Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ.
(Sao vào miếu vượng, xem thêm nguyên lý sinh khắc)
Câu phủ này Toàn Tập và Toàn Thư đều có một đoạn chú giải:
“Giả sử như người sinh hành Thủy, Thổ, Mộ Khố tại Thìn, nếu cung tài bạch đóng ở Thìn thì là Tài Khổ (kho tiền), cung quan lộc đóng ở Thìn, thì là Quan Khố (kho quan), Lộc Tồn đóng ở Thìn là Thiên Khố (kho trời), Sát đóng ở Thìn là Không Khố (kho bị thủng). Thìn Tuất, Sửu, Mùi là tứ Mộ Khố, điều này cũng dựa trên nạp âm mà có”.
(Đoạn này dẫn theo Toàn Tập, còn Toàn Thư chỉ hơi khác một ít)
Đoạn chú giải này có thể nói là quá sai, hầu như do sao đi sao lại mà sai sót. Vì điều mà đoạn chú văn trên bàn tới là tính chất của một cung nào đó rơi vào Mộ Khố, hoàn toàn không liên quan đến câu phú nêu ra ở đây. Bản thân đoạn chú văn này sai ở chỗ không thể chỉ căn cứ vào cung tài bạch ở Mộ mà nói rằng đây là Tài Khổ; cung thiên di ở Mộ mà nói rằng đây là Phá Khố (Toàn Thư gọi là Kiếp Khố, tức là kho bị cướp). Luận đoán như thế là dễ dãi quá đáng, có là là do sau khi Đẩu Số lưu truyền vào giang hồ, thì được các thuật sĩ giang hồ thêm vào như thế.
Theo Trung Châu học phái truyền lại thì ý nghĩa câu phú này chỉ cần đưa một ví dụ là có thê hiểu ngay.
Chẳng hạn như “Hỏa Tham cách” gặp Vũ Khúc là rất tốt, càng tốt hơn nữa là gặp Vũ Khúc Hóa Lộc. Tại sao thế? Ấy là vì Hỏa Tinh thuộc Hỏa; Tham Lang, Hóa Lộc thuộc Thổ; Vũ Khúc thuộc Kim. Nhóm sao này tụ hội, tức là có tính chất tương sinh do Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim (xem từ hình 18 đến hình 21).
Khi nhìn thấy sao nhập miếu vượng, phải nên căn cứ vào sự sinh khắc của các sao đồng cung hoặc tương bội, để xác định tác dụng làm mạnh thêm hay làm yếu đi của nhóm sao ấy.
Ngược lại, khi nhìn thấy sao rơi vào hãm địa, cũng phải quan sát như thế, chỉ có điều câu phú bị hạn chế bởi hình thức, nên chỉ có thể nói được một bên (bên miếu vượng) mà thôi, mong các bạn đọc hiểu được chỗ này. Nói tóm lại là không thể chỉ xem các sao tụ hội thành nhóm mà thôi.
Hình 18: Ví dụ 1 về Hỏa Tham cách
Hình 19: ví dụ 1 về Hỏa Tham Cách (đày đủ)
Hình 20: Ví dụ 2 về Hỏa Tham Cách
Hình 21: Ví dụ 2 về Hỏa Tham cách (đầy đủ)
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)
Chủ đề: TINH DIỆU TỔ HỢP LUẬN SINH KHẮC
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn