Vì sao lại có Đắc Hãm và Đắc hãm của Thế chính tinh

Tử vi cư Ngọ là trung thiên, vị trí giữa trời, nắm ngôi cao quý. cùng Liêm trinh hoả đắc khí Bính Hoả tàng trong Tuất sinh Âm Thổ cùng Thiên Phủ ở trung khí Tuất. Vũ Tướng cùng đến Cung Dần, Vũ khúc được Âm Thổ tử vi sinh trợ, Thiên Tướng được vũ khúc sinh, mà Thiên Tướng lại sinh Dần mộc, khí ngũ hành thông suốt mà cùng Đắc địa. cho nên Tử vi đắc địa ở Ngọ, Liêm Phủ ở Tuất và Vũ Tướng ở Dần đắc địa.

Tử vi cư Tý, Âm Thổ chẳng những không ngăn được Dương Thuỷ mà còn bị Dương Thuỷ làm cho tan ra, Liêm trinh cư Thìn, vốn Thìn là thấp Thổ làm tối Hoả mà chẳng sinh trợ Tử vi được, cho nên Tử vi hãm (nhàn cung) ở Tý mà Liêm trinh cũng hãm ở Thìn. khí Âm Thổ yếu khó sinh trợ Vũ khúc, nên Vũ Tướng cùng nhàn cung (mất lực 70%) ở Thân.

Tử vi cư Dần, Thân đồng cung cùng Thiên Phủ ở vị trí cung Cấn, và Khôn, Cấn là Dương Thổ, Khôn là Âm thổ vậy, khí Thổ của Tử vi được trợ giúp, mà Tử vi cùng Thiên Phủ là một cặp Âm Dương. Đạo Dịch nói “nhất Âm, nhất Dương tương hợp là Thần”, cho nên Tử Phủ cùng đắc địa ở Dần Thân. Tử vi cung Dần thì Liêm trinh đóng cung Ly hoả là vị trí đắc địa của Liêm trinh, Vũ khúc cư Tuất còn dư khí Kim của phương Tây lại đóng ở Càn cung. cho nên Liêm trinh ở Ngọ và Vũ khúc ở Tuất đắc địa. Thiên tướng được Vũ khúc sinh trợ, đến cung Hoả gặp Liêm trinh là Thuỷ hoả ký tế nên Thiên tướng cùng Liêm trinh đắc địa. Liêm Tướng cư Tý, tuy Tý thuỷ chế khí Hoả, nhưng Tử vi cùng Thiên phủ đắc ở Thân thì Liêm trinh theo Tử vi mà đắc địa, Thiên tướng Dương Thuỷ đến Tý là nơi Đế Vượng cũng đắc địa. Vũ khúc cư Thìn, Thìn là Thấp Thổ mà Thấp Thổ sinh Kim nên Vũ khúc đắc địa ở Thìn.

Tử vi cư Mão Dậu cùng Tham lang đồng cung, mà Tử liêm Vũ vốn ổn định, khi cùng đồng độ cùng Sát phá tham vốn mang tính động thiếu ổn định. thì lúc này 2 tam hợp Tử Liêm Vũ cùng Sát Phá Tham chẳng khoan nhượng dẫn đến con người thiếu ổn định, bất nhất, khó tiến thoái. mà Tham lang vốn Dương Mộc khắc, mà Dương Mộc làm cho Âm Thổ sạt lở, làm cho khí Thổ không bền, sạt lở ra nên Tử Tham cùng hãm ở Mão Dậu. theo đó Liêm Sát cư Sửu Mùi cùng Vũ Phá ở Tỵ Hợi rơi vào hãm địa.

Tử vi cư Thìn Tuất cùng Thiên Tướng, Tử vi khí Âm Thổ, đến cung Thìn thấp Thổ là hợp, hơn nữa Thìn là nơi Địa Môn, nơi mặt trời mọc vào Đông chí, cho nên có cát khí, Tử vi đến Thìn là đắc địa vậy. Thiên Tướng Dương Thuỷ đến Thìn nhập Mộ mà dưỡng Âm Thổ, nên Tử Tướng cùng đắc địa ở Thìn, theo đó mà Vũ Phủ ở Tý cùng Liêm trinh ở Thân đắc địa. Tử vi đến Tuất là Thiên môn, là nơi mặt trời lặn vào hạ chí, tuy ở nơi Thổ nhưng thất vị, nơi hoàng hôn buông xuống, Thiên Tướng đến Tuất là táo Thổ khắc chế Thuỷ, cho nên Tử Tướng ở Thìn cũng đắc địa nhưng khí thế chẳng được như Tử Tướng ở Thìn. Vũ Phủ đến Ngọ, Thiên Phủ Dương Thổ đến Ngọ là nơi Đế Vượng, khí Thổ quá táo mà thành không tốt, Vũ khúc Kim bị Thổ táo làm giòn, cho nên Vũ Phủ ở Ngọ cũng đắc địa mà không bằng ở Tý. Liêm trinh ở Dần đắc địa.

Tử vi cư Tỵ Hợi đồng cung cùng Thất sát, ở đây Tử Liêm Vũ cùng Sát Phá Tham đồng hành, cũng như Tử vi Mão Dậu vậy. Tử liêm Vũ vốn ổn định, khi cùng đồng độ cùng Sát phá tham vốn mang tính động thiếu ổn định. thì lúc này 2 tam hợp Tử Liêm Vũ cùng Sát Phá Tham chẳng khoan nhượng dẫn đến con người thiếu ổn định, bất nhất, khó tiến thoái. chỉ khác ở chổ Thất sát Dương kim, Tham lang Dương Mộc, tuy Thất sát có cướp đi khí Âm Thổ, nhưng Sát vốn Dương Kim, mà Dương kim là binh khí, công cụ kim loại, gặp Âm Thổ dễ làm Kim han rỉ, hao mòn. cho nên Sát đồng cung cùng Tử vi thì cái tính sát của nó bị Tử vi chế đi một phần, Tử vi Âm Thổ vốn bị Thất sát cướp khí Thổ nhưng vẫn tốt hơn so với việc bị Tham lang Dương Mộc chế ngự. cho nên Tử Sát ở Tỵ Hợi vốn chỉ bình hoà, chỉ duy cùng Thiên Phủ đối xung mà được thêm hợp thành đắc địa. Tử Sát ở Tỵ, Tỵ là Âm hoả sinh Âm Thổ Tử vi, Thất sát Dương kim trường sinh ở Tỵ còn Tử Sát ở Hợi thì Kim Thổ chẳng được sinh trợ còn mất khí nên thế Tử Sát ở Tỵ tốt hơn ở Hợi hẳn, Tử Sát cần nhất Tử vi hoá quyền Can Nhâm. Tử vi hoá quyền thì lực mạnh, giống như ông vua lấy lại quyền hành, dùng Thất Sát làm Võ tướng mà uy quyền xuất chúng. nên cổ nhân phê “Tử vi nam Hợi, Nữ Dần Cung, Nhâm Giáp sinh nhân phú quý đồng”.

Tử Sát Tỵ Hợi thì Vũ Tham ở Sửu Mùi cùng Liêm Phá ở Mão Dậu, Liêm trinh có tính phóng đãng, cùng Phá Quân lông bông, thiếu chắc chắn, ngông cuồng, tự đại nên Liêm Phá Mão Dậu ham chơi, phóng đãng, ham cờ bạc, sư ngông cuồng càng nổi trội. khi Liêm trinh cùng Phá quân đồng cung với tính chất như thế cùng Tử Sát thì Liêm Phá sẽ rơi vào hãm địa ở Mão Dậu. Vũ Tham theo Tử Sát cùng Liêm Phá mà cũng chẳng thấy làm tốt, theo đó cổ nhân phê “Tham Vũ phát muộn sau 30t”.

Nhóm Tử Phủ Vũ Tướng và Sát phá Tham ở cung Dương thì tách nhau ra, ở 6 cung Âm thì 2 nhóm này lẫn lộn vào nhau. khi ở 6 cung Dương thì bộ Tử Phủ Vũ Tướng mạnh mẽ hơn. Sát Phá Tham tốt xấu thế nào phụ thuộc nhiều vào việc Tử Phủ Vũ Tướng tốt hay xấu, đây là lý thuyết cơ bản. bởi Tử phủ vốn là chủ tinh, còn Sát phá tham chỉ là tướng tinh, chủ cường thì tướng mới mạnh được. đó là lý do để thấy là Sát Phá Tham tốt xấu phụ thuộc quan trọng vào Tử phủ. mà Tử phủ ở Dần Thân thì đắc địa. Ngoài ra phá quân thủy đến cung Hỏa là Thủy Hỏa ký tế, Âm Dương hòa hợp, Phá quân Âm thủy và Ngọ là Dương hỏa mà không phải là xung khắc. 

Như mọi người đã biết sau khi tôi trình bày về đắc hãm của Tử phủ vũ tướng và Sát phá tham thì mọi người thấy rằng Hãm Địa thực chất là do Âm Dương Ngũ hành không đầy đủ dẫn đến Chính tinh “yếu”. ngược lại Đắc Địa thì vị trí tốt là nơi vượng khí của Âm Dương ngũ hành chính tinh. cho nên Đắc địa thì khí Âm Dương ngũ hành “mạnh”. vì vậy ta xét Đắc Hãm chỉ là yếu tố tiên thiên khi phân bố trên 12 cung. còn yếu tố hậu thiên nữa, đó là Tuần Triệt, phụ tinh, tứ hóa.

Ta hình dung như Tử vi tại Tý là hãm địa, nhưng lại có Lộc tồn đến cung Tý, thì sao Tử vi Thổ được Lộc tồn trợ lực Thổ nên Thổ sẽ vượng hơn, do đó Tử vi lúc này vượng khí Thổ tốt hơn mà số sẽ tốt, con người sẽ trở nên quyết đoán, giữ chữ tín và quan trọng là có ý chí cao. ngược lại Tử vi cư Ngọ vốn Thổ rất vượng rồi, lại hội thêm nhiều sao Thổ thì dẫn đến Thổ quá vượng, con người trở nên kiêu ngạo, bảo thủ, khó thay đổi, độc đoán…dẫn đến sự nghiệp khó bền vững…đó là những yếu tố căn bản cho thấy Đắc Hãm không nói lên sự tốt xấu, mà chỉ là tính lý của Chính Tinh là “yếu” hay “mạnh” mà thôi, tốt xấu chỉ đúng khi chúng liên kết với Phụ tinh thành CÁCH CỤC.

Về Tuần Triệt tác dụng lên chính tinh đó là phần hậu thiên tương tự như Phụ tinh, tuần Triệt ngăn cản hung tinh làm điều ác, và ngăn cản cát tinh làm điều tốt. Tuần Triệt có tốt có xấu, nên phân biệt khi nào thì tốt khi nào thì xấu.

vi sao lai co dac ham va dac ham cua the chinh tinh 5ec2cd3335daa

(Dẫn theo trang kimca.net)


Vì sao lại có Đắc Hãm và Đắc hãm của Thế chính tinh (cập nhật 14/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)