Thái Âm không ngại Hóa Kị như Thái Dương. Vì lẽ Thái Âm chủ ẩn tàng cùng chất với Hóa Kị. Thái Âm gặp Hóa Kị không bị tình cảnh oán ghét như Thái Dương. Có thể mang một tâm trạng đau buồn nào đó, không do áp lực từ bên ngoài. Khi chỉ là chuyện nội tâm thì cũng dễ khắc phục.
Thái Âm đắc địa ở Dậu có Hóa Kị lại biến thành đám mây ngũ sắc. Nhưng Thái Âm ở Mão hãm không tốt. Nhất là bị Kình Đà hiệp Kị nguy hiểm.
Thái Âm Hóa Kị ở hãm cung đóng Tài bạch đầu tư thường thua thiệt do thiếu sáng suốt, tính toán không kỹ.
Riêng Thái Âm Hợi mà có Hóa Kị thì ban đầu dù khó khăn nhưng cuối cùng lại hết sức thuận lợi bởi những đột biến không ngờ. Thái Âm tại hợi là miếu địa, có lẽ năng lực tư duy, tích cóp đạt mức cao nhất, nên đạt được biến đổi như vậy.
Thái Âm Hóa Kị nếu thêm sát tinh thành ra một khuyết hãm trên tinh thần. Cho nên Thái Âm Hóa Kị không nên đóng cung Phúc Đức nhất là đối với nữ mạng. Hóa Kị Thái Âm tại Phúc đức, người con gái ý chí yếu đuối dễ bị đường mật dụ dỗ lường gạt mà một lần sa chân thành thiên cổ hận.
Thái Âm Hóa Kị nếu có họa thì thường do mình khởi lên, khác với Thái Dương Hóa Kị là bị ngoại cảnh người đời ganh ghét.
Thái Âm Hóa Kị ở thế hãm đóng lục thân cung mà lại là người sinh ban ngày thì hoàn toàn vô duyên với lục thân.
Các nhà Tử Vi Trung Quốc bảo: Thái Âm Hóa Kị đóng cung Thân (Mệnh thân) là mẹ hay cha mất sớm từ lúc còn nằm nôi, nếu có cả Linh Hỏa càng mau.
Thái Âm Hóa Kị đóng cung Nô bộc bị hại ngầm bởi bạn bè, người trên, người đồng liêu, thủ hạ.
Thái Âm Hóa Kị đóng tật ách hay mệnh ở hãm địa phải đề phòng đôi mắt.
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)
Chủ đề: HOÁ KỴ – THÁI ÂM
Biên tập / Tác giả: Hoc.Kabala.vn