Thuật quái ảnh quỹ cách

Phí Hiếu Tiên quái ảnh

Theo sách “Đông Pha chí lâm ” quyển 3 của Tô Thức điều “Phí Hiếu Tiên quái ảnh” có ghi chép : Quỹ Cách quái ảnh truyền từ một cụ già ở trong núi Thanh Thành, Tứ Xuyên vào những năm Nhân tống thời Bắc Tống. Năm Tống Nhân Tông Chí Hòa thứ hai (tức năm 1055), Phí Hiếu Tiên người Thành Đô đến My Sơn, quê hương của Tô Thức nói gần đây khi ông đi chơi ở núi Thanh Thành gặp được một cụ già, không cẩn thận làm hỏng một chiếc giường của cụ già, rất là xấu hổ, tỏ ra muốn hồi thường tổn thất đó. Nhưng cụ già cười và nói :”Ông hãy nhìn ở dưới giường, có một hàng chữ ghi là “Chế tạo ngày tháng năm nào, đến ngày tháng năm nào bị Phí Hiếu Tiên làm hỏng, tốt xấu đều có định số, ông hà tất phải bồi thường nữa ? ” Vì vậy Phí Hiếu Tiên biết cụ già này không phải là người bình thường, và đã ở lại theo cụ học nghề. Cụ già này đã dạy ông thuật “Dịch” và thuật Quái ảnh Quỹ Cách. Trước lúc này, ai cũng không biết trên thế gian này lại có phương thuật Quái ảnh Quỹ Cách này. Qua 5, 6 năm Phí Hiếu Tiên đã nổi tiếng khắp thiên hạ với thuật Quái ảnh Quỹ Cách, các vương công quý tộc đều không quản xa xôi ngàn dặm đến, dùng tiền vàng hậu hĩnh để thỉnh cầu Phí Hiếu Tiên quái ảnh, vì vậy nhà Phí Hiếu Tiên đã phát giàu lên.

Núi Thanh Thành mà Tô Thức nhắc đến là tên núi của Đạo giáo, Quỹ Cách quái ảnh lại đưa ra từ một cụ già trong núi Thanh Thành, xem ra rất có nguồn gốc với Đạo giáo. Đạo giáo là một tôn giáo rất có ảnh hưởng Thời cổ đại Trung Quốc, nguời sáng lập của nó là Trương Đạo Lăng Thời Đông Hán, tôn thờ Nguyên Thủy Thiên tôn vá Thái Thượng Lão quân. Vì trong tên Trương Đạo Lăng, người sáng lập có chữ ”Đạo”, từ Thời Ngụy Tấn về sau, người ta liền gọi giáo phái này là Đạo giáo, Trương Đạo Lăng được các giáo đồ gọi là Thiên sư. Tương truyền Trương Đạo Lăng đã từng đến núi Thanh Thành lập đàn công bố Đạo. Đến nay, dưới đỉnh Hổn Nguyên sườn núi Thanh Thành còn có một     động Thiên sư,    theo truyền lại là nơi Trương Đạo Lăng công bố đạo. Núi Thanh Thành thì được Đạo giáo gọi là “Đệ Ngũ Động Thiên”. Núi Thanh Thành vừa là núi nổi tiếng Đạo     giáo, quai ảnh Quỹ Cách là bắt nguồn từ một cụ già ở ẩn ở núi này,    thì quan hệ của nó với Đạo giáo cũng sẽ dễ dàng suy ra.

Thuật quái ảnh Quỹ Cách là gì ? Sách “Phủ Chưởng lục” của Hác Cư Thực Thời Tống ghi như sau : Quỹ Cách giả dĩ đan thanh ngụ cát hung. Hoạ nhân vật bất thường, điểu hoặc tứ túc, thú hoặc lưỡng dực, nhân hoặc nho quan nhi tăng y, cố vi quái dĩ kiến tượng. Thiết vị quái ảnh giả, hoặc như kim chì bà quy toán mệnh, tước nhi toán mệnh chi loại. Chí Quỹ Cách tắc thủ kì nghĩa, bắt khả giải hĩ” (trích dẫn từ sách “Tống nhân tiểu thuyết loại biến” của Dư Tẩu đời nhà Thanh).

“Dĩ đan thanh ngụ cát hung” chính là thông qua tranh vẽ ám chỉ hoặc thuyết minh điều lành dữ, vui buồn của người và việc. Những tranh vẽ này đều không theo lẽ thông thường mà vô cùng cổ quái, như chim có bốn chân, thú có hai cánh, người thì đội mũ nhà Nho, nhưng lại mặc áo nhà sư. Đây là ảnh của quẻ. Còn Quỹ Cách là gì ? Hác Cư Thực cho rằng “không thể giải được”. Tô Thức ghi chép “Phí Hiếu Tiên quái ảnh” nói là cụ già ở núi Thanh Thành dạy Phí Hiếu Tiên “thuật Dịch và Quỹ Cách quái ảnh”. Hác Cư Thực thì nói : “Thục trung nhật giả Phí Hiếu Tiên, phệ “Dịch”, dĩ đan thanh ngụ cát hung, vị chi quái ảnh”, (ở trong đất Thục có Phí Hiếu Tiên là người biết bói “Dịch”, dùng màu thuốc son và xanh để vẽ, gửi gắm biểu thị điềm lành dữ, gọi là ảnh quẻ). Tham khảo và đối chiếu ghi chép của hai người có thể biết Quỹ Cách quái ảnh thực chất là một phương thuật. Gọi là Quỹ Cách chính là dùng “bát tự” lúc sinh của người để suy đoán thành quẻ, tức là theo dân gian nói “Suy bát tự”, nhưng nó không phải là suy đoán cát hung phúc họa trực tiếp từ trong “bát tự” lúc sinh, mà là dựa vào “bát tự” lúc sinh để suy diễn thành quẻ để làm việc chuẩn bị cho việc “dùng màu son và màu xanh để gửi gắm ngụ ý cát hung”, sau đó dùng tranh vẻ để biểu hiện tượng quẻ ra, việc luận đoán của các thuật sĩ sẽ gửi gắm ngụ ỷ ở trong tranh vẽ. Quỹ Cách quái ảnh bao gồm hai bước : suy “bát tự” thành quẻ và đem tượng quẻ dùng tranh vẽ đế biểu hiện ra, sau hai bước này hoàn thành mới là suy đoán của thuật sĩ. Từ đó ta thấy Quỹ Cách quái ảnh vừa không giống với “suy đoán bát tự”, cũng không giống với quẻ “Dịch”, mà là một loại phương thuật bao gồm đoán bát tự, thuật “Dịch” và tranh sấm hợp lại thành một dạng. Các thuật số cổ đại Trung Quốc như bốc phệ, thuật “Dịch”, tướng thuật, thuật ngũ hành, chiết tự, phần nhiều đều là nói thẳng vào điều cát hung của người và việc, còn Quỹ Cách quái ảnh lại là dùng tranh vẽ hoặc lời thiền để ẩn ngụ ý cát hung phúc họa, người cầu xin muốn biết rõ tường tận nó, thường thường phải tốn một chút tâm tư mới hiểu được “thiên cơ” của nó. Những sách cổ có liên quan với thuật này, chỉ có trong sách “Tống sử. Nghệ văn chí” có ghi chép một số như: “Quỹ Cách truyền đạo lục”, “Quỹ Cách chỉ mê chiếu đảm quyết”, “Quỹ Cách bí bảo”.

Việc lưu hành Quỹ Cách quái ảnh đã sản sinh ảnh hưởng nhất định đối với “dân phong thế tục” đời Tống, trong quá trình truyền bá và lưu hành của Quỹ Cách quái ảnh, Phí Hiếu Tiên đã có tác dụng quan trọng. Trước tiên là thuật Quỷ Cách quái ảnh đã giành được tín nhiệm của nhiều người, “các vương công và nhân vật lớn đều không ngại ngàn dặm xa xôi đã dùng tiền của cầu xin quái ảnh của họ” chính là một chứng minh. Thứ hai là do ảnh hưởng của ông ta không ít người đã học tập thuật Quỹ Cách quái ảnh, đã đẩy mạnh việc truyền bá thuật Quỹ Cách quái ảnh. Theo truyền thuyết một nhà buôn lớn nổi tiếng họ Vương đến Thành đô để buôn bán, hâm mộ tên tuổi của Phí Hiếu Tiên đã đến để xin xem quẻ, Phí Hiếu Tiên đã tặng ông ta mấy câu kệ : “Bảo dừng không dừng, bảo tắm gội không tắm gội, một cốii thóc giã được ba đấu gạo. Gặp sáng suốt thì sống, gặp tối tăm thì chết”. Đồng thời khuyên đi khuyên lại phải nhớ thật kĩ. Người họ Vương tuy không giải được ý, nhưng vẫn tuân theo lời dặn không quên. Trên đường về gặp mưa lớn cùng với nhiều người trú chân trong một gian nhà đổ nát, bỗng nhiên nghĩ đến câu dặn đi dặn lại của Phí Hiếu Tiên “bảo dừng không dừng”, trong lòng liền sinh ra hoài nghi, tự mình lẩm bẩm nói : “Bảo dừng không dừng, có phải chính là nói sự việc hôm nay chăng ? “Thế là xông vào mưa để đi, mọi người đều thấy kì lạ. Vừa đi ra khỏi không xa thì gian nhà bị đổ, một nhà đầy người đều bị đè chết, chỉ có một mình ông Vương là may mắn thoát nạn. Ông Vương đi buôn bán ở ngoài, vợ ông ở nhà tư thông với người hàng xóm, và chuẩn bị đợt ngày ông Vương trở về thì đến đêm sẽ giết ông Vương để chung sống suốt đời với nhau. Ông Vương vừa về thì người vợ bèn hẹn với người hàng xóm nói : “Người hôm nay gội đầu là chồng của tôi”. Ý nói là để người hàng xóm đêm nay khi mưu sát thì nhận đúng người vừa mới gội đầu là ông Vương. Hôm đó khi ăn cơm tối, người vợ bảo ông Vương gội đầu và thay khăn và lược. Ông Vương liền nghĩ đến lời “bảo gội không gội” nên cố giữ không gội đầu. Người vợ giận dữ lên đến mỗi đầu óc mê muội, rôi tự mình đi gội đầu. Đến đêm, tên hàng xóm đến giết ông Vương kết quả đã giết chết tên gian phụ. Sau khi ông Vương tĩnh lại, phát hiện người vợ đã bị giết bèn kinh hoàng hô hoán, xung quanh hàng xóm, mọi người đều không biết lí do của nó liền bắt ông Vương giải đến quan phủ. Quan phủ cho là do Vương giết, đã tra khảo rất nghiêm. Vương không thể tự bào chữa được bị kết thành tội, sẽ đem đi chém. Vương đã khóc lóc và nói : “Tôi chết thì cũng thôi, nhưng quái ảnh của Phí Hiếu Tiên tiếng tăm lừng lẫy mà trái lại cũng hỏng bét hết”. Hai bên tả hữu liền đem những lời nói này tố đến Quận phủ, quận Phủ lệnh hoãn hành hình, triệu về để hỏi, Vương liền đem những lời của Phí Hiếu Tiên đều nói hết. Quận phủ hỏi : “Người hàng xóm của anh là ai ?” Vương đáp là Khang Thất. Quận phủ mới vở lẽ “một cối thóc giã được ba đấu gạo” tức là Khang Thất, liền nói với Vương : “Giết vợ anh nhất định là Khang Thất”. Liền ra lệnh cho người bắt Khang Thất để tra hỏi và quy án, chân tướng của sự việc đã rõ ràng. Khang Thất giết người phải đền mạng, còn Vương thì vô tội và được thả ứng với lời “gặp sáng suốt thì sống”. Câu chuyện này thấy đăng tải trong sách “Liễu hoa châu nhân lục” của Cao Văn Hổ đời Tống. Nhưng tính tiểu thuyết rất mạnh của nó lại gây sự chú ý của người đời Thanh, sách “Uyên giám loại hàm” của Trương Anh biên soạn và “Tống nhân tiểu thuyết loại biên” của Dư Tẩu đều thu thập câu chuyện này. Trong câu chuyện này, Phí Hiếu Tiên tặng mấy câu vừa giống như lời sấm, lại vừa giống như lời kệ của đạo Phật, ông dùng phương pháp diễn đạt kiểu đố chữ, đem những việc cát hung trong cuộc hành trình của Vương để dặn dò, người nói thì rõ ràng, người nghe thì mơ màng. May mà Vương không phải là một người mơ hồ, khi gặp sự việc liền nhận ngay ra hàm ý lời dặn dò của Phí Hiếu Tiên, lần lượt lần này đến lần khác đã may mắn thoát nạn. Câu chuyện này thuộc ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết, mức độ tin cậy của nó phần lớn có thể nghi hoặc, song nó lại nói lên một sự thật nhu sau : Thuật Quỹ Cách quái ảnh lưu truyền là nhờ thế lực của Phí Hiếu Tiên, còn Phí Hiếu Tiên được thuật Quỹ Cách quái ảnh mà nổi danh trong nước.

“Dương Trừu Mã” quái ảnh

Người Thục tương đối nổi tiếng với thuật Quỹ Cách quái ảnh. Dương Vọng Tài, người Giang Nguyên châu Thục, tự là Hi Lã, thời thơ ấu khác người, sau khi lớn lên nổi tiếng trong quê hương với thuật số, người Thục gọi ông là “Dương Trừu Mã”.

Ở phía trước nhà của Dương Trừu Mã có một cây to, một hôm, ông viết chữ lên mảnh giấy dán lên cửa khuyên răn người , qua đường “Ngày mai vào lúc giữa giờ Ngọ và giờ Mùi, người qua đường không được đi qua chỗ này, nếu đi qua sẽ gặp tai họa”. Mọi người đều bảo nhau đừng đi qua. Ngày hôm sau lúc giữa giờ Ngọ và giờ Mùi, cây to tự đổ xuống chắn hết cả giữa đường phố, nhưng nhà cửa hai bên phố đều không hề hư hỏng.

Dương Trừu Mã thích tạo ra những trò ác, có người tố cáo ông có thuật yêu mê hoặc mọi người, theo pháp luật phải khép vào tội chết, thế là bắt Dương Trừu Mã tống vào ngục giam. Cai ngục rất sợ phép thuật của Dương Trừu Mã, không dám thi hành hình phạt, nhưng lại sợ ông ta trốn đi mất, mình chịu không nổi tội. Dương Trừu Mã biết ý bèn nói với cai ngục : “Không việc gì phải sợ tôi, tôi còn có thể mắc lại tội, mệnh số đã định tôi vui vẻ chịu hình phạt. Mấy ngày trước tôi đã làm hai việc phạm luật pháp, lẽ ra phải chịu tội. Qua đi hai lần nạn ách này, tôi mới có thể tu thành chính đạo”. Tư lí Dương Thầm đêm thẩm tra lại án này, Dương Trừu Mã nói : “Hiền thúc có thư đến phải không ? Thực tế đáng tiếc”, Thầm không thèm để ý, không ngờ vừa bước ra khỏi cửa liền có người nhà đến báo tin ông chú mất. Qua mấy ngày Dương Trừu Mã lại nói với Dương Thẩm : “Sang năm nhà chú cò việc vui, bốn người có tên là Vọng và chú”. Năm thứ hai bốn người anh em của Dương Thầm là Tòng Vọng, Dân Vọng, Tùng Vọng và Thái Vọng dự thi đều trúng tuyển. Dương Thầm có một cô con gái, tuổi khoảng 15, 16 tuổi bỗng nhiên bị bệnh, tìm thuốc chữa trị đều vô hiệu. Dương Trừu Mã thư phù chữa cho nó, đột nhiên khỏi bệnh. Những năm cuối đời Dương Trừu Mã đến cư trú ở Thành Đô, người gõ cửa để xin hỏi đông như chợ. Nhưng có người hỏi về mệnh thì buột miệng trả lời ngay hoặc làm các bài phú, làm thơ, trường ca tùy ý viết nên. Gặp khi có thi cử thì trước tiên làm một bài thơ biểu thị tên người, nhưng lời lẽ không rõ ràng, không thể đoán được. Đến khi yết bảng, thì tên họ của người thủ khoa tất nhiên sẽ quanh co xem ở trong thơ. Có khi đem toàn bộ tên họ trong bảng dự cáo trước đều viết ra và phong kín lại, tên người phần nhiều đều thiếu thiên bàng (tức thiếu một phần chữ Hán về một phía nào đó), không thành toàn chủ, đợi sau khi yết bảng mới biểu thị người, tất cả những người trúng tuyển tên theo thứ tự trước sau không có ai là không hợp.

Sách “Di kiên chí” của Hồng Mại quyển Nhâm, điều “Dương Trừu Mã quái ảnh” khi nói đến thuật Quỹ Cách quái ảnh của Dương Trừu Mã đã viết như sau : “Dương Trừu Mã quái tượng nói về sinh tử cát hung của người, sang hèn được xác định thường thường như thần”.

Theo truyền thuyết Phí Hiếu Tiên đã từng viết sách “Phân định thư” thuật lại thuật Quỹ Cách quái ảnh, con cháu Đại tướng Địch Thanh nhà Tống được sách này, rất giỏi thuật Quỷ Cách quái ảnh, đã từng chiêm bốc ở đô thị.

Thuật Quỹ Cách quái ảnh bắt nguồn từ những năm Thời Bắc Tống Nhân tống Chí Hòa, thịnh hành rất nhanh chóng. Cho nên ở Bắc Tống, thuật này được giữ với hình thức sơ khai nhất của nó, tức là Thuật sĩ trước tiên phải căn cứ vào năm tháng ngày giờ sinh của người đến xin xem để suy đoán, sau đó vẽ tranh biểu thị điềm báo và phối hợp thơ để thuyết minh, tranh họa và thơ phối hợp làm ra, người bình thường đều hoàn toàn khó hiểu, phần nhiều là sau sự việc đã qua mới hiểu ra ứng nghiệm của nó. Nhưng đến thời Nam Tống, thuật Quỹ Cách quái ảnh đã biến dạng đi, Dương Trừu Mã quái ảnh dẫn ra ở trên đã gần với Tả đạo Vu thuật, cho nên đương thời đã có người tố cáo Dương Trừu Mã dùng “Tả đạo mê hoặc nhiều nguờì”, Dương Trừu Mã vì vậy bị khiển trách. Ngoài ra có một số thuật sĩ giở trò thuật Quỹ Cách quái ảnh, tuy có khác với Dương Trừu Mã, nhưng so với thuật Quỹ Cách quái ảnh của Phí Hiếu Tiên thời Bắc Tống truyền lại lại đi quá xa, khâu quan trọng là vẽ tranh đế biểu thị điềm báo đều đã bỏ, cái giữ lại phần lớn đều chỉ có thơ mà thôi, lời thơ hơi tương tự với thơ sấm.

(Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, biên soạn bởi Bạch Huyết)


Thuật quái ảnh quỹ cách (cập nhật 18/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)