc, 4 Kim, 5 Thổ, 6 Hỏa
Bắt đầu từ chi của con Giáp mà năm sinh thuộc vào, ta đọc thuận hai cung cho một chữ hay một số (vì hai tuổi đứng gần nhau thì cùng mang cùng một hành) và dừng lại cho tới chi năm sinh, ta có chữ hay số nào thì bản Mệnh mang hàng đó
Ví dụ Canh Tí thuộc về Giáp Ngọ thì bắt đầu từ cung Ngọ ta đọc thuận:
Ngân hoặc 4 cho hai cung Ngọ và Mùi
Đăng hoặc 6 cho hai cung Thân và Dậu
Giá hoặc 3 cho hai cung Tuất và Hợi
Bích hoặc 5 cho hai cung Tí và Sửu
Câu hoặc 6 cho hai cung Dần và Mão
Vì sinh năm Tí, ta dừng lại đây và biết Bích thuộc về Thổ hoặc 5 là Thổ nên Canh Tí có ngũ hành là Thổ. Ghi hành này vào Thiên Bàn

Chú ý Tuần được sử dụng rất là đặc biệt, vì có Tuần nên ví dụ tuy tuổi sinh cùng hành Thổ nhưng lại khác biệt nhau vì Mệnh Bích Thượng Thổ thì Tuần tại Thìn Tị (vì thuộc Giáp Ngọ) nhưng Mệnh Lộ Bàng Thổ thì Tuần lại tại Tuât Hợi (vì thuộc Giáp Tí)

CÁC SAO AN THEO CAN NĂM SINH
An Triệt Lộ Không Vong, gọi tắt là Triệt, được an tại hai cung liên tiếp
Tuổi Giáp, Kỷ an tại Thân Dậu
Ất, Canh an tại Ngọ Mùi
Bính, Tân an tại Thìn Tỵ
Đinh, Nhâm an tại Dần Mão
Mậu, Quí an tại Tí Sửu

An Lộc Tồn
Tuổi Giáp an Lộc Tồn tại Dần
Ất an Lộc Tồn tại Mão
Bính an Lộc Tồn tại Tỵ
Đinh an Lộc Tồn tại Ngọ
Mậu an Lộc Tồn tại Tỵ
Kỷ an Lộc Tồn tại Ngọ
Canh an Lộc Tồn tại Thân
Tân an Lộc Tồn tại Dậu
Nhâm an Lộc Tồn tại Hợi
Quí an Lộc Tồn tại Tí
Chú ý: Lộc Tồn không an ở Tứ Mộ nghĩa là cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Nhiều người cho rằng Lộc Tồn chính là vị trí của Lâm Quan trong vòng Tràng Sinh của Can năm sinh. Trong phương pháp an vòng Tràng Sinh này thì năm Dương vòng Tràng Sinh đi thuận, năm Âm thì vòng Tràng Sinh đi nghịch, cung khởi Tràng Sinh thì căn cứ vào tính âm dương và ngũ hành cùa can, nếu là dương thì khởi tại Dần Thân Tỵ Hợi, nếu là âm thì khởi tại Tí Ngọ Mão Dậu, và với cách an này thì Mộ sẽ nằm tại cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Giáp dương Mộc Tràng Sinh tại Hợi, Ất âm Mộc tại Ngọ, Bính dương Hỏa tại Dần, Đinh âm Hỏa tại Dậu, Canh dương Kim tại Tỵ, Tân âm Kim tại Tí, Nhâm dương Thủy tại Thân, Quí âm Thủy tại Mão. Còn Mậu dương Thổ và Kỷ âm Thổ thì vì cho Thổ là con của Hỏa nên con Thổ tùy theo mẫu Hỏa vượng mà sinh, do đó Mậu dương Thổ tùy Bính dương Hỏa vượng tại Tỵ mà sinh nên cũng sinh trưởng như năm Bính, Kỷ âm Thổ tùy Đinh âm Hỏa vượng tại Ngọ mà sinh nên cũng sinh trưởng như năm Đinh, nghĩa là Mậu Tràng Sinh khởi tại Dần, Kỷ tại Dậu

An vòng sao Bác Sĩ (cần Can năm sinh và giới tính Nam hay Nữ)
Vòng sao Bác Sĩ bao gồm: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỉ Thãn, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ
Dương Nam, Âm Nữ thì an theo chiều thuận
Âm Nam, Dương Nữ thì an theo chiều nghịch
An Bác Sĩ đồng cung với Lộc Tồn rồi an mỗi cung một sao các sao còn lại

An Kình Dương, Đà La
Căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn, ta an Kình Dương tại cung đứng trước Lộc Tồn và Đà La tại cung đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Đà)
Ví dụ: Lộc Tồn tại Mão thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần

An Lưu Niên Văn Tinh, Quốc Ấn, Đường Phù
Ta an tắt như sau: từ cung của Lộc Tồn đếm theo chiều thuận, bỏ trống hai cung rồi an Lưu Niên Văn Tinh rồi bỏ bốn cung thì an Quốc Ấn
Theo sách vở Lưu Niên Văn Tinh được an theo Can của năm sinh như sau:
Giáp an tại Tỵ
Ất an tại Ngọ
Bính, Mậu an ở Thân
Đinh, Kỷ an ở Dậu
Canh an ở Hợi
Tân an ở Tí
Nhâm an ở Dần
Quí an ở Mão
Chú ý: Lưu niên Văn Tinh không bao giờ Tứ Mộ và luôn luôn đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Nếu là Dương Nam, Âm Nữ thì đồng cung với Tiểu Hao, còn Âm Nam Dương Nữ thì đồng cung với Đại Hao

Quốc Ấn: từ cung an Lộc Tồn là cung thứ nhất, ta đếm theo chiều thuận đến cung thứ chín thì an Quốc Ấn

Đường Phù: từ cung an Lộc Tồn là cung thứ nhất, ta đếm theo chiều nghịch đến cung thứ tám thì an Đường Phù
Chú ý: như vậy Quốc Ấn và Lộc Tồn thì tam hợp chiếu với nhau, theo chiều thuận thì Quốc Ấn rồi cách ba cung là Lộc Tồn

An Thiên Trù
Theo Can của năm sinh
Ngọ trù Tân, Ất, Mậu
Tỵ ghét cực Giáp, Đinh
Tí tầm Bính, Dậu: Nhâm, Tuất: Quí
Dần hồi Canh, Thân: Kỷ qui hương
Ví dụ tuổi Tân, Ất, Mậu thì an Thiên Trù tại Ngọ
Chú ý: Thiên Trù không an ở Sửu Mùi, Mão, Thìn, Hợi

An Thiên Khôi, Thiên Việt
An Khôi trước, Việt sau
Giáp, Mậu tại Sửu, Mùi
Ất, Kỷ tại Tí, Thân
Canh, Tân tại Ngọ, Dần
Nhâm, Quí tại Mão, Tỵ
Bính Đinh tại Hợi, Dậu
Ví dụ tuổi Giáp hay Mậu thì an Thiên Khôi tại Sửu, Thiên Việt tại Mùi
Chú ý: Khôi Việt không an tại Thìn Tuất. Với cách an trên thì Khôi Việt đối xứng qua trục Thìn Tuất

An Thiên Quan, Thiên Phúc
An Thiên Quan trước, Thiên Phúc sau
Thiên Quan, Thiên Phúc Giáp thì Mùi, Kê (Dậu)
Ất: Thìn, Thân; Bính tại Tỵ, Tí
Đinh: Dần cung, Hợi vị tương xâm
Mậu tại Mão, Mão; Kỷ: Dậu, Dần
Canh thì Hợi, Ngọ còn Tân: Dậu, Xà (Tỵ)
Nhâm: Tuất, Ngọ; Quí: Ngọ, Xà (Tỵ)
Thiên Nguyệt Đức thuận Kê (Dậu) Xà (Tỵ) hồi hương (câu này liên quan đến cách an sao Thiên Đức, Nguyệt Đức)
Ví dụ: tuổi Đinh an Thiên Quan tại Dần, Thiên Phúc tại Hợi

Toàn bộ sách vở về Tử Vi đều an Quan Phúc như nhau. Gần đây có một quan niệm an Thiên Quan căn cứ vào sách Thần Sát Khởi Lệ và an như vậy có khác biệt cho cách an cũ: Kỷ an tại Tuất, Tân an tại Thân, Nhâm an tại Dậu
Giải thích cách an Thiên Phúc theo Thần Sát Khởi Lệ
Theo Thần Sát Khởi Lệ thì nơi Chính Quan của Chi là Thiên Phúc Quí Nhân. Cổ nhân đặt Thiên Phúc ở cung Thiên Can bị khắc vì ở trong cung an Thiên Phúc chủ có Lộc (Lộc Tồn) khắc ta. Cụ thể:
Giáp (Mộc) Phúc ở Dậu vì Tân (Kim) (Lộc Tồn ở Dậu) khắc Giáp (Mộc)
Ất (Mộc) Phúc ở Thân vì Canh (Kim) (Lộc Tồn ở Thân) khắc Ất (Mộc)
Bính (Hỏa) ở Tí (Quí) vì Quí (Thủy) (Lộc Tồn ở Tí) khắc Bính (Hỏa)
Đinh (Hỏa) ở Hợi (Nhâm) vì Nhâm (Thủy) (Lộc Tồn ở Hợi ) khắc Đinh (Hỏa)
Mậu (Thổ) ở Măo (Ất) vì Ất (Mộc) (Lộc Tồn ở Măo) khắc Mậu (Thổ)
Kỷ (Thổ) ở Dần (Giáp) vì Giáp (Mộc) (Lộc Tồn ở Dần) khắc Kỷ (Thổ)
Canh (Kim) ở Ngọ (Đinh) vì Đinh (Hỏa) (Lộc Tồn ở Ngọ ) khắc Canh (Kim)
Tân (Kim) ở Tỵ (Bính) vì Bính (Hỏa) (Lộc Tồn ở Tỵ ) khắc Tân (Kim)
Nhâm (Thủy) ở Ngọ (Kỷ) vì Kỷ (Lộc Tồn ở Ngọ) khắc Lộc ở Ngọ)
Quí (Thủy) ở Tỵ (Mậu lộc ở Tỵ) vì (Lộc Tồn ở Tỵ) khắc Nhâm (Thủy)
Chú ý rằng khắc theo trên luôn luôn có Âm Dương trái ngược nhau, thường được gọi là chính quan (trong Tử Bình khi khắc ta được gọi là Quan, nếu rơi vào dương khắc âm hoặc âm khắc dương thì gọi là Chính Quan, nếu rơi vào âm khắc âm, dương khắc dương thì gọi là Thiên Quan hay Thất Sát). Như vậy ta có thể an Thiên Phúc bằng cách tìm ngũ hành Can khắc (trên cơ sở trái âm dương) với hành của Can năm rồi căn cứ vào Can này xem Lộc Tồn an tại đâu thì Thiên Phúc an tại đó
Ví dụ năm Tân (- Kim) bị + Hỏa khắc, + Hỏa là can Bính nên vị trí Lộc Tồn tại Tỵ, an Thiên Phúc tại Tỵ

An Lưu Hà
Giáp: Dậu, Ất: Tuất Mệnh Lưu Hà,
Bính: Mùi, Đinh: Thìn, Mậu tại Xà (Tỵ)
Kỷ: Ngọ; Canh: Thân; Tân: Mão vị
Nhâm: Hợi; Dần Quí thị Can gia
Ví dụ tuổi Quí thì Lưu Hà tại Dần, tuổi Canh tại Thân
Chú ý: an Lưu Hà thì đối với tuổi Đinh và Canh có sự khác biệt, có người an Đinh tại Thân, còn Canh tại Thìn

CÁC SAO AN THEO ĐỊA CHI CỦA NĂM SINH
An vòng sao Thái Tuế
Tuổi sinh có chi nào thì an Thái Tuế vào cung đó, ví dụ sinh năm Tỵ thì an Thái Tuế vào cung Tỵ
Từ Thái Tuế, an theo chiều thuận mỗi cung một sao: Thiếu Dương (có Thiên Không đồng cung), Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù (có Long Trì đồng cung), Tử Phù (có Nguyệt Đức đồng cung), Tuế Phá (có Thiên Hư đồng cung), Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức (có Thiên Đức đồng cung), Điếu Khách, Trực Phù

An sao Thiên Không (đã an rồi)
Thiên Không luôn luôn an đồng cung với Thiếu Dương
An sao Long Trì, Phượng Cát, Giải Thần
Long Trì: từ cung Thìn gọi là năm Tí, thuận mỗi cung là một năm đến năm sinh thì dừng lại an Long Trì
Phượng Cát: từ cung Tuất gọi là năm Tí, nghịch khởi mỗi cung là một năm đến năm sinh thì dừng lại an Phượng Cát
Giải Thần: luôn luôn đồng cung với Phượng Cát

An Nguyệt Đức, Thiên Đức (đã an rồi)
Nguyệt Đức: từ cung Tỵ gọi là năm Tí thuận mỗi cung là một năm đến năm sinh
Thiên Đức: từ cung Dậu gọi là năm Tí thuận mỗi cung là một năm đến năm sinh
Chú ý: Nguyệt Đức và Thiên Đức luôn luôn tam hợp chiếu với nhau

An Thiên Khốc, Thiên Hư
Thiên Khốc: từ cung Ngọ gọi là năm Tí nghịch mỗi cung là một năm đến năm sinh
Thiên Hư: từ cung Ngọ gọi là năm Tí thuận mỗi cung là một năm đến năm sinh
Chú ý: Thiên Khốc và Phượng Cát thì tam hợp chiếu vì cung khởi tam hợp với nhau, Thiên Hư và Phượng Các đối xứng với nhau qua trục Dần Thân
Chú ý: Quan Phù (Long Trì đồng cung) và Thiên Khốc đối xứng với nhau qua trục Tỵ Hợi, Thiên Khốc và Thiên Hư đối xứng với nhau qua trục Tí Ngọ

An Hồng Loan và Thiên Hỉ
Hồng Loan: từ cung Mão gọi là năm Tí nghịch mỗi cung là một năm đến năm sinh
Thiên Hỉ: xung chiếu với Hồng Loan
Phải chăng Thiên Hỉ được khởi tại cung Dậu gọi là năm Tí nghịch mỗi cung là một năm đến năm sinh?
Chú ý: Thiếu Dương và Hồng Loan, Long Đức và Thiên Hỉ đối xứng với nhau qua trục Dần Thân (giống như Tử Vi và Thiên Phủ, Thiên Hư và Phượng Các)

An Đào Hoa, Thiên Mã, Hoa Cái, Kiếp Sát
Căn cứ vào tam hợp tuổi. Mỗi tuổi đều thuộc về một tam hợp tuổi. Có bốn tam hợp tuổi:
Thân Tí Thìn (hành Thủy)
Dần Ngọ Tuất (hành Hỏa)
Tỵ Dậu Sửu (hành Kim)
Hợi Mão Mùi (hành Mộc)

An Đào Hoa: cung kế tiếp của chi đứng đầu tam hợp
An Hoa Cái: tại chi đứng cuối cùng của tam hợp
An Kiếp Sát: tại cung kế tiếp của cung Hoa Cái
An Thiên Mã: tại cung xung chiếu (cung đối xứng qua tâm của lá số) với chi đứng đầu tam hợp

Ví dụ tuổi Tí thí thuộc vào tam hợp Thân Tí Thìn nên Đào Hoa an tại Dậu, Hoa Cái tại Thìn, Kiếp Sát tại cung kế Thìn là Tỵ, Thiên Mã tại Dần vì Dần và Thân xung nhau
Chú ý: Đào Hoa chỉ an tại Tí Ngọ Mão Dậu, Hoa Cái chỉ an tại Thìn Tuất Sửu Mùi, Thiên Mã tại Dần Thân Tỵ Hợi và Hoa Cái luôn luôn đứng trước Thiên Mã hai cung theo chiều thuận, ví dụ như Thiên Mã tai Tỵ thì cách một cung đến cung Mùi là Hoa Cái và Mệnh an giữa Thiên Mã và Hoa Cái gọi là cách tiền Cái hậu Mã. Nếu ta căn cứ vào ngũ hành của Tam Hợp tuổi để thuận an vòng Tràng Sinh của tam hợp tuổi (Thủy khởi Tràng Sinh tại Thân, Mộc khởi tại Hợi, Hỏa khởi tại Dần, Kim khởi tại Tỵ) thì Đào Hoa luôn luôn nằm tại vị trí Mộc Dục, Thiên Mã luôn luôn nằm tại vị trí Bệnh, Hoa Cái tại vị trí Mộ và Kiếp Sát tại vị trí Tuyệt của vòng Tràng Sinh này

An Cô Thần và Quả Tú
Tuổi Hợi Tí Sửu (thuộc phương Bắc) an Cô Thần tại Dần, Quả Tú tại Tuất
Tuổi Dần Mão Thìn (thuộc phương Đông) an Cô Thần tại Tỵ, Quả Tú tại Sửu
Tuổi Tỵ Ngọ Mùi (thuộc phương Nam) an Cô Thần tại Thân, Quả Tú tại Thìn
Tuổi Thân Dậu Tuất (thuộc phương Tây) an Cô Thần tại Hợi, Quả Tú tại Mùi
Chú ý: Cô Thần luôn luôn an tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi), Quả Tú tại Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và hai sao này luôn tam hợp chiếu với nhau

An Phá Toái
Tuổi Tí Ngọ Mão Dậu an Phá Toái tại Tỵ
Tuổi Dần Thân Tỵ Hợi an Phá Toái tại Dậu
Tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi an Phá Toái tại Sửu

CÁC SAO AN THEO THÁNG, NGÀY HOẶC GIỜ SINH
An Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Y (theo tháng)
Địa Giải: từ cung Mùi gọi là tháng giêng, đếm thuận đến tháng sinh an Địa Giải, rồi ta an tắt: cung kế an Thiên Giải, cung kế an Thiên Hình, sau đó an Thiên Riêu, Thiên Y xung chiếu với Địa Giải. Thực chất các sao an tắt có cách an như sau:
Thiên Giải: từ cung Thân gọi là tháng giêng, đếm thuận đến tháng sinh an Thiên Giải
Thiên Hình: từ cung Dậu gọi là tháng giêng, đếm thuận đến tháng sinh an Thiên Hình
Thiên Riêu, Thiên Y: từ cung Sửu gọi là tháng giêng, đếm thuận đến tháng sinh an Thiên Riêu, Thiên Y
Chú ý: Thiên Hình và Thiên Riêu thì tam hợp chiếu với nhau

An Tả Phù, Tam Thai (thuận tháng, thuận ngày)
Từ cung Thìn gọi là tháng giêng, thuận theo tháng sinh an Tả Phù, rồi từ cung này kể là ngày mùng 1, tính theo chiều thuận đến ngày sinh an Tam Thai
Chú ý: Tả Phù và Thiên Giải thì tam hợp chiếu với nhau

An Hữu Bật, Bát Tọa (nghịch tháng, nghịch ngày)
Từ cung Tuất gọi là tháng giêng, nghịch theo tháng sinh an Hữu Bật, rồi từ cung này kể là ngày mùng 1, tính theo chiều nghịch đến ngày sinh an Bát Tọa

An sao Văn Khúc, Thiên Quí (thuận giờ, nghịch ngày)
Từ cung Thìn gọi là giờ Tí, tính theo chiều thuận đến giờ sinh an sao Văn Khúc, rồi từ cung này gọi là ngày mùng 1, tính theo chiều nghịch đến ngày sinh rồi lùi trở lại một cung an Thiên Quí

An sao Văn Xương, Ân Quang (nghịch giờ, thuận ngày)
Từ cung Tuất gọi là giờ Tí, tính theo chiều nghịch đến giờ sinh an sao Văn Khúc, rồi từ cung này gọi là ngày mùng 1, tính theo chiều thuận đến ngày sinh rồi lùi trở lại một cung an Thiên Quí

An sao Thai Phụ, Phong Cáo (theo chi giờ)
Thai Phụ: từ cung Ngọ gọi là giờ Tí, thuận đến giờ sinh an Thai Phụ
Phong Cáo: từ cung Dần gọi là giờ Tí, thuận đến giờ sinh an Phong Cáo
Chú ý: Từ cung có sao Văn Khúc, nếu đi nghịch bó một cung thì an Phong Cáo, nếu đi thuận bỏ một cung thì an Thai Phụ. Thai Phụ và Phong Cáo luôn luôn tam hợp chiếu với nhau

An Địa Không, Địa Kiếp (theo chi giờ)
Địa Không: từ cung Hợi gọi là giờ Tí, đếm nghịch đến giờ sinh an Địa Không
Địa Kiếp: từ cung Hợi gọi là giờ Tí, đếm thuận đến giờ sinh an Địa Kiếp
Chú ý: Địa Không và Địa Kiếp đối xứng với nhau qua trục Tỵ Hợi

An Hỏa Tinh, Linh Tinh (theo chi năm, chi giờ)
Hỏa Linh được an căn cứ vào chi của năm sinh và giờ sinh
Cần xác định cung khởi trước theo bài ca sau, chi đầu là cung khởi của Hỏa Tinh, chi sau là cung khởi của Linh Tinh:
Thân Tí Thìn nhân: Dần, Tuất tường
Dần Ngọ Tuất nhân: Sửu, Mão vị
Tỵ Dậu Sửu nhân: Mão, Tuất phương
Hợi Mão Mùi nhân: Dậu, Tuất phường
Tiên thì khởi Hỏa, hậu thì khởi Linh

Từ cung khởi bên trên gọi là giờ Tí, căn cứ vào:
Dương Nam, Âm Nữ: an Hỏa thuận đến giờ sinh, Linh nghịch đến giờ sinh
Âm Nam, Dương Nữ: an Hỏa nghịch đến giờ sinh, Linh thuận đến giờ sinh

An Đẩu Quân (nghịch tháng, thuận giờ)
Từ cung có Thái Tuế gọi là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch mỗi tháng một cung đến tháng sinh, rồi tại cung này gọi là giờ Tí, tính thuận đến giờ sinh an Đẩu Quân

An Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên La, Địa Võng (sao an cố định)
Thiên Thương: an tại cung Nô
Thiên Sứ: an tại cung Tật Ách
Thiên La: an tại cung Thìn
Địa Võng: an tại cung Tuất

An Mệnh và Thân (Mệnh thì thuận tháng nghịch giờ, Thân thì thuận tháng thuận giờ)
Từ cung Dần gọi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận mỗi tháng một cung đến tháng sinh thì ngừng lại. Từ cung ngừng lại này ta gọi là giờ Tí, nếu đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh thì an Mệnh tại cung đó, và nếu đếm theo chiều thuận đến giờ sinh thì ta an cung Thân tại cung đó
Bắt đầu từ cung Mệnh, lần lượt theo chiều thuận, ta ghi mỗi cung một tên theo thứ tự sau:
Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền Trạch, Quan Lộc, Nô Bộc, Thiên Di, Tật Ách, Tài Bạch, Tử Tức, Phối (Phu Quân hay Thê Thiếp), Bào (Huynh Đệ)
Chú ý cung Thân chỉ rơi vào sáu cung sau: cung Mệnh (nếu sinh giờ Ti Ngọ), Phúc Đức (sinh giờ Sửu Mùi), Quan Lộc (sinh giờ Dần Thân), Thiên Di (sinh giờ Mão Dậu), Tài Bạch (sinh giờ Thìn Tuất), Phối (sinh giờ Tỵ Hợi) và nếu Thân an vào cung nào thì ta nói cư cung ấy, ví dụ Thân cư Tài Bạch

Xác định Cục (căn cứ vào Can năm sinh và vị trí cung Mệnh, nghĩa là cần có năm tháng giờ)
Cần thuộc bảng sau đây:
Sinh năm Giáp, Kỷ:   2 6 3 5 4 hay Giang Đăng Giá Bích Ngân
Ất, Canh:   6 5 4 3 2 hay Yên Cảnh Tích Mai Tân
Bính, Tân: 5 3 2 4 6 hay Đề Liễu Ba Ngân Trúc
Đinh, Nhâm: 3 4 6 2 5 hay Mai Tiễn Chước Hải Trần
Mậu, Quí:   4 2 5 6 3 hay Ngân Ba Đôi Chước Liễu
trong đó 2 là Thủy nhị cục, 3 là Mộc tam cục, 4 là Kim tứ cục, 5 là Thổ ngũ cục, 6 là Hỏa lục cục và mỗi số ứng với hai chi lần lượt là Tí Sửu, Dần Mão, Thìn Tỵ, Ngọ Mùi, Thân Dậu. Còn chi Tuất Hợi thì có cùng số với chi Dần Mão.
Căn cứ vào vị trí của cung Mệnh và Can của Năm sinh, ta biết được cục
Ví dụ tuổi Kỷ Hợi, Mệnh an tại cung Dậu. Theo bảng trên thì tuổi KỶ, số 4 ứng với chi Thân Dậu nên tuổi Kỷ có Mệnh an tại Thân Dậu thì là Kim tứ Cuc
Ví dụ tuổi Canh Tuất Mệnh an tại cung Tuất. Theo bảng trên thì chi Tuất Hợi cùng số với chi Dần Mão nên tuổi Canh có Mệnh an tại Tuất Hợi thì mang số 5 nghĩa là Thổ ngũ cục
Chú ý nếu xắp sếp lại như sau:
Sinh năm Giáp, Kỷ:   2 6 3 5 4
Ất, Canh:   6 5 4 3 2           ;
Đinh, Nhâm: 3 4 6 2 5
Bính, Tân: 5 3 2 4 6
Mậu, Quí:   4 2 5 6 3
thì ta được một ma trận dễ nhớ hơn
Hành của cục thực chất là ngũ hành nạp âm của tháng mà cung Mệnh đứng trên địa bàn, ví dụ tuổi Kỷ, Mệnh tại cung Dậu nghĩa là tháng Dậu. Đối với năm Kỷ tháng Dậu thì ta tìm được tháng đó chính là tháng Quí Dậu, ngũ hành nạp âm của Quí Dậu là Kim nên ta có Kim tứ cục

An vòng Trường Sinh (căn cứ vào số cục, nghĩa là Can năm sinh, tháng, giờ kết hợp với giới tính Nam hay Nữ)
Thủy nhị cục và Thổ ngũ cục thì Tràng Sinh an tại cung Thân
Mộc tam cục thì Tràng Sinh an tại cung Hợi
Kim tứ cục thì Tràng Sinh an tại cung Tỵ
Hỏa lục cục thì Tràng Sinh an tại cung Dần
Đối với Dương Nam Âm Nữ thì an vòng Tràng Sinh theo chiều thuận
Đối với Âm Nam Dương Nữ thì an vòng Tràng Sinh theo chiều nghịch
Vòng Tràng Sinh theo thứ tự là:
Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng
Chú ý: có quan điểm an Tràng Sinh theo cách khác nhưng không nên sử dụng vì vòng Tràng Sinh của Tử Vi được an một cách đặc biệt theo Dương Nam Âm Nữ hoặc Âm Nam Dương Nữ mà không có một cách an Trường Sinh của các khoa bói toán nào sử dụng cả

An vòng sao Tử Vi (căn cứ vào Cục và ngày sinh, nghĩa là cần có đủ ngày, tháng, can năm, giờ sinh)
Đem ngày sinh chia cho số cục, tìm thương số và dư số. Dư số dùng để xác định vị trí cung khởi và thương số dùng để xác định vị trí của sao Tử Vi tính từ cung khởi
Để xác định vị trí cung khởi, sử dụng câu Kê (Dậu) Mã (Ngọ) Trư (Hợi) Long (Thìn) Ngưu (Sửu) Hổ (Dần).
Hỏa Lục Cục thì sử dụng Kê 1, Mã 2, Trư 3, Long 4, Ngưu 5, Hổ 6
Thổ Ngũ Cục thì sử dụng Mã 1, Trư 2, Long 3, Ngưu 4, Hổ 5
Kim tứ cục sử dụng Trư 1, Long 2, Ngưu 3, Hổ 4
Mộc tam cục sử dụng Long 1, Ngưu 2, Hổ 3
Thủy nhị cục sử dụng Ngưu 1, Hổ 2

Tùy theo cục mà xác định cung khởi, ví dụ Hỏa lục cục áp dụng câu Kê 1, Mã 2, Trư 3, Long 4, Ngưu 5, Hổ 6 nên nếu dư số là 1 thì cung khởi tại Dậu, là 2 thì cung khởi tại Ngọ v.v. Mộc tam cục áp dụng câu Long 1 Ngưu 2, Hổ 3 nên nếu dư số là 1 thì cung khởi tại Long, là 2 thì cung khởi tại Ngưu, là 3 thì cung khởi tại Hổ. Chú ý nếu sô dư là số 0 thì cung khởi luôn luôn tại Hổ (Dần) cho mọi cục số
Từ cung khởi gọi là cung thứ nhất, đếm theo chiều thuận đến thương số, nếu số dư khác 0 thì an Tử vi tại cung này, nếu số dư là 0 thì an sao Tử Vi tại cung kế tiếp
Ví dụ Hỏa lục cục, sinh ngày 26. Số dư là 2, thương số là 4, như vậy cung khởi là Ngọ 2, từ đó thuận 4 cung đến cung Dậu, vì số dư là 2 khác 0 nên an sao Tử Vi tại cung Tuất
Ví dụ Kim tứ cục ngày 20. Số dư là 0, thương số là 5, như vậy cung khởi là Hổ 4, tính thuận đến 5 cung đến cung Ngọ, vì số dư là 0 nên dừng lại cung này an sao Tử Vi
Chú ý: câu Kê Mã Trư Long Ngưu Hổ dùng để xác định các ngày khởi đầu của tháng để tính cách an Tử Vi cho các ngày kế tiếp bằng cách cứ theo chiều thuận đến cung kế thì Tử Vi an tại đó cho ngày trước cộng với cục số. Câu trên cho thấy ngày bằng giá trị của cục số bao giờ cũng an Tử Vi tại cung Dần
Ví dụ Kim tứ cục thì ngày mùng 4 Tử Vi an tại cung Dần, mùng 8 (cộng 4) Tử Vi an tại cung Mão, mùng 12 (cộng 4) Tử Vi an tại cung Thìn. Theo câu Trư Long Ngưu Hổ trên thì mùng 1 Tử Vi an tại Hợi (Trư) thành ra mùng 5 (cộng 4) Tử Vi an tại Tí, mùng 9 (cộng 4) Tử Vi an tại Sửu… Mùng 2 Tử Vi an tại Thìn (Long) thành ra mùng 6 (cộng 4) Tử Vi an tại Tỵ, mùng 10 (cộng 4) Tử Vi an tại Ngọ… Mùng 3 Tử Vi an tại Sửu (Ngưu) thành ra mùng 7 (cộng 4) Tử Vi an tại Dần. Nguyên tắc sử dụng thương số và dư số chỉ là tóm tắt lại phương pháp trên

Khi số ngày bằng cục số thì Tử Vi an tại cung Dần. Các ngày nhỏ hơn cục số thì áp dụng câu Kê Mã Trư Long Ngưu Hổ như đã nêu. Câu này có đặc tính là đối với các ngày nhỏ hơn cục số thì ta có thể tìm cung an Tử Vi bằng cách lấy cục số trừ đi số ngày, nếu được số dương thì cung an Tử Vi cách cung Dần bấy nhiêu cung theo chiều thuận (tính từ cung an sao Tử Vi), nếu là số âm thì cung an Tử Vi cách cung Dần bấy nhiêu cung theo chiều nghịch (tính từ cung an sao Tử Vi)
Ví dụ Hỏa lục cục sinh ngày 1 thì 6 – 1 = 5 (số dương) nên an Tử Vi tại cung Dậu cách cung Dần 5 cung theo chiều thuận (chiều dương, hướng lên) (từ cung Dậu, theo chiều thuận 5 cung thì đến cung Dần)
Hỏa lục cục sinh ngày 2 thì 6 – 2 = 4 (số âm) nên an Tử Vi tại cung Ngọ cách cung Dần 4 cung theo chiều nghịch (chiều âm, hướng xuống)
Hỏa lục cục sinh ngày 3 thì 6 – 3 = 3 (số dương) nên an Tử Vi tại cung Hợi cách cung Dần 3 cung theo chiều thuận (chiều dương, hướng lên)
Hỏa lục cục sinh ngày 4 thì 6 – 4 = 2 (số âm) nên an Tử Vi tại cung Thìn cách cung Dần 2 cung theo chiều nghịch (chiều âm, hướng xuống)
Hỏa lục cục sinh ngày 5 thì 6 – 5 = 1 (số dương) nên an Tử Vi tại cung Sửu cách cung Dần 1 cung theo chiều thuận (chiều dương, hướng lên)
Đây là chu kỳ thứ nhất (bao gồm ngày 1 đến 6) của Hỏa lục cục, ngày cuối cùng của chu kỳ an Tử Vi tại cung Dần. Kế tiếp là chu kỳ thứ hai (bao gồm ngày 7 đến 12) thì ngày cuối cùng của chu kỳ an Tử Vi tại cung Mão, ví dụ sinh ngày 7 thì 12 – 7 = 5 nên an Tử Vi tại cung Tuất cách cung Mão 5 cung theo chiều thuận, sinh ngày 8 thì 12 – 8 = 4 nên an Tử Vi tại cung Mùi cách cung Mão 4 cung theo chiều nghịch … Hết ngày 12 thì qua chu kỳ thứ ba (bao gồm ngày 13 đến 18) nên ngày cuối cùng của chu kỳ an Tử Vi tại cung Thìn, nếu sinh ngày 14 thì 18 – 14 = 4 nên an Tử Vi tại cung Thân cách cung Thìn 4 cung theo chiều nghịch…
Tóm lại chu kỳ thứ nhất thì dùng cung Dần làm cung chuẩn để tính cung an Tử Vi cho các ngày trong chu kỳ, chu kỳ thứ hai thì tăng lên một cung lấy cung Mão làm cung chuẩn để tìm an Tử Vi cho các ngày thuộc chu kỳ thứ hai… Chú ý số ngày trong mỗi chu kỳ luôn luôn bằng số cục. Ví dụ chu kỳ của Thổ ngũ cục thì có 5 ngày

Tương tự như vậy ta có thể tính được toàn bộ các ngày cho Hỏa lục cục và cho các cục khác theo cách trên
Ví dụ Kim tứ cục sinh ngày 22 thì thuộc chu kỳ 6 (chu kỳ 1: 1 – 4, chu kỳ 2: 5 – 8, chu kỳ 3: 9 – 12, chu kỳ 4: 13 – 16, chu kỳ 5: 17 – 20, chu kỳ 6: 21 – 24. Tính nhanh thì lấy 22 chia cho số cục 4 được thương số 5 nên thuộc chu kỳ 6 (= 5 + 1), chu kỳ 6 bắt đầu từ ngày 21 (= 5 x 4 + 1) và bao gồm 4 ngày từ 21 đến 24) nên cung kết thúc chu kỳ 6 là cung Mùi, 24 – 22 = 2 (số âm) nên Tử Vi an tại cung Dậu cách cung Mùi hai cung theo chiều nghịch
Tóm lại:
Chu kỳ của cục số: khi biết vị trí an sao Tử Vi cho một ngày, ta có thể tính toán vị trí Tử Vi cho các ngày sau đó bằng cách sử dụng chu kỳ. Chu kỳ là số ngày mà ta phải cộng vào ngày an Tử Vi để có thể an Tử Vi vào cung kế tiếp theo chiều thuận. Số ngày trong chu kỳ luôn luôn bằng cục số.
Ví dụ: Hỏa lục cục thì mỗi chu kỳ có 6 ngày. Nếu ngày 1 ta an Tử Vi vào cung Dậu thì ngày 7 (= 1 + 6) an Tử Vi vào cung Tuất, ngày 13 (= 7 + 6) thì an Tử Vi vào cung Hợi… Ngày 2 ta an Tử Vi vào cung Ngọ thì ngày 8 (= 2 + 6) an Tử Vi vào cung Mùi, ngày 14 (= 8 + 6) thì an Tử Vi vào cung Thân…
Đối với từng cục, một ngày bất kỳ trong tháng đều rơi vào một chu kỳ nào đó. Ví dụ Thổ ngũ cục thì mỗi chu kỳ là 5 ngày, từ ngày 1 đến 5 thuộc vào chu kỳ thứ nhất, ngày 6 đến 10 thì thuộc về chu kỳ thứ hai. Như vậy ngày 26 rơi vào chu kỳ 5 ( 26 : 6 được 4 là thương số, cộng 1) bao gồm ngày 25 đển 30. Ngày cuối cùng của một chu kỳ bao giờ cũng bằng số thứ tự của chu kỳ nhân với số cục (30 = 5 x 6)
Cung chuẩn: an Tử Vi cho ngày cuối cùng của một chu kỳ vào cung nào thì cung đó được gọi là cung chuẩn. Cung chuẩn được sử dụng để tính toán vị trí sao Tử Vi cho toàn bộ các ngày trong một chu kỳ. Đối với ngày cuối cùng của một chu kỳ thì Tử Vi an tại cung chuẩn
Ví dụ cung Dần là cung chuẩn cho chu kỳ đầu tiên của toàn bộ các cục
Mỗi chu kỳ đều có một cung chuẩn riêng. Vị trí cung chuẩn được xác định bằng cách cung Dần là cung chuẩn cho chu kỳ thứ nhất, rồi theo chiều thuận cứ tăng lên một cung thì cung đó là cung chuẩn cho chu kỳ kế tiếp. Như vậy cung Mão là cung chuẩn cho chu kỳ thứ hai, cung Thìn là cung chuẩn cho chu kỳ thứ ba…
Ví dụ Thủy nhị cục, chu kỳ 9 (bao gồm ngày 17 và 18) thì cung chuẩn tại Tuất (từ cung Dần đếm 1, theo chiều thuận đếm đến 9 thì ngừng lại)
Nguyên tắc xác định vị trí sao Tử Vi cho ngày thuộc một chu kỳ nào đó
Xác định vị trí cung chuẩn
Lấy ngày cuối cùng của chu kỳ trừ đi ngày ta muốn tìm vị trí sao Tử Vi để tìm khoảng cách giữa cung an sao Tử Vi và cung chuẩn: nếu là số âm thì vị trí của sao Tử Vi được an tại cung cách cung chuẩn bấy nhiêu cung theo chiều nghịch, nếu là số dương thì vị trí của sao Tử Vi được an tại cung cách cung chuẩn bấy nhiêu cung theo chiều thuận. Chiều được tính là chiều từ cung an sao Tử Vi đến cung chuẩn
Ví dụ Mộc tam cục ngày 26. Mỗi chu kỳ gồm 3 ngày. Ngày 26 thuộc chu kỳ 9 bao gồm từ ngày 25 đến 27. Cung chuẩn tại Tuất. 27 trừ 26 được 1 nên Tử Vi an cách cung chuẩn Tuất 1 cung theo chiều thuận, nghĩa là an tại cung Dậu vì từ cung Dậu theo chiều thuận một cung thì đến cung chuẩn. Ngày 27 thì là ngày cuối cùng của chu kỳ nên an Tử Vi tại cung chuẩn Tuất. Ngày 25 thì Tử Vi an cách cung chuẩn 2 cung (= 27 – 25) theo chiều nghịch (2 là số âm), từ cung này đi nghịch hai cung thì đến cung chuẩn Tuất, như vậy Tử Vi an tại cung Tí
Nếu cách tính toán vị trí sao Tử Vi của cổ nhân là như vậy thì trên phương diện âm dương ta nhận thấy rằng cung chuẩn đi theo chiều thuận khi số thứ tự của chu kỳ tăng lên, các ngày thuộc chu kỳ đều được sử dụng tính âm dương để xác định vị trí sao Tử Vi

An sao Thiên Phủ
Sao Thiên Phủ nằm ở cung đối xứng với sao Tử Vi qua trục Dần Thân
Ví dụ: Tử Vi tại Tí thì Thiên Phủ tại Thìn và ngược lại, Tử Vi tại Sửu thì Thiên Phủ tại Mão và ngược lại
Chú ý ta có thể dùng cách an sao Tử Vi sửa đổi một chút để an sao Thiên Phủ như sau: xác định ngày sinh thuộc chu kỳ nào để tìm cung chuẩn, rồi ta có thể tìm cung an Thiên Phủ bằng cách lấy tích số của số chu kỳ với số cục trừ đi ngày sinh, nếu được số dương thì cung an Thiên Phủ cách cung chuẩn bấy nhiêu cung theo chiều nghịch, nếu là số âm thì cung an Thiên Phủ cách cung chuẩn bấy nhiêu cung theo chiều thuận. Chú ý cung chuẩn của Thiên Phủ thì đi theo chiều nghịch, chu kỳ 1 ở cung Dần, chu kỳ hai ở cung Sửu….
Ví dụ Kim tứ cục sinh ngày 22 thì thuộc chu kỳ 6 (chu kỳ 1: 1 – 4, chu kỳ 2: 5 – 8, chu kỳ 3: 9 – 12, chu kỳ 4: 13 – 16, chu kỳ 5: 17 – 20, chu kỳ 6: 21 – 24) nên cung kết thúc chu kỳ 6 là cung Dậu, 24 – 22 = 2 (số âm) nên an Thiên Phủ Tử Vi tại cung Mùi cách cung Dậu hai cung theo chiều thuận

Ta nhận thấy ngày cuối cùng của mỗi chu kỳ thì Tử Vi hoặc Thiên Phủ luôn an tại cung chuẩn. Một cách an Tử Vi hoặc Thiên Phủ khác là căn cứ vào cục lẻ (cục dương) hoặc chẵn (cục âm). Thủy nhị cục, Kim tứ cục, Hỏa lục cục là cục chẵn thì an Tử Vi trước, Mộc tam cục, Thổ ngũ cục là cục lẻ thì an Thiên Phủ trước. Vị trí Tử Vi hoặc Thiên Phủ cho ngày đầu chu kỳ thì đứng cách cung chuẩn một số cung bằng số cục rồi theo chiều thuận cứ luân phiên xác định vị trí của Tử Vi hoặc Thiên Phủ cho các ngày kế tiếp: Tử Vi rồi đến Thiên Phủ rồi Tử Vi… Sau đó an Tử Vi hoặc Thiên Phú bằng cách đối xứng qua trục Dần Thân
Ví dụ Hỏa lục cục ngày 1 thì an Tử Vi trước tại cung Dậu (cách cung chuẩn Dần 6 cung tính từ cung Dần), ngày 2 thì an Thiên Phủ tại cung Tuất, ngày 3 thì an Tử Vi tại cung Hợi, ngày 4 thì an Thiên Phủ tại cung Tí, ngày 5 Tử Vi tại cung Sửu, ngày 6 an Thiên Phủ tại cung Dần là cung chuẩn cho chu kỳ thứ 1 (từ ngày 1 đến 6).
Ví dụ Thổ ngũ cục thì an Thiên Phủ trước, ngày 1 an Thiên Phủ tại cung Tuất, ngày 2 an Tử Vi tại cung Hợi, ngày 3 an Thiên Phủ tại cung Tí, ngày 4 an Tử Vi tại cung Sửu, ngày 5 an Thiên Phủ tại cung Dần là cung chuẩn cho chu kỳ thứ 1
Ví dụ Mộc tam cục ngày 23, thuộc chu kỳ 8 (từ 22 đến 24) nên cung chuẩn tại Dậu, do đó ngày 22, ngày đầu tiên của chu kỳ, thì an Thiên Phủ tại Mùi, ngày 23 thì an Tử Vi tại Thân và ngày 24 thì an Thiên Phủ tại Dậu

Cùng một cách phân biệt âm cục và dương cục nhưng ta có thể có cách an Tử Vi trước (rồi an Thiên Phủ sau) như sau:
Đối với dương cục thì ngày đầu chu kỳ, Tử Vi được an tại cung dương cách cung chuẩn theo chiều thuận một số cung, đối với âm cục thì ngày đầu chu kỳ Tử Vi được an tại cung âm cách cung chuẩn theo chiều nghịch một số cung. Vị trí Tử Vi cho ngày các ngày trong chu kỳ thì đứng cách cung chuẩn một số cung bằng số ngày cuối của chu kỳ trừ đi số ngày cần tính để an sao Tử Vi
Ví dụ Hỏa lục cục (âm cục) ngày 1 thì an Tử Vi trước tại cung Dậu (cách cung chuẩn Dần 5 cung theo chiều nghịch tính từ cung Dần), ngày 2 thì an Tử Vi tại cung Ngọ cách cung Dần 4 (= 6 – 2) cung, ngày 3 thì an Tử Vi tại cung Hợi cách cung Dần 3 (= 6 – 3) cung , ngày 4 thì an Tử Vi tại cung Hợi cách cung Dần 2 (= 6 – 4) cung , ngày 5 Tử Vi tại cung Sửu cách cung Dần 1 cung (= 6 – 5), ngày 6 an Tử Vi tại cung Dần là cung chuẩn cho chu kỳ thứ 1 (từ ngày 1 đến 6)
Có người giải thích Hỏa lục cục là âm cục nên đếm nghịch trước, ngày 1 thì đếm nghịch từ cung Dần là 1 đến cung Dậu là 6 thì an Tử Vi, ngày 2 đếm thuận từ cung Dần là 1 đến cung thứ 5 thì an Tử Vi tại Tỵ, ngày 3 đếm nghịch từ cung Dần là 1 đến cung thứ 4 thì an Tử Vi tại cung Hợi, ngày 4 thì từ cung Dần là 1 đếm thuận đến cung thứ 3 thì an Tử Vi tại cung Thìn, ngày 5 thì đếm nghịch từ cung Dần là 1 đến cung thứ 2 thì an Tử Vi tại Sửu, ngày 6 là ngày an Tử Vi tại cung chuẩn của chu kỳ, nghĩa là tại cung Dần

An vòng sao Tử Vi
Từ sao Tử Vi, an theo chiều nghịch lần lượt mỗi cung một sao: Thiên Cơ, cách nhất (bỏ một cung không an sao nào cả), Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, cách nhị (bỏ trống hai cung), Liêm Trinh

An vòng sao Thiên Phủ
Từ sao Thiên Phủ, an theo chiều thuận, mỗi cung một sao: Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, cách ba (bỏ trống ba cung), Phá Quân

An Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ (Tứ Hóa)
Tứ Hóa an căn cứ vào Can năm sinh, an theo thứ tự Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ đồng cung với các sao của bài phú sau:
Giáp: Liêm Phá Vũ Dương vi bạn,
Ất: Cơ Lương Tử (Tử Vi) Nguyệt (Âm) giao xuân
Bính: Đồng Cơ Xương Liêm Trinh vị,
Đinh: Nguyệt (Âm) Đồng Cơ Cự Môn tầm
Mậu: Tham Nguyệt (Âm) Bật (Hữu Bật) Cơ vi chủ,
Kỷ: Vũ Tham Lương Khúc tối bình
Canh: Nhật (Dương) Vũ Âm Đồng vi thủ,
Tân: Cự Dương Khúc Xương chí lâm
Nhâm: Lương Tử (Tử Vi, Vi) Phụ (Tả Phụ) Vũ tú thi
Quí: Phá Cự Âm Tham Lang đình

Chú ý có người an tuổi Canh theo Dương Vũ Đồng Âm
Ví dụ tuổi Ất: Cơ Lương Tử (Tử Vi) Âm thì Hóa Lộc đồng cung với Thiên Cơ, Hóa Quyền đồng cung với Thiên Lương, Hóa Khoa đồng cung với Tử Vi và Hóa Kỵ đồng cung với Thái Âm

An Thiên Tài, Thiên Thọ
Thiên Tài: từ cung Mệnh gọi là năm Tí, tính thuận đến năm sinh an Thiên Tài
Thiên Thọ: từ cung Thân gọi là năm Tí, tính thuận đến năm sinh an Thiên Thọ
Chú ý: như vậy hai sao trên an căn cứ vào ngày, tháng và chi năm

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CUNG ĐẠI HẠN
Xác định cung đại hạn:
Đại hạn là thời gian bao gồm 10 năm
Ghi cục số tại cung Mệnh
Nếu là Dương Nam, Âm Nữ thì ghi theo chiều thuận
Nếu là Âm Nam, Dương Nữ thì ghi theo chiều nghịch
Ghi tiếp các cung, mỗi cung ta tăng thêm 10 năm
Ví dụ Dương Nam Hỏa lục cục thì ta ghi số 6 tại cung Mệnh rồi ghi theo chiều thuận mỗi cung một số như sau: 16, 26, 36, 46, 56, 66, 76, 86…
Ý nghĩa: tại một cung, ví dụ ta thấy số 14 có nghĩa là cung này dùng để coi cho đại hạn 10 năm từ 14 đến 23 tuổi
Chú ý: theo quan điểm an sao của Trung Hoa thì nếu Dương Nam Âm Nữ thì đại hạn khởi tại cung Bào và Âm Nam Dương Nữ thì đại hạn khởi tại cung Phụ Mẫu

Xác định cung tiểu hạn
Căn cứ vào chi năm sinh và giới tính. Cần xác định cung khởi
Tuổi Thân Tí Thìn thì cung khởi là Tuất
Tuổi Dần Ngọ Tuất thì cung khởi là Thìn
Tuổi Tỵ Dậu Sửu thì cung khởi là Mùi
Tuổi Hợi Mão Mùi thì cung khởi là Sửu
Ghi chi của năm sinh ngay tại cung khởi
Nam thì ghi theo chiều thuận, nữ thì ghi theo chiều nghịch lần lượt ghi các chi kế tiếp cho đầy đủ 12 chi.
Ví dụ tuổi Dậu thì ghi Dậu bên cung Mùi (có nghĩa là coi tiểu hạn năm Dậu thì ta coi cung Mùi) rồi nếu là Nam thì lần lượt ghi thuận bên các cung kế tiếp các chi tiểu hạn: Tuất, Hợi, Tí, Sửu…, Ngọ. Nếu là nữ thi cũng ghi như trên nhưng theo chiều nghịch

Xác định cung nguyệt hạn (hạn tháng)
Từ cung tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính nghịch đến tháng sinh, rồi tại cung này gọi là giờ Tí, tính thuận đến giờ sinh thì ngừng lại. Cung này là cung hạn tháng giêng. Theo chiều thuận mỗi cung là một tháng, lần lượt ta có hạn tháng 2, 3,…, 12

Xác định cung nhật hạn (hạn ngày)
Từ cung an nguyệt hạn là hạn ngày mùng một, theo chiều thuận mỗi cung là một ngày, ta sẽ có hạn ngày mùng hai, mùng ba…

Xác định cung thời hạn (hạn giờ)
Từ cung nhật hạn, gọi là hạn giờ Tí, tính thuận mỗi cung một giờ, ta có cung hạn của giờ Sửu, giờ Dần…

Xác định cung hạn 10 phút (hạn 10 phút)
Từ cung thời hạn đi theo chiều thuận, mỗi cung ta tăng lên 10 phút

Vài điểm lưu ý
Trường hợp sinh tháng nhuận
Nếu sinh tháng nhuận thì vẫn sử dụng tháng đó.

Nguyên tắc tìm tháng nhuận
Tháng âm lịch được tính theo vận hành của mặt trăng và phải bao gồm trung khí. Muốn biết tháng nào là tháng nhuần thì lấy số năm dương lịch chia cho 19 (vì người ta tính được rằng cứ 19 năm dương lịch thì có bảy lần có tháng nhuần cho năm âm lịch), nếu dư số là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó có tháng nhuần
Muốn biết tháng nào có tháng nhuần thì căn cứ vào trung khí: tháng nào không có trung khí thì tháng đó là tháng nhuần ngoại trừ tháng 11 (vì không có ngày đông chí), tháng chạp và tháng giêng
Tuy nhiên cũng có khi dư số là 8 thì cũng có tháng nhuần, ví dụ năm 1984. Tuy nhiên nếu ngày mùng một của mỗi tuần trăng rơi vào đúng ngày trung khí thì cần phải xét lại đó là tháng nhuần nào bằng cách so sánh thời gian bắt đầu trung khí và thời gian bắt đầu tuần trăng non, nếu thời gian bắt đầu tuần trăng xảy ra trước thời gian bắt đầu trung khí thì tháng đó là tháng nhuần, ngược lại xảy ra sau thì không thể tính là tháng nhuần

Trường hợp song sanh, sinh ba cùng một giới tính
Nếu song sanh thì người sinh ra đầu tiên lập như bình thường, người sinh thứ hai thì lấy cung Huynh của người sinh đầu là cung Mệnh, người sinh thứ ba thì lấy cung Huynh của người sinh thứ hai làm cung Mệnh

Cách coi hạn con nít dưới 13 tuổi
Nhất (1) Mạnh, nhị (2) Tài, tam (3) Giải, tứ (4) Phối, ngũ (5) Phúc, lục (6) Quan, thất (7) Di, bát (8) Nô, cửu (9) Tử, thập (10) Điền, thập nhất (11) Huynh, thập nhị (12) Phụ
Có người sử dụng thất (7) Nô, bát (8) Di và thập (10) Huynh, thập nhất (11)Phụ , thập nhị (12) Điền
Ví dụ hai tuổi thì coi tiểu hạn tại cung Tài

Phương pháp xác định số tuổi căn cứ vào can chi năm sinh
Trên bảng Lục Thập Hoa Giáp ta nhận thấy rằng khi can giống nhau mà chi giảm đi hai thì tăng mười tuổi
Ví dụ từ Bính Thìn đến Bính Dần là 10 tuổi, từ Bính Thìn đến Bính Tí là 20 tuổi
Như vậy để tìm năm hiện hành là bao nhiêu tuổi thì trước hết ta tìm số tuổi từ can năm sinh đến can năm hiện hành là bao nhiêu bằng cách đọc can tại cung mang chi năm sinh rồi, đọc thuận can cho đến can năm sinh thì dừng lại, rồi từ cung này đi theo chiều nghịch cứ bỏ trống một cung thì ta cộng thêm 10 tuổi và dừng lại tại cung mang chi năm hiện hành
Ví dụ sinh năm Kỷ Hợi đến năm Giáp Thân bao nhiêu tuổi ta?
Tại cung Hợi đọc Kỷ 1 rồi theo chiều thuận đọc Canh 2 tại cung Tí, Tân 3 tại cung Sửu, Nhâm 4 tại cung Dần, Quí 5 tại cung Mão, Giáp 6 tại cung Thìn (như vậy từ năm Kỷ Hợi đến năm Giáp Thìn là 6 tuổi). Bây giờ tìm từ Giáp Thìn đến Giáp Thân là bao nhiêu bằng cách đọc 6 tại cung Thìn, 16 tại cung Dần, 26 tại cung Tí, 36 tại cung Tuất, 46 tại cung Thân thì dừng tại cung này vì mang chi năm hiện hành. Như vậy 46 tuổi ta

Phương pháp tìm can chi năm sinh căn cứ vào số tuổi ta (đọc nghịch can, rồi đọc thuận chi)
Ví dụ năm hiện hành Quí Mùi thì 36 tuổi ta, tìm can chi của năm sinh
Trước hết tìm can năm sinh bằng cách căn cứ vào hàng đơn vị của số tuổi. Tại cung Mùi đọc Quí 1 rồi đi theo chiều nghịch đọc Nhâm 2 tại cung Ngọ, Tân 3 tại cung Tỵ, Canh 4 tại cung Thìn, Kỷ 5 tại cung Mão, Mậu 6 tại cung Dần. Như vậy từ Mậu Dần đến Quí Mùi là 6 tuổi.
Sau đó tìm chi năm sinh bằng cách đọc thuận bỏ một cung thì tăng lên 10 cho đến tuổi sinh dừng tại cung nào thì năm sinh mang chi đó. Như vậy đọc Dần 6, Thìn 16, Ngọ 26, Thân 36. Như vậy năm sinh là Mậu Thân. Chú ý từ Mậu Thân đến Mậu Dần là 30 tuổi

Nguyên tắc xác định Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ
Sau khi đã phát minh ra Can Chi, cổ nhân đã đem Thiên Can phối hợp với 12 Địa Chi, Can Dương với Chi Dương, Can Âm với Chi Âm đe làm lịch theo dõi thời gian tháng năm ngày giờ.
Với sự gán ghép 10 Can với 12 chi thì như vậy cứ một chu kỳ là 60 (năm, tháng, ngày, giờ) thì ta sẽ trở về Can Chi như cũ (60 năm là một hoa giáp, 60 tháng là 5 năm, 60 ngày là 2 tháng, 60 giờ là 5 ngày)

Năm khởi đầu của lịch Can Chi
Đó là năm Giáp Tí. Năm đó bắt đầu bằng tháng Giáp Tí, ngày Giáp Tí, giờ Giáp Tí đầu tiên của kỷ nguyên Can Chi. Theo sự tính toán của các học giả thời đó thì năm Giáp Tí đầu tiên đó là năm mà mặt trời, mặt trăng, trái đất và năm hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng ở trên một đường thẳng.

Can chi của năm, tháng, ngày, giờ
Can chi của năm kế tiếp, tháng kế tiếp, ngày kế tiếp hoặc giờ kế tiếp được căn cứ và năm, tháng, ngày hay giờ đứng trước theo nguyên tắc tuần hoàn kín nghĩa là nếu ta có Giáp Tí thì kế đến là Ất Sửu, rồi Bính Dần…
Từ nguyên lý trên, ta có thể suy ra nguyên tắc tính toán Can tháng dựa trên Can năm, can giờ dựa trên Can ngày như sau:

Cách tính Can Chi của tháng trên cơ sở Can của năm theo lịch kiến dần (nguyên tắc ngũ dần)
Trước hết tháng giêng là tháng Dần, tháng Hai là tháng Mão…, mỗi tháng đi với một Chi nhất định
Muốn biết Can của tháng thì áp dụng phương pháp sau gọi là phương pháp Ngũ Dần:
Năm Giáp và Kỷ tháng giêng là tháng Bính Dần
Năm Ất và Canh tháng giêng là tháng Mậu Dần
Năm Bính và Tân tháng giêng là tháng Canh Dần
Năm Đinh và Nhâm tháng giêng là tháng Nhâm Dần
Năm Mậu và Quí tháng giêng là tháng Giáp Dần

Giải thích
Vòng Lục Thập Hoa Giáp là sự kết hợp giữa Can và Chi để quyết định ngũ hành nạp âm. Mỗi năm, tháng, ngày, và giờ đều có Can Chi đầy đủ. Phải có đủ Can Chi ta mới biết được ngũ hành nạp âm tương ứng
Đối với năm, khởi đầu là năm Giáp Tí thì tháng giêng phải là Giáp Tí, tháng hai Ất Sửu, tháng ba Đinh Dần cứ thế tính lên cho đến tháng mười hai là tháng Ất Hợi. Năm sau là năm Ất Sửu (vì năm trước là năm Giáp Tí) thì tháng giêng là tháng Binh Tí (vì tháng 12 năm trước là tháng Ất Hợi). Quí tắc tính Can Chi cho tháng đến đời nhà Chu thì sửa lại tháng giêng là tháng Dần (gọi là lịch Kiến Dần). Như vậy năm Giáp Tí thì tháng giêng là tháng Bính Dần, tháng hai Đinh Mão… cho đến tháng mười hai là tháng Đinh Sửu. Năm kế tới là năm Ất Sửu thì tháng giêng là tháng Mậu Dần (vì Đinh Sửu thì đến Mậu Dần) cứ thế tính ta sẽ có tháng mười hai là tháng Kỷ Hợi. Năm tới là năm Binh Dần, tháng giêng sẽ là tháng Canh Tí (vì tháng mười hai năm trước là tháng Kỷ Hợi). Cứ thế tiếp tục tính tóan ta sẽ có qui luật tính Can cho tháng dựa trên Can của Năm.
Với qui luật này thì cứ 60 tháng tức là 5 năm ta sẽ có tháng có cùng Can Chi vói Can Chi cũ. Như vậy cứ 10 năm ta sẽ trở về với Can Chi cũ. Để ý rằng đai hạn của Tử Vi lúc nào cũng kéo dài 10 năm, Bắc Đẩu tinh ứng mạnh với 5 năm đầu, Nam Đẩu tinh ứng mạnh với 5 năm sau…

Áp dụng trong tử vi
Tử vi lấy hành nạp âm của năm làm hành của Mệnh, và lấy hành nạp âm của tháng mà cung Mệnh rơi vào trong địa bàn làm hành của Cục và tính sinh khắc giữa hành của Mệnh và hành của Cục cũng như tính sinh khắc giữa hành Mệnh với hành cung hoặc hành sao

Cách tính Can Chi của ngày dựa trên Can Chi của tháng
Theo nguyên tắc tháng giêng là tháng Giáp Tí thì ngày mùng một sẽ là ngày Giáp Tí, mùng hai sẽ là Ất Sửu…Vì số ngày trong năm không chia chẵn cho 60, nên ta không thể có qui tắc tính Can Chi của ngày dựa trên Can Chi tháng được mà phải tra lịch.

Cách tính Can Chi của giờ căn cứ vào Can Chi của ngày theo nguyên tắc ngũ Tí
Ngày Giáp và Kỷ giờ Tí là Giáp Tí
Ngày Ất và Canh giờ Tí là Bính Tí
Ngày Bính và Tan giờ Tí là Mậu Tí
Ngày Đinh và Nham giờ Tí là Canh Tí
Ngày Mậu và Qui giờ Tí là Nhâm Tí

Giải thích:
Ngày Giáp Tí giờ Tí là giờ Giáp Tí, giờ Sửu là giờ Ất Sửu, cứ thế tính lên ta sẽ được giờ Hợi là giờ Ất Hợi. Ngày kế đến là Ất Sửu thì giờ Tí là giờ Bính Tí vì giờ trước là giờ Ất Hợi, giờ Sửu là giờ Đinh Sửu… cứ như thế tính tóan ta được qui tắc trên. Cứ 60 giờ tức là năm ngày ta lại trở về Can Chi cũ

Tổng kết
Tóm tắt vị trí cung khởi
Khởi tại cung Thìn Tuất hoặc gián tiếp tại cung Thìn Tuất: Long Phượng (năm), Tả Hữu (tháng), Thai Tọa (ngày, gián tiếp), Khúc Xương (giờ), Quí Quang (ngày, gián tiếp)
Khởi tại cung Mão: Hồng Loan (năm)
Khởi tại cung Tỵ: Nguyệt Đức (năm)
Khởi tại cung Ngọ: Khốc, Hư (năm)
Khởi tại cung Mùi: Địa Giải (tháng)
Khởi tại cung Thân: Thiên Giải (tháng)
Khởi tại cung Dậu: Thiên Hình (tháng)
Khởi tại cung Sửu: Riêu – Y (tháng), Thiên Đức (năm)
Khởi tại cung Hợi: Kiếp Không (giờ)
Khởi tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi): vòng Tràng Sinh của cục
Khởi tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi): tiểu hạn năm

Các sao khởi tại cung Thìn Tuất có đặc điểm đều là sao đôi, sao khởi tại cung Thìn thì đi theo chiều thuận, sao tại cung Tuất thì đi theo chiều nghịch. Sao khởi tại cung Thìn Tuất hoặc gián tiếp tại cung Thìn Tuất có đặc điểm là bộ sao thì xung chiếu nhau ở Thìn Tuất, đồng cung ỏ Sửu Mùi, tam hợp tại cung Tỵ Dậu, Mão Hợi, đứng một mình tại cung Tí Dần Ngọ Thân và chỉ có hai cung là Sửu Mùi mới có cách giáp của bộ sao này. Như vậy các sao bộ trên thì luôn luôn đối xứng qua trục Sửu Mùi là trục mà sao bộ đồng cung nhau.
Bộ sao đôi Không Kiếp thì khởi tại cung Hợi và có đặc tính đối xứng với nhau qua trục Tỵ Hợi
Bộ sao đôi Khốc Hư thì khởi tại cung Ngọ và có đặc tính là đối xứng nhau qua trục Tí Ngọ

An theo năm sinh
Theo chi năm sinh: vòng Thái Tuế, Thiên Không, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Cát, Giải Thần, Thiên Khốc, Thiên Hư, Thiên Mã, Hoa Cái, Kiếp Sát, Cô Thần, Quả Tú, Phá Toái, Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ
Theo can năm sinh : Lộc Tồn, Kình, Đà, Lưu Niên Văn Tinh, Quốc Ấn, Đường Phù, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà, Thiên Trù, Triệt
Theo can chi kết hợp: hành bản mệnh, Tuần

An theo chi tháng: Tả Hữu, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hinh, Riêu – Y
An theo chi tháng và ngày: Tam Thai, Bát Tọa
An theo chi tháng và chi giờ: cung Mệnh, Thân

An theo chi giờ: Không Kiếp, Thai Cáo, Xương Khúc
An theo chi giờ và ngày: Ân Quang, Thiên Quí

An theo can năm, tháng, ngày, giờ: các chính tinh bao gồm vòng Tử Vi và Thiên Phủ, Tứ Hóa (Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ)
An theo can năm và giới tính: vòng Bác Sĩ
An theo can năm, tháng, giờ: cục
An theo can năm, tháng, giờ, giới tính: vòng Tràng Sinh
An theo chi năm, giờ, giới tính: Hỏa, Linh
An theo chi năm, tháng, giờ: Đẩu Quân, Thiên Tài, Thiên Thọ

An cố định: La, Võng, Thương, Sứ

Chú ý: cần yếu tô giới tính khi an vòng Bác Sĩ, vòng Tràng Sinh, Hỏa Linh, tìm đại hạn, tiểu hạn

Phụ lục về tiếng anh
Zi Wei chart: bảng lá số Tử Vi

Jia: Giáp
Yi: Ất
Bing: Bính
Ding: Đinh
Wu: Mậu
Ji: Kỷ
Geng: Canh?
Xin: Tân
Rem: Nhâm?
Gui: Quí

Zi (Rat): Tí
Chou (Ox): Sửu
Yin (Tiger): Dần
Mao (Rabbit): Mão
Chen (Dragon): Thìn
Si (Snake):Tỵ
Wu (Horse): Ngọ
Wei (Sheep): Mùi
Shen (Monkey): Thân
You (Rooster): Dậu
Shu (Dog): Tuất
Hai (Pig): Hợi

The Four Horses (Four Corners) (Shen, Si, Yin, Hai) : Tứ Sinh (Thân, Tỵ, Dần, Hợi)
The Four Directions (Zi, Mao, Wu, You) : Tứ Chính (Tí, Mão, Ngọ, Dậu)
The Four Earths (Chen, Chou, Shu, Wei) : Tứ Mộ (Thìn, Sửu, Tuất, Mùi)

Zi Wei Dou Shu: Tử Vi đẩu số
Yang: Dương
Yin: Âm
Stem: Can
Branch: Chi

Di: Địa
Kong: Không
Tian: Thiên
Wen: Văn
Hua: Hóa
Lu: Lộc
Guan: Quan
Long: Long
Po: Phá
Jun: Quân
Xiang: Tướng
Tai: Thái
Yang: Dương
Yin: Âm
Tian: Thiên
De: Đức
Sui: Tuế
Jie: Kiếp
Sha: Sát

Major Stars: chính tinh
Zi (Tzi) Wei: Tử Vi
Tian Ji: Thiên Cơ
Tai Yang: Thái Dương
Wu Qu: Vũ Khúc
Tian Tong: Thiên Đồng
Lian Zhen: Liêm Trinh
Tian Fu: Thiên Phủ
Tai Yin: Thái Âm
Tan Lang: Tham Lang
Ju Men: Cự Môn
Tian Xiang (Tian Shang): Thiên Tướng
Tian Liang: Thiên Lương
Qi Sha: Thất Sát
Po Jun: Phá Quân

Ming: Mệnh
Seng: Thân
Ming Gong: cung Mệnh
Seng Gong: cung Thân

Hua Lu: Hóa Lộc
Hua Quan: Hóa Quyền
Hua Ke: Hóa Khoa
Hua Ji: Hóa Kỵ
Lu Cun: Lộc Tồn

Tian Kong: Thiên Không
Tian Fu: Thiên Phúc
Tian Guan: Thiên Quan
Tian Xing: Thiên Hình
Tian Wu: Thiên Mã ?
Tian Ma: Thiên Mã
Tian Kui: Thiên Khôi
Tian Yue: Thiên Việt
Tian Shang: Thiên Thương
Tian Gui: Thiên Quí
Tian Shi: Thiên Sứ
Tian Kong: Thiên Không
Tian Ku: Thiên Khốc
Tian Xu: Thiên Hư
Tian Chu: Thiên Trù
Tian Do?: Thiên Thọ?
Tian Shou: Thiên Tài?
Tian Yao: Thiên Tài ?
Tian Cai?: Thiên Giải

Guan Fu: Quan Phủ
Guan Dai: Quan Đới
Long Chi: Long Trì
Long De: Long Đức
Qing Long: Thanh Long

Qing Yang: Kình Dương
Tuo Luo: Đà La
Ling: Linh
Ling Xing: Linh Tinh
Huo: Hỏa
Huo Xing: Hỏa Tinh
Di Kong: Địa Không
Di Jie: Địa Kiếp

Zuo Fu: Tả Phù
You Bi: Hữu Bật
Wen Chang : Văn Xương
Wen Qu: Văn Khúc

Yue De: Nguyệt Đức
Tian De: Thiên Đức

Hua Gai: Hoa Cái
En Guang: Ân Quang
Tai Fu: Thai Phụ
Feng Gao: Phong Cáo
Hong Luan: Hồng Loan
Tian Shi (Tian Xi): Thiên Hỉ
Xian Chi: Đào Hoa
Qing Long: Thanh Long
Da Hao: Đại Hao
Xiao Hao: Tiểu Hao
Long Chi: Long Trì
Feng Ge: Phượng Các
San Tai: Tam Thai
Ba Zuo: Bát Tọa
Po Sui: Phá Toái
Po Jun: Phá Quân
Dou: Đẩu
Dou Jun: Đẩu Quân

Tai Sui: Thái Tuế
Sang Men: Tang Môn
Guan Fu: Quan Phù
Sui Po: Tuế Phá
Bai Hu: Bạch Hổ
Diao Ke: Điếu Khách
Jie Sha: Kiếp Sát
Gu Chen (Gu Chan): Cô Thần
Gua Xiu (Gua Su): Quả Tú

Chang Sheng: Trường Sinh
Mu Yu: Mộc Dục
Guan Dai: Quan Đới
Lin Guan: Lâm Quan
Di Wang: Đế Vượng
Shuai: Suy
Bing: Bệnh
Si: Tử
Mu: Mộ
Jue: Tuyệt
Tai: Thai
Yang: Dưỡng

Bo Shi: Bác Sĩ
Li Shi: Lực Sĩ
Qing Long: Thanh Long
Xiao Hao: Tiểu Hao
Jiang Jun: Tướng Quân
Zou Shu: Tấu Thư
Fei Lian: Phi Liêm
Xi Shen: Hỉ Thần
Bing Fu: Bệnh Phù
Da Hao: Đại Hao
Fu Bing: Phục Binh
Guan Fu (Guan Fu^): Quan Phủ

Nhận định về sự khác biệt về cách an sao
Một số cách an sao khác biệt
Thiên Khôi và Thiên Việt
Một số người an tuổi Canh giống như tuổi Giáp Mậu nghĩa là an Khôi tại Sửu và Việt tại Mùi căn cứ vào câu Giáp Mậu Canh Ngưu (Sửu) Dương (Mùi)
Hoàng Qui Sơn thì sưu tập một cách an sao Khôi Việt như sau:
Giáp Khôi Sửu, Việt Mùi
Ất   Khôi Tí Việt Thân
Bính Khôi Hợi Việt Dậu
Ðinh Khôi Dậu Việt Hợi
Mậu, Canh Mùi Việt Sửu
Kỷ Khôi Thân Việt Tí
Tân Khôi Ngọ Việt Dần
Nhâm Khôi Tỵ Việt Mão
Quí Khôi Mão Việt Tỵ

Thiên Quan
Hoàng Qui Sơn đã an lại Thiên Quan căn cứ vào Thần Sát khởi lệ. Theo Thần Sát Sát Khởi Lệ thì tùy theo Can của Chính Quan Tinh gọi là Thiên Quan Quí Nhân (trong Tử Bình khi khắc ta được gọi là Quan, nếu rơi vào dương khắc âm hoặc âm khắc dương thì gọi là Chính Quan, nếu rơi vào âm khắc âm, dương khắc dương thì gọi là Thiên Quan hay Thất Sát). Thuật Tinh Mệnh lấy Can của năm gặp tháng, Can của ngày gặp giờ ngũ hành Chính Quan tương khắc là Quan Tinh. Thật ra, Cổ Nhân đă dùng cách khắc ta (gọi là Quan Lộc) để đặt Thiên Quan, nghĩa là tính Thiên Can của tháng Dần khởi đi đến tháng nào có Can tháng khắc Can năm thì đặt Thiên Quan ở đó, nên Thiên Quan phải an như sau:

Giáp: Thiên Quan ở Mùi vì Giáp khởi tháng Dần là Bính Dần, tháng hai là Đinh Mão,…, đến tháng Tân Mùi, Tân là Quan của Giáp (vì Tân Kim khắc Giáp Mộc) nên đặt Thiên Quan ở Mùi
Ất: Thiên Quan ở Thìn vì Ất khởi tháng Dần là Mậu Dần, đến tháng Canh Thìn, Canh là Quan Lộc của Ất (vì Canh Kim khắc Ât Mộc) nên đặt Thiên Quan ở Thìn
Bính: ở Tỵ vì khởi tháng Dần là Canh, … đến tháng Quí Tỵ, Quí là Quan Lộc của Đinh (vì Quí Thủy khắc Bính Hỏa), nên đặt Thiên Quan ở đó.
Đinh: ở Dần vì khởi tháng Dần là Nhâm, Nhâm là Quan Lộc của Đinh nên đặt Thiên Quan ở đó.
Mậu: ở Măo vì Mậu khởi tháng Dần là Giáp, tháng hai Ất Măo, Ất là Quan Lộc của Mậu nên đặt Thiên Quan ở đó.
Kỷ: ở Tuất vì Kỷ khởi tháng Dần là Bính, tháng Dậu là Quí, tháng Giáp Tuất, Giáp là Quan Lộc của Kỷ nên đặt Thiên Quan ở đó
Canh: ở Hợi vì Canh khởi tháng Dần là Mậu, tháng 2 là Kỷ Măo,… tháng Đinh Hợi, Đinh là Quan của Canh
Tân: ở Thân vì Tân khởi tháng Dần là Canh, tháng 2 là Tân, … tháng 7 Bính Thân, Bính là Quan của Tân nên đặt Thiên Quan ở đó
Nhâm: ở Dậu vì Nhâm khởi tháng Dần là Nhâm đến tháng Kỷ Dậu, Kỷ là Quan của Nhâm nên đặt Thiên Quan ở đó
Quí: ở Ngọ vì Quí khởi tháng Dần là Giáp đến tháng Mậu Ngọ, Mậu là Quan của Quí nên an Thiên Quan ở đó”
Như vậy theo cách an này thì có khác biệt là tuổi Kỷ an tại Tuất thay vì Dậu, Tân an tại Thân thay vì Dậu, Nhâm an tại Dậu thay vì Tuất
Chú ý với cách khắc như vậy thì khắc trên cơ sở trái ngược âm dương. Theo Hoàng Qui Sơn thì Thiên Phúc được an theo Can ở thế Âm Dương ḥa hợp như: Giáp lấy Tân ở Dậu làm Quan để được Phúc. Tại sao phải đặt ở Dậu mà không đặt ở Thân? Đó là vì Giáp là ta, Tân là chính Quan, còn Canh của Thân là Sát của Giáp. Chính Quan là làm quan chính đính ắt được phúc lộc, Sát ví như kẻ cướp ắt sinh họa Nên nhớ sao Phúc Tinh và Quí Tinh thuộc Thiên Can thường là do cái lí ḥa hợp Âm Dương mà dựng lên.
Ta có thể tóm tắt cách an Thiên Quan theo kiểu này như sau: kiếm Can (tháng) khắc với Can năm (khắc trên cơ sở trái ngược âm dương) rồi dùng nguyên tắc Ngũ Dần để tìm chi của tháng mang Can tháng đó để an Thiên Quan tại chi đó
Ví dụ năm Canh (+ Kim) bị (- Hỏa) khắc, Đinh là (- Hỏa), như vậy năm Canh thì theo Ngũ Dần, tháng giêng là Mậu Dần, tính đến tháng Đinh Hợi thì an Thiên Quan tại Hợi

Tứ Hóa (Lôc, Quyền, Khoa, Kỵ)
Tuổi Canh an theo Dương Vũ Đồng Âm (Việt Viêm Tử, Nguyễn Mạnh Long, Thiên Lương, Huyền Cơ, Đỗ Văn Lưu) nghĩa là thay đổi vị trí của Hóa Khoa và Hóa Kỵ cho nhau
Tuổi Tân an theo Cự Lương Khúc Xương (Thái Thứ Lang, Nguyễn Mạnh Long, Điện Tử) nghĩa là an Hóa Quyền theo cách khác
Tuổi Nhâm an theo Lương Vi Phủ (Thiên Phủ) Vũ (Việt Viêm Tử, Nguyễn Mạnh Long, Túy Lang, Huyền Cơ, Đắc Lộc) nghĩa là an Hóa Khoa một cách khác

Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung trung, đinh thị công khanh (20, 23, TTL)
Giải: Nhật Nguyệt Khoa Lộc tại Sửu thì vinh hiển, quyền cao chức trọng. Chú ý chỉ có tuổi Canh an theo Dương Vũ Âm Đồng thì mới có Khoa Lộc đủ cặp (và tuổi Nhâm có Tả Phù mới xảy ra trường hợp này). Chú ý rằng trong câu phú này không đề cập đến cung Mùi bởi vì trong trường hợp này đối với tuổi Canh thì Nhật Nguyệt đồng cung với cả Khoa Lộc Đà và bị Triệt án ngữ. Điều này cho thấy gặp Triệt thì dở hơn gặp Tuần

Nhật Nguyệt phản bối (Nguyệt tại Thìn có Nhật tại Tuất xung chiếu, hay Nhật tại Tuất có Nguyệt tại Thìn xung chiếu) hà vọng thanh quang (không có ánh sáng) tối hỉ ngoại triều Khôi Việt (3)
Giải: Nhật Nguyệt phản bối (Nguyệt tại Thìn có Nhật tại Tuất xung chiếu, hay Nhật tại Tuất có Nguyệt tại Thìn xung chiếu) được Khôi Việt hội họp thì rất tốt. Chú ý Nguyệt tại Thìn chỉ có tuổi Kỷ thì mới có Khôi Việt Thiên Trù Khoa tam họp chiếu trong đó Việt Thiên Trù Hóa Khoa đồng cung với Đồng Lương bị Triệt. Thái Dương tại Tuất chỉ có tuổi Canh với cách an Tứ Hóa tại Dương Vũ Âm Đồng thì Nhật đồng cung với Hóa Lộc có Việt Khôi tam hợp, Khoa Quốc Ấn Lưu Hà xung trong đó Cự Khôi Thiên Phúc bị Triệt, cà tuổi Tân thì có Kình đắc, Hóa Quyền đồng cung với Nhật và có Việt Khôi Hóa Lộc Thiên Trù Hao Đường Phù tam chiếu trong đó Thái Âm đắc Triệt và Cự tại Ngọ gặp Song Hao

Vũ Khúc Dần Thân nhi ngộ Lộc Quyền, phú gia Vương Khải (7, TTL)
Giải: Vũ Khúc tại Dần Thân gặp Lộc Quyền thì giàu có như Vương Khải ngày xưa. Chú ý chỉ có hai tuôi rơi vào trường hợp này. Tuổi Giáp tại cung Dần thì Vũ Tướng đồng cung với Khoa Lộc Tồn, Hóa Lộc Quốc Ấn Thiên Trù tam hợp và Quyền đồng cung với Phá Quân hãm gặp Triệt xung chiếu. Còn tại cung Thân thì Vũ Tướng đồng cung với Khoa gặp Triệt có Lộc Quyền Lộc Tồn chiếu. Tuổi Canh an Tứ Hóa theo Dương Vũ Âm Đồng thì tại Dần có Quyền Việt Thiên Trù, có Khôi Thiên Phúc đồng cung với Tử Vi gặp Triệt tam hợp, Lộc Tồn xung, tại cung Thân thì có Lộc Tồn Hóa Quyền đồng cung, Quốc Ấn Việt Thiên Trù Lưu Hà chiếu, nếu an Tứ Hóa theo Dương Vũ Đồng Âm thì tại cung Dần Thân có thêm tam hóa liên châu

Thiên Đồng Tuất cung Hóa Kỵ, Đinh nhân Mệnh ngộ phản vi giai (13, TTL)
Giải: TTL giải rằng Thiên Đồng Hóa Kỵ đồng cung tại Tuất thì rất xấu, nhưng tuổi Đinh thì lại rất tốt đẹp, giàu sang vinh hiển. Thực ra thì Hóa Kỵ đồng cung với Thiên Đồng chỉ có tuổi Canh an Tứ Hóa theo Dương Vũ Âm Đồng hoặc tuổi Kỷ có Văn Khúc đồng cung với Thiên Đồng và tuổi Tân có Văn Xương đồng cung với Thiên Đồng. Do đó cần xét lại câu phú này. Nên biết tuổi Ất, Đinh, Mậu, Canh đều bị Hóa Kỵ chiếu và tuổi Quí thì Hóa Kỵ nhị hợp, tuổi Kỷ và Tân thì còn tùy vào Khúc hay Xương

Hỏa Linh
Đắc Lộc thì cách an Hỏa Linh như trên nhưng chỉ khác là tuổi Tỵ Dậu Sửu thì cung khởi là Tuất Mão thay vì Mão Tuất
Việt Viêm Tử thì từ cung khởi, tính thuận theo giờ sinh, Nam khởi Hỏa trước, Nữ khởi Linh trước chứ không phân biệt Dương Nam Âm Nữ hoặc Âm Nam Dương Nữ để tính thuận hay nghịch theo giờ sinh
Nguyễn Mạnh Long thì an Hỏa Linh căn cứ vào năm sinh mà thôi: tuổi Thân Tí Thìn thì an Hỏa tại Dần, Linh tại Tuất, tuổi Dần Ngọ Tuất thì an Hỏa tại Sửu, Linh tại Mão, tuổi Tỵ Dậu Sửu thì an Hỏa tại Tuất, Linh tại Mão và tuổi Hợi Mão Mùi thì an Hỏa tại Dậu, Linh tại Tuất

Lưu Hà
Thiên Lương và Nguyễn Phát Lộc thì tuổi Canh an Lưu Hà tại Mão và Tân tại Thìn nghĩa là Lưu Hà luôn luôn an tại cung có âm dương trái ngược với âm dương của Can năm sinh
Việt Viêm Tử, Đắc Lộc an tuổi Canh Lưu Hà tại Thìn, Đinh tại Thân nghĩa là thay đổi vị trí Lưu Hà thay vì Canh an tại Thân, Đinh tại Thìn

Kình Đà
Chỉ có Thiên Lương và Việt Viêm Tử thì an Kình Dương luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ

Thiên Thương
Chỉ có Nguyễn Mạnh Bảo an Thiên Thương một cách khác như sau: từ cung Thìn gọi là tháng giêng, tính thuận đến tháng sinh an Thiên Thương

Cách an sao Tràng Sinh
Hầu hết các tác giả về Tử Vi đều khởi Trường Sinh tại Dần Thân Tỵ Hợi căn cứ theo Cục, Dương Nam Âm Nữ thì theo chiều thuận, Âm Nam Dương Nữ thì theo chiều nghịch. Chỉ có cụ Thiên Lương và Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử đối với trường hợp Âm Nam Dương Nữ thì khởi Tràng sinh tại Tí Ngọ Mão Dậu để cho sao Mộ cư tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi). Ðặc biệt cụ Thiên Lương còn khởi vòng Tràng sinh cho cục Thổ tại Dần và Ngọ.
Với cách an vòng Tràng Sinh như vậy thì Việt Viêm Tử đã vận dụng phong thủy vào Tử Vi (đã chứng minh trong Tử Vi Ảo Bí), còn cụ Thiên Lương thì căn cứ vào nghiệm lý.
Theo thiển ý, các môn bói toán khác thì an Trường Sinh căn cứ vào THIÊN CAN của năm, còn Tử Vi thì Trần Ðoàn an Trường Sinh theo Cục nên phải có sự khác biệt (ngũ hành của Cục là Ngũ hành Nạp Âm, còn Ngũ Hành của Thiên Can là ngũ hành chính), chúng ta không thể an Tràng Sinh theo kiểu các môn bói toán khác như Tứ Trụ được vì các môn nầy đã an Trường Sinh căn cứ vào Thiên Can. Tử Vi lấy năm sanh làm hành bản Mệnh, lấy hành của tháng cung Mệnh rơi vào làm hành của Cục. Ví dụ cung Mệnh rơi vào tháng 6, trên địa bàn là tháng Mùi (Ðịa Chi). Biết căn cứ năm sanh (Thiên Can) ta suy ra căn cứ tháng rất dễ dàng, từ đó biết được hành của tháng căn cứ vào bảng Lục Thập Hoa Giáp. Các phương pháp hiện hành (Ngũ Hổ độn) dùng để xác định ngũ hành của cục chẳng qua xuất phát từ nguyên tắc chính bên trên và tóm tắt lại để tính toán hành Cục cho nhanh. Trần Ðoàn đã lấy hành của tháng cung Mệnh rơi vào để tính cách an Tràng Sinh thì không thể tùy tiện mà áp dụng các phương pháp khác vào vì khi an theo Cục (xác định bởi cung an Mệnh) thì Trần Ðoàn đã gắn chặt Thiên Ðịa với vận mệnh của con người, chứ không phải chỉ có Thiên Can đơn thuần. Bởi vì hành cục là hành nạp âm của tháng cung mệnh rơi vào trong lá số nên sinh khắc giữa Mệnh và Cục rất quan trọng trong lá số tử vi, và cục đại diện cho môi trường là như vậy.
Có người còn cho rằng nếu lập luận rằng Mộ phải cư ở Tứ Mộ thì trong quy luật sinh vượng mộ tuyệt của ngũ hành, ví dụ như Nhâm Dương Thủy thì Tràng Sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn, nhưng Quí Âm Thủy thì đi nghịch, Tràng Sinh lại ở Mão, Vượng ở Hợi, Mộ ở Mùi (Mùi lại là mộ khố của Mộc, chứ không phải của Thủy, đâu có phải bắt buộc Mộ ở Thìn (Thìn là mộ khố của Thủy). Như vậy luận điểm Mộ phải cư tại Mộ địa không hợp lý
Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là vòng Tràng Sinh của Tử Vi được an một cách đặc biệt theo Dương Nam Âm Nữ hoặc Âm Nam Dương Nữ mà không có một cách an Trường Sinh của các khoa bói toán nào sử dụng cả

Cách an nguyệt hạn
Có bốn cách an nguyệt hạn:
Cách thứ nhất: từ cung tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính nghịch mỗi cung là một tháng đến tháng sinh rồi từ cung này gọi là giờ Tí tính thuận mỗi cung là một giờ đến giờ sinh, ngừng lại tại cung nào thì đó là hạn tháng giêng. Đây là cách an của Thái Thứ Lang, Việt Viêm Tử, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Phúc Ấm
Cách thứ hai: từ cung tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính thuận mỗi cung là một tháng đến tháng sinh rồi từ cung này gọi là giờ Tí tính nghịch mỗi cung là một giờ đến giờ sinh, ngừng lại tại cung nào thì đó là hạn tháng giêng.
Cách thứ ba: hạn tháng giêng tại cung tiểu hạn. Đây là cách an của Thái Thứ Lang
Cách thứ tư: lấy cung Dần là hạn tháng giêng (Thiên Lương, Huyền Cơ, Trần Đại Sĩ)
Sau khi tìm được hạn tháng giêng rồi thì theo chiều thuận mỗi cung là một tháng an hạn của các tháng kế tiếp như tháng hai, tháng ba…

Đại đa số mọi người sử dụng cách thứ nhất. Theo kinh nghiệm thì cách thứ nhất là chính xác nhất không thể nghi ngờ được vì trên thực tế khi dùng cách này để an nhật hạn thì mức độ kiểm nghiệm đúng đến thời hạn. Tại sao cách thứ nhất dẫn đến mức độ chính xác. Ta biết rằng Mệnh được an bằng cách từ cung Dần gọi là tháng giêng, tính thuận mỗi cung là một tháng đến tháng sinh rồi từ cung đó gọi là giờ Tí, tính nghịch mỗi cung là một giờ đến giờ sinh. Cách an nguyệt hạn theo cách thứ nhất đã làm ngược lại với cách an Mệnh, tức là ta đã xoay lá số cho cung Mệnh đến cung tiểu hạn, và tháng giêng của tiểu hạn sẽ đứng trước hay sau cung tiểu hạn một số cung, đúng như trong lá số tháng Dần (tháng giêng) đã đứng trước hay sau cung Mệnh một số cung. Thiết tưởng điều này là hợp lý nhất. Ta có thể an nguyệt hạn của tháng giêng theo cách thứ nhất bằng cách đếm thuận từ cung Dần đến cung Mệnh là bao nhiêu cung thì từ cung tiểu hạn ta đếm ngược bấy nhiêu cung, dừng lại cung nào thì là hạn tháng giêng.
Ví dụ Mệnh an tại Dậu cách cung Dần 8 cung thì nếu tiểu hạn tại cung Mùi thì ta đếm ngược tám cung được cung Tí thì cung Tí là cung hạn tháng giêng

Nhận định về tháng nhuận
Tháng nhuận là năm có hai tháng giống nhau, tháng đầu tiên gọi là tháng chính , tháng kế tiếp thì gọi là tháng nhuận
Quan điểm về cách lập lá số khi rơi vào tháng nhuận là một vấn đề tranh cãi trong tử vi. Dưới đây là các quan điểm được nêu ra:
Sinh tháng nhuận thì vẫn kể là sinh tháng đó, ví dụ sinh tháng 8 nhuận kể như sinh tháng 8
Sinh vào tháng nhuận thì kể là sinh tháng đó nhưng an sao tử vi khác nhau:
Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính để biết ngày an sao tử vi. Ví dụ sinh ngày 6 tháng 8 nhuận, tháng 8 chính có 30 ngày thì ngày an sao tử vi là 38 (= 30 + 8)
Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính rồi trừ đi 1 để biết ngày an sao tử vi. Ví dụ sinh ngày 6 tháng 8 nhuận, tháng 8 chính có 30 ngày thì ngày an sao tử vi là 37 (= 30 + 8 – 1 )
Sinh từ ngày mùng 1 đến 15 thì coi như sinh tháng đó, sinh từ 16 đến cuối tháng thì tính là sinh vào tháng kế tiếp, ví dụ sinh ngày 23 tháng 8 nhuận thì coi nhu sinh ngày 23 tháng 9
Sinh tháng nhuận thì coi như là sinh tháng sau, như khi an sao theo tháng (Tả, Hữu, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hình, Riêu, Y) thì lại căn cứ vào tháng chính

Phương pháp xét đoán tháng nhuận còn được sử dụng cho cách coi nguyệt hạn tại các năm có tháng nhuần
Theo kinh nghiệm thì sinh tháng nhuận vẫn coi là tháng chính. Độc giả thử sử dụng tất cả các cách trên cho nhiều lá số sẽ thấy được điều này


An Vòng Sao Tử Vi (cập nhật 17/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)