Hành: Thủy
Loại: Thiện Tinh
Đặc Tính: Nhân hậu, từ thiện, giải trừ được bệnh tật, tai nạn nhỏ.
Phụ tinh. Sao thứ 4 trong 12 sao thuộc vòng sao Thái Tuế theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.
Vị Trí Đắc Địa Của Thiếu Âm
- Sao Thiếu Âm đắc địa theo các vị trí đắc địa của Nhật, Nguyệt tức là: Từ Thân đến Tý. Chỉ khi nào đắc địa, sao này mới có ý nghĩa. Nếu ở hãm địa thì vô dụng.
- Đặc biệt Thiếu Dương đắc địa và đồng cung với Nhật, Thiếu Âm đắc địa và đồng cung với Nguyệt, ý nghĩa càng rực rỡ hơn, ví như mặt trời, mặt trăng đều có đôi, cùng tỏa ánh sáng song song.
- Nếu đắc địa mà không đồng cung với Nhật, Nguyệt, chỉ hội chiếu với Nhật, Nguyệt thì cũng sáng lạn, nhưng dĩ nhiên là không sáng sủa bằng vị trí đồng cung đắc địa.
Ý Nghĩa Của Thiếu Âm
Thiếu Âm là cát tinh, nên có ý nghĩa tốt nếu đắc địa.
- Thông minh.
- Vui vẻ, hòa nhã, nhu.
- Nhân hậu, từ thiện. Ý nghĩa nhân hậu này tương tự như ý nghĩa của 4 sao Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức. Do đó, nếu đi kèm với các sao này, ý nghĩa nhân đức càng thịnh hơn.
- Giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ. Giá trị cứu giải của Thiếu Âm tương đương với giá trị cứu giải của Tứ Đức. Đặc biệt là khi hội họp với Hóa Khoa, hoặc đồng cung, hoặc xung chiếu, Thiếu Âm và Thiếu Dương kết hợp thành bộ sao gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
- Thiếu Âm gặp sao tốt thì làm tốt thêm, gặp sao xấu thì vô dụng.
(Dẫn theo trang tuvitoantap.blogspot.com)
Chủ đề: Sao Thiếu Âm trong Tử Vi
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn