Thiên lương là sao sang quý, Hóa Khoa khá hợp với khí chất của nó. Vì vậy có thể làm mạnh thêm khí chất hành động một mình, tuyệt đối không bị cuốn theo dòng nước.
Thiên Lương hóa Khoa còn làm tăng thêm trí tuệ, khiến khả năng lãnh ngộ có thể được tăng lên, do đó cũng làm tăng năng lực quan sát, nên cũng có lợi về thi cử, nhất là phạm vi thi cử chuyên nghiệp.
Sau khi Thiên Lương hóa Khoa, lại có nguy cơ tự sùng bái cá nhân mình, vì vậy chẳng thể mang lại lợi ích một cách thực tế, hoặc chỉ thu được lợi ích một cách có giới hạn.
Thiên Lương vốn có bản chất “tiêu tai giải nạn”, sau khi Hóa Khoa, bản chất này càng rõ nét, có thể chuyển nguy thành an khiến cho vấn đề được giải quyết tận gốc, từ đó quét sạch những phiền phức kéo dài lâu ngày. Ví dụ người hay bị đau dạ dày, vì bị xuất huyết nên được điều trị triệt để, nhờ vậy không bị đau dây dưa nữa.
Lúc Thiên Lương “tiêu tai giải nạn”, thường thường khó tránh phải dùng biện pháp mạnh, khiến cho người ta cảm thấy đau khổ. Nhưng sau khí Hóa Khoa, biện pháp sẽ ôn hòa, đau khổ cũng ít hơn.
Người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh thích hợp với những ngành về y học, trị liệu, công tác xã hội, đây là mưu sinh bằng cách “tiêu tai giải khó” cho người khác, nhờ vậy cũng giảm bớt những khó khăn của bản thân.
Người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh ở hai cung Tý hoặc Ngọ, có Thái Dương vây chiếu, tam phương tương hội có Thiên đồng độc tọa ở cung Sự nghiệp, và “Thiên cơ Thái âm” ở cung Tài bạch. Thiên Lương ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu, vì vậy có thể thành cách “Dương Lương Xương Lộc”.
Người thành cách “Dương Lương Xương Lộc”, do Thiên Lương hóa Khoa sẽ làm mạnh thêm bản chất “Dương Lương Xương Lộc”. Cho nên có lợi về thi cử, có lợi về cạnh tranh. Dù không gặp Văn xương Văn khúc mà không thành Cách, thì vẫn có lợi về thi cử và cạnh tranh, nhưng mức độ thì không bằng người thành cách “Dương Lương Xương Lộc”.
Tinh hệ này cũng thuộc cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh vốn đã có bản chất phục vụ, một khi có địa vị xã hội cao tất nhiên sẽ rất quý danh dự, chỉ ngại nhất khi xử sự trong quan hệ giao tế, lại thường sử lý quá nguyên tắc một cách không cần thiết.
Thiên Lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối nhau với Thiên Cơ, tam phương tương hội với Thái Âm độc tọa ở cung Tài bạch, và Thái Dương độc tọa ở cung Sự nghiệp. Cung độ của thiên Lương ắt sẽ gặp Kình Dương.
Thiên Lương bị ảnh hưởng của Thiên Cơ ở đối cung, tâm trạng vốn không ổn định, sau khi hóa Khoa tâm trạng sẽ biến thành ổn định.
Do Thái Dương và Thái Âm cùng chiếu, có lúc sẽ khiến Thiên Lương biến thành hay do dự hoặc ở trong tình cảnh phải lưỡng lự.
Nhưng vì ảnh hưởng của Kình Dương, khi Thiên Lương hóa Khoa nhiều khi sẽ biến thành không câu nệ vào nguyên tắc, cho nên không tốt bằng Thiên Lương hóa Khoa ở hai cung Tý hoặc Ngọ.
Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên Lương hóa Khoa, tam phương hội Thiên cơ độc tọa ở cung Sự nghiệp, và Thái Âm độc tọa ở cung Tài bạch. Đây là cách thuần túy “Cơ Nguyệt Đồng Lương”. Ở cung Dần được hội Lộc tồn.
Do Thiên Lương đồng độ với Thiên Đồng, khiến cho Thiên Lương hóa Khoa tăng thêm phong cách cá nhân, hoặc có phong thái tiêu sái của bậc danh sỹ, cho nên rất thích hợp làm cố vấn, có địa vị mà không cần phải làm hay phụ trách công tác thực tế, hoặc thích hợp với những nghề nghiệp tự do có tính chuyên nghiệp.
Nếu gặp Văn Khúc hóa Kị cùng bay đến, có thể là văn sỹ giang hồ hay “hào môn thanh khách” (kẻ làm khách của nhà giầu thời xưa).
Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thiên Lương hóa Khoa, tam phương hội có Thái âm độc tọa ở cung Tài bạch, mượn “Thiên đồng Cự môn” để nhập cung Sự nghiệp. Kết cấu này “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh, không cần thành cách “Dương Lương Xương Lộc” đã có tính chất cạnh tranh, đồng thời do Thiên Lương sau khi hóa Khoa đã giảm bớt tính “cô độc và hình khắc”, vì vậy sức mạnh của Thái Dương càng được phát huy, giúp cho sự tăng thanh danh và biểu hiện bản thân.
Tinh hệ này thích hợp cho giới nghiên cứu học thuật, bởi vì bản thân “Thái dương Thiên lương” đã có sắc thái giữ nguyên tắc, mà nghiên cứu học thuật là xác lập nguyên tắc hoặc xác lập định nghĩa. Cho nên “Thái dương Thiên lương” không thiên về văn nghệ, dù gặp Văn Xương cũng chỉ nâng cao năng lực lý giải và khảo cứu.
Nếu có Văn Khúc hóa Kị đồng độ, thì nên nghiên cứu học thuật một cách khách quan, nếu không ắt sẽ nảy sinh nhiều tranh luận.
Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên Lương hóa Khoa (ở cung Tuất được hội Lộc tồn), tam phương tương hội “Thiên đồng Thái âm” ở cung Tài bạch, vay mượn “Thái dương Cự môn” nhập cung Sự nghiệp để hội hợp.
Do đồng độ với Thiên Cơ, với tính chất do dự và không ổn định, cho nên tinh hệ này trái ngược với tinh hệ “Thái dương Thiên lương” chủ về hướng ngoại mà không hướng nội. Vì vậy thích hợp với ngành nghề như quảng bá, quan hệ công cộng, ngoại vụ,.v.v… Hóa Khoa chủ về “danh khí”, giúp cho biểu hiện về công việc.
Nếu theo những ngành nghê như nội vụ, quản lý, thiết kế,.v.v … thì cần phải phát huy phong cách cá nhân một cách đầy đủ, thì mới có thành tựu.
Thiên Lương độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung với Thiên Đồng, tam phương hội “Thái dương Thái âm” ở cung Tài bạch, mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Sự nghiệp để hội hợp. Cung Mệnh ắt dẽ gặp Đà La.
Tinh hệ này có kết cấu phức tạp, cho nên sắc thái quảng bá và văn nghệ giảm nhiều, tính chất của Thiên lương nhuyễn hóa thành mạo hiểm. Hóa Khoa chỉ làm tăng danh vọng trong nội bộ, không nên dương danh ở bên ngoài, nếu không ắt sẽ mang lại tai nạn và nguy hiểm.
Nhưng do Thiên Lương hóa Khoa, nên cho dù có tai ách cũng dễ chịu đựng, còn có thể chuyển “nguy” thành “an”.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)
Chủ đề: Thiên Lương – can Kỷ hóa Khoa
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn