Quái Lý Của Phái Bát Trạch

Khám Phá Quái Lý Của Phái Bát Trạch Phong Thủy

Trong thuật Kham Dư Địa Lý của Trung Quốc, đối với sự kết hợp tốt xấu của nhà ở, lý luận của phái Bát Trạch có chỗ đứng rất quan trọng, các tác phẩm kinh điển của môn phái này như “Dương Trạch Tam Yếu” , “Bát Trạch Chu Thư” , “Bát Trạch Minh Kính” ( “Bát Trạch Minh Kính” được dịch giả Thái Kim Oanh dịch ở Việt Nam với cái tên là “Bát Trạch Minh Cảnh” ) do các tác giả thời xưa viết vẫn được lưu hành rộng rãi và đều được các nhà nghiên cứu hiện nay lấy nó làm căn cứ.

Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành. .

1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :

Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :

Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4

Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2

Ngũ Hành tiên thiên vốn là :

1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.

2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.

1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .

2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.

Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:

Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :

Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.

Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )

Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :

Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.

Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.

Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :

Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :

Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.

Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.

Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.

Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.

Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”

Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)


Quái Lý Của Phái Bát Trạch (cập nhật 15/05/2024)


Tìm kiếm thêm bài có từ khóa:
Tuyên bố trách nhiệm từ Kabala: 1. Không nên coi những tính toán và nội dung bên trên làm cơ sở duy nhất cho mỗi quyết định. Cuộc đời còn phức tạp hơn nhiều những luận đoán này.
2. Hôm nay là huyền học, ngày mai là vật lí học. Mỗi môn khoa học đều chứa một phần sự thật và đều chứa một phần không chính xác.
3. Một ngày có thể là may, có thể là rủi, kết quả sẽ khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy cho ta một bài học, cái may khiến ta lười biếng.
4. Sự lựa chọn mạnh hơn cả số phận. Sự lựa chọn chi phối số phận. Quên đi điều đó thật dễ dàng nên chúng ta thường tiếp tục bỏ qua. Đó chính là nguy hiểm và là nguy cơ tiềm ẩn trong các môn mệnh lí.
5. Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.
6. Kabala Huyền học sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC MIỄN PHÍ

Nhập thông tin của bạn để xem Thần số học miễn phí từ Kabala: Đường đời, sự nghiệp, sứ mệnh...

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)